Việt Nam có 11 trường lọt vào bảng xếp hạng đại học châu Á, năm 2022

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Trường ĐH Tôn Đức Thắng và ĐHQG Hà Nội tăng bậc trong xếp hạng do QS bình chọn. ĐHQG TP. HCM bị tụt hạng so với bảng xếp hạng năm 2021.

Ngày 2/11, tổ chức giáo dục Quacquarelli Symonds (QS, Anh) công bố xếp hạng đại học châu Á năm 2022. Theo đó, Việt Nam có 11 trường đại học được lọt vào trong danh sách này.

Trường ĐH Tôn Đức Thắng xếp hạng 142 với tổng điểm đánh giá 33,4. So với xếp hạng năm 2021, trường tăng 21 bậc, đồng thời là cơ sở giáo dục đại học có thứ hạng cao nhất trong số 11 trường của Việt Nam.

Tiếp đến là ĐHQG Hà Nội, xếp hạng lần này được đánh giá ở vị trí 147 với 32,9 điểm. So với năm ngoái, trường tăng 13 bậc, tổng điểm đánh giá cũng tăng. Tuy nhiên, xếp hạng cao nhất ĐHQG Hà Nội từng nhận được là vị trí thứ 124 toàn châu Á, năm 2019.

Việt Nam có 11 trường lọt vào bảng xếp hạng đại học châu Á, năm 2022 ảnh 1

ĐHQG TP. HCM đứng thứ 179 trong xếp hạng lần này. Năm ngoái, được đánh giá hạng 158, là cơ sở giáo dục đại học có vị trí cao nhất trong số 11 đại học Việt Nam lọt vào danh sách này.

Trường ĐH Duy Tân tăng hạng dù mới chỉ góp mặt trong xếp hạng đại học châu Á trong 3 năm gần đây, thứ hạng của trường tăng từ top 451-500, năm 2020 lên top 351-400, năm 2021. Đến xếp hạng năm 2022, trường ĐH Duy Tân xếp vị trí 210 với 24,8 điểm đánh giá.

Trong 7 trường đại học Việt Nam còn lại gồm ĐH Bách khoa Hà Nội (281-2900); ĐH Huế (401-450); ĐH Cần Thơ (501-550); ĐH Đà Nẵng (501-550); ĐH Sư phạm Hà Nội (551-600); ĐH Kinh tế TP. HCM (551-600); ĐH Công nghiệp TP. HCM (601-650).

Theo QS, ĐHQG Singapore xêp hạng 1 trong danh sách này (đây là năm thứ tư liên tiếp trường đạt được vị trí này). Trung Quốc là Quốc gia có nhiều đại diện lọt top nhất với 126 trường. Tiếp theo đó là Ấn Độ và Nhật Bản lần lượt xếp vị trí thứ hai và ba về số trường được xếp hạng.

ĐH Malaya (Malaysia) là đại diện duy nhất của Đông Nam Á lọt top 10. Kể từ khi góp mặt trong xếp hạng đại học châu Á vào năm 2013, thứ hạng của ĐH Malaya liên tục tăng và được QS đánh giá cao.

Xuất hiện từ năm 2009, xếp hạng đại học châu Á của QS sử dụng phương pháp đánh giá tương tự xếp hạng đại học thế giới. Tuy nhiên, một số yếu tố và trọng số được điều chỉnh để phù hợp với khu vực.

11 tiêu chí đánh giá được QS sử dụng cho xếp hạng đại học châu Á bao gồm: Danh tiếng học thuật (30%); danh tiếng với nhà tuyển dụng (20%); tỷ lệ giảng viên/sinh viên (10%); mạng lưới nghiên cứu quốc tế (10%); số lượng trích dẫn bài báo (10%); tỷ lệ trích dẫn bài báo/giảng viên (5%); số lượng giảng viên có bằng tiến sĩ (5%); tỷ lệ giảng viên quốc tế (2,5%); tỷ lệ sinh viên quốc tế (2,5%); tỷ lệ sinh viên trao đổi trong nước (2,5%); tỷ lệ sinh viên trao đổi nước ngoài (2,5%).

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Tuyển sinh năm 2025: Đảm bảo công bằng, minh bạch cho thí sinh

Tuyển sinh năm 2025: Đảm bảo công bằng, minh bạch cho thí sinh

SVVN - Thứ trưởng Bộ GD - ĐT Hoàng Minh Sơn vừa chủ trì tọa đàm góp ý Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học và cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non. Tọa đàm thu hút sự tham gia của nhiều chuyên gia giáo dục, lãnh đạo các trường đại học, cao đẳng và các sở GD - ĐT.
Nhìn lại các ngành học mới năm 2024: Cơ hội việc làm rộng mở, mức lương hấp dẫn

Nhìn lại các ngành học mới năm 2024: Cơ hội việc làm rộng mở, mức lương hấp dẫn

SVVN - Trong bối cảnh thị trường lao động toàn cầu thay đổi nhanh chóng, năm 2024 đánh dấu sự ra đời của nhiều ngành học mới tại các trường đại học Việt Nam. Những ngành này không chỉ đón đầu xu thế phát triển công nghệ và hội nhập quốc tế mà còn hứa hẹn mang lại mức lương cao và cơ hội nghề nghiệp rộng mở.
TS Phan Tấn Lực và hành trình truyền cảm hứng từ nghiên cứu khởi sự kinh doanh xã hội

TS Phan Tấn Lực và hành trình truyền cảm hứng từ nghiên cứu khởi sự kinh doanh xã hội

SVVN - Giải thưởng 'Khuê Văn Các' mới đây đã tôn vinh những nhà khoa học trẻ có những đóng góp xuất sắc cho sự phát triển của xã hội. Trong đó, TS Phan Tấn Lực gây ấn tượng với nghiên cứu về ý định khởi sự kinh doanh xã hội. Không chỉ là một công trình khoa học, nghiên cứu của anh còn là nguồn cảm hứng, khơi dậy khát vọng xây dựng một tương lai bền vững, nơi lợi ích xã hội và kinh tế luôn được kết nối chặt chẽ.
ThS Nguyễn Hữu Hoàng: Nghiên cứu chuyển đổi số giúp người cao tuổi Việt Nam thích ứng

ThS Nguyễn Hữu Hoàng: Nghiên cứu chuyển đổi số giúp người cao tuổi Việt Nam thích ứng

SVVN - ThS Nguyễn Hữu Hoàng - nghiên cứu sinh tại ĐH Xã hội Quốc gia Nga đã dành tâm huyết khám phá hành trình thích ứng xã hội của người cao tuổi Việt Nam trước làn sóng chuyển đổi số, đóng góp khung lý thuyết mới và đề xuất những giải pháp thực tiễn nhằm kết nối thế hệ và xây dựng một xã hội bao trùm hơn trong thời đại công nghệ.