Trưởng khoa Hàn Quốc học giải trình gì về việc 11 giảng viên đồng loạt nghỉ việc?

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Bà Nguyễn Thị Phương Mai, Trưởng khoa Hàn Quốc học, trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG TP. HCM từng giải trình về các phản ánh của nhóm giảng viên. Hầu hết nội dung giải trình của bà Mai đều nói rằng mình làm đúng.

Chấn chỉnh lề lối làm việc

Cụ thể, về phản ánh quy định “đi trễ 15 phút coi như vắng”, bà Mai cho rằng, những thông tin giảng viên đưa ra không đầy đủ, cụ thể phải là “đi họp trễ 15 phút mà không báo trước thì xem như vắng mặt”. Lý do là kỷ luật của khoa Hàn Quốc học hiện nay khá lỏng lẻo. 

“Tôi đảm nhiệm chức vụ Trưởng khoa từ năm 2018 và tình trạng đó vẫn diễn ra. Tôi đã e-mail nhắc nhở và nhắc nhở trong cuộc họp (có biên bản), có lẽ các thầy cô đã xem. Có một e-mail nhắc nhở về việc siết chặt kỷ luật, thậm chí tôi có gửi quy định về chế độ nghỉ ngơi, làm việc của giảng viên nhưng mọi người vẫn không tuân thủ”.

Vấn đề “lấy việc vắng họp làm tiêu chí đánh giá giảng viên không hoàn thành nhiệm vụ”, bà Mai cũng nói rõ, vấn đề này đã nêu trong cuộc họp và không ai có ý kiến phản đối. Trên thực tế, việc xét thi đua cuối năm, người không hoàn thành nhiệm cụ căn cứ trên nhiều tiêu chí, chứ không phải vì việc vắng họp.

Với phản ánh, Trưởng khoa nhiều lần sử dụng họp kín với từng cá nhân giảng viên đã có ý kiến trái chiều trong cuộc họp chung của khoa, bà Phương Mai công nhận có gọi giảng viên nhưng chuyện này không phải là “họp kín" vì mời ai lên họp, thời gian như thế nào đều có ghi trong lịch công tác khoa. “Tôi có mời tất cả là 3 nhóm... với lý do là tôi cũng muốn xác nhận thông tin ó sự việc cô Chủ tịch Công đoàn nói rằng đại diện cho các anh chị sẽ kiện tôi lên trường và ĐH Quốc gia hay không?”.

Theo trưởng khoa Hàn Quốc học, bà hoàn toàn không đe dọa mọi người nhưng sẽ tiếp thu việc này.

Sinh viên tăng

Riêng về phản ánh trưởng khoa tự mời giảng viên thỉnh giảng không được Hội đồng khoa học thông qua do chưa đạt trình độ yêu cầu hoặc chưa thông qua ban chủ nhiệm khoa, trưởng bộ môn…, bà Phương Mai cho rằng, đây là quy trình nội bộ của khoa và trên thực tế là khoa chưa bao giờ thực hiện nội dung này. Khi tôi kế thừa từ cô Hiền (Trưởng khoa cũ) thì tôi vẫn tiếp tục thực hiện như trước giờ. Một phần nữa là việc mời giảng của khoa tôi cực kì khó khăn, vì thù lao giảng dạy khá thấp”.

Trưởng khoa Hàn Quốc học giải trình gì về việc 11 giảng viên đồng loạt nghỉ việc? ảnh 1 Trưởng khoa giải trình gì về việc 11 giảng viên đồng loạt nghỉ việc?

Trưởng khoa Hàn Quốc học cũng cho biết, việc mời giảng khó khăn khi số lượng sinh viên đầu vào tăng khá nhiều. Giảng viên của khoa không chịu dạy vượt quá 270 tiết. Do đó, trong tình huống cấp bách, khoa mời các giảng viên nhưng không làm sai các quy định của nhà trường về lý lịch, tiêu chuẩn, hồ sơ phải gửi cho phòng đào tạo để ký hợp đồng.

“Việc này tôi và Phó Trưởng khoa phụ trách đào tạo đều nắm rõ, một số trường hợp do Trưởng bộ môn đề xuất. Về vấn đề này, tôi nhận thấy, hiện nay, quy trình của khoa đang khá phức tạp, rườm rà hơn cả quy trình của trường, do đó, khoa đang tiến hành chỉnh sửa lại. Cũng có thể tôi làm không đúng quy trình của khoa, cụ thể là không thông qua Hội đồng khoa học đào tạo khoa và Hiệu trưởng nhưng tôi không làm sai quy trình của trường”.

Đối với phản ánh “Trưởng khoa ấn định việc viết chương trình kiểm định chất lượng cao AUN cho nhóm 5 thành viên, trong đó 4 thành viên từng bị đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ. Trưởng nhóm nhiều lần có ý kiến và đưa ra đề xuất để đảm bảo chất lượng thì trưởng khoa không tiếp nhận mà vẫn đơn phương áp đặt nhóm 5 người phải viết toàn bộ chương trình”, bà Phương Mai lý giải, công tác đảm bảo chất lượng và kiểm định của khoa tuy đã khởi động nhưng không thể thực hiện được trong thời gian trước khi bà phụ trách khoa.

“Đến nhiệm kỳ của tôi, tôi đã cố gắng triển khai tiếp nhưng chưa thể có hiệu quả cụ thể ngay lập tức trong thời gian đầu - thời điểm vô cùng khó khăn khi kỷ luật khoa còn quá lỏng lẻo và ý thức một số giảng viên còn yếu kém. Tôi mới chỉ nhận nhiệm vụ trưởng khoa 2 năm tính đến thời điểm tăng tốc đẩy mạnh công tác đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên, công tác đảm bảo chất lượng của khoa vẫn được diễn ra, dù hiệu quả chưa tốt do đội ngũ chuyên trách và tập thể giảng viên còn thiếu kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn về đảm bảo chất lượng”, bà Mai lý giải.

Trong khi đó, về phản ánh trưởng khoa không công khai thu chi tài chính cho tập thể giảng viên theo quy định hiện hành, bà Mai nói, tất cả các nguồn tài trợ đều làm hồ sơ của trường, do đó không thể nào nói bà công khai được, vì bà không “dính" một đồng nào ở các khoản này.

“Ví dụ ngân hàng chỉ định công ty thầu và họ thanh toán trực tiếp cho công ty thầu đó. Khoa chỉ có việc là đưa ra nhu cầu cần sửa gì, cần cung cấp gì thì công ty thiết kế sẽ làm việc. Tất cả các khoản họ nói ở đây đều ký trực tiếp với trường, trường sẽ hạch toán với đối tác”.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Tuyển sinh năm 2025: Đảm bảo công bằng, minh bạch cho thí sinh

Tuyển sinh năm 2025: Đảm bảo công bằng, minh bạch cho thí sinh

SVVN - Thứ trưởng Bộ GD - ĐT Hoàng Minh Sơn vừa chủ trì tọa đàm góp ý Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học và cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non. Tọa đàm thu hút sự tham gia của nhiều chuyên gia giáo dục, lãnh đạo các trường đại học, cao đẳng và các sở GD - ĐT.
Nhìn lại các ngành học mới năm 2024: Cơ hội việc làm rộng mở, mức lương hấp dẫn

Nhìn lại các ngành học mới năm 2024: Cơ hội việc làm rộng mở, mức lương hấp dẫn

SVVN - Trong bối cảnh thị trường lao động toàn cầu thay đổi nhanh chóng, năm 2024 đánh dấu sự ra đời của nhiều ngành học mới tại các trường đại học Việt Nam. Những ngành này không chỉ đón đầu xu thế phát triển công nghệ và hội nhập quốc tế mà còn hứa hẹn mang lại mức lương cao và cơ hội nghề nghiệp rộng mở.
TS Phan Tấn Lực và hành trình truyền cảm hứng từ nghiên cứu khởi sự kinh doanh xã hội

TS Phan Tấn Lực và hành trình truyền cảm hứng từ nghiên cứu khởi sự kinh doanh xã hội

SVVN - Giải thưởng 'Khuê Văn Các' mới đây đã tôn vinh những nhà khoa học trẻ có những đóng góp xuất sắc cho sự phát triển của xã hội. Trong đó, TS Phan Tấn Lực gây ấn tượng với nghiên cứu về ý định khởi sự kinh doanh xã hội. Không chỉ là một công trình khoa học, nghiên cứu của anh còn là nguồn cảm hứng, khơi dậy khát vọng xây dựng một tương lai bền vững, nơi lợi ích xã hội và kinh tế luôn được kết nối chặt chẽ.
ThS Nguyễn Hữu Hoàng: Nghiên cứu chuyển đổi số giúp người cao tuổi Việt Nam thích ứng

ThS Nguyễn Hữu Hoàng: Nghiên cứu chuyển đổi số giúp người cao tuổi Việt Nam thích ứng

SVVN - ThS Nguyễn Hữu Hoàng - nghiên cứu sinh tại ĐH Xã hội Quốc gia Nga đã dành tâm huyết khám phá hành trình thích ứng xã hội của người cao tuổi Việt Nam trước làn sóng chuyển đổi số, đóng góp khung lý thuyết mới và đề xuất những giải pháp thực tiễn nhằm kết nối thế hệ và xây dựng một xã hội bao trùm hơn trong thời đại công nghệ.