Vượt qua bóng tối, chạm ước mơ: Câu chuyện về nữ sinh khiếm thị học song bằng Đại học

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Sống cùng căn bệnh bẩm sinh và chấp nhận nó như một điều thiếu may mắn trong cuộc đời mình, nữ sinh khiếm thị là minh chứng cho ý chí vươn lên và nỗ lực không ngừng nghỉ trước khó khăn.

Tiêu Phương Anh, sinh ra và lớn lên tại Hải Phòng, hiện là sinh viên ngành Văn hoá học và học bằng kép ngành Báo chí tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Sinh ra mang trong mình khiếm khuyết bẩm sinh, điều đó khiến hành trình của Phương Anh trở nên khác biệt so với bạn bè cùng trang lứa. Không chùn bước trước khó khăn, nữ sinh luôn cố gắng học tập, năng nổ trong các hoạt động ngoại khoá. Mới đây nhất, Phương Anh giành được giải Khuyến khích nghiên cứu khoa học sinh viên cấp Viện.

Vượt qua bóng tối, chạm ước mơ: Câu chuyện về nữ sinh khiếm thị học song bằng Đại học ảnh 1
Tiêu Phương Anh là sinh viên học song bằng Đại học ngành Văn hoá học và ngành Báo chí tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN.

Cuộc phỏng vấn sau đây sẽ giúp độc giả hiểu rõ hơn về câu chuyện của nữ sinh khiếm thị luôn nỗ lực theo đuổi đam mê của mình.

Đối thủ lớn nhất của mỗi người chính là bản thân họ. Chỉ khi chiến thắng bản thân, chúng ta mới có thể chiến thắng mọi khó khăn khác.

Theo chị, việc bản thân là một người khiếm thị có phải là rào cản lớn nhất trong quá trình học tập không? ​​

Đối thủ lớn nhất của mỗi người chính là bản thân họ. Chỉ khi chiến thắng bản thân, chúng ta mới có thể chiến thắng mọi khó khăn khác. Khiếm thị chỉ là khiếm khuyết của bản thân, chứ không phải là rào cản trên con đường học tập của mình. Để thuyết phục được bố mẹ cho mình đi học cũng là cả một vấn đề, mình đã phải dành khá nhiều thời gian ngồi xuống tâm sự cùng bố mẹ. Trong suốt khoảng thời gian học cấp 2, cấp 3, mình đều học tại các ngôi trường phổ thông mà ở đó các thầy cô chưa từng dạy qua học sinh khiếm thị. Để hỗ trợ mình trong quá trình học, bà mình khi đó có mua lại các bộ sách giáo khoa cũ về đọc cho mình viết bài. Hầu hết thời gian mình đều phải tự tìm tài liệu, sách vở, xem những video về các bạn học sinh có hoàn cảnh giống mình làm động lực phấn đấu.

Hành trình theo đuổi đam mê học tập của chị có nhận được sự ủng hộ từ gia đình, người thân không?

Thật ra, hành trình theo đuổi đam mê của mình lúc nào cũng có mẹ, bà và cô sát cánh ở bên, tuy nhiên bố mình lại không mấy ủng hộ việc mình theo đuổi con đường học tập. Bố luôn nghĩ rằng con gái sẽ không thể kiếm được việc làm, sẽ không nơi nào nhận người có khiếm khuyết như mình. Nhưng thực sự mình không nghĩ như vậy, quan trọng là trong quá trình học tập mình đã có sự cố gắng và nỗ lực như thế nào bởi xã hội bây giờ ngày càng bình đẳng, cái nhìn của mọi người về người khiếm thị cũng cởi mở hơn trước rất nhiều. Đến thời điểm hiện tại, khi mình quyết định học thêm một bằng Đại học nữa, mình luôn tự nhủ bản thân phải cố gắng học tập thật tốt và tìm được một công việc ổn định để chứng minh sự nỗ lực của mình.

Vượt qua bóng tối, chạm ước mơ: Câu chuyện về nữ sinh khiếm thị học song bằng Đại học ảnh 2
Ảnh: NVCC

Có những phương pháp hay công cụ nào hỗ trợ chị trong quá trình học tập không?

Đến khi lên Đại học mình mới được tiếp xúc với những công cụ hỗ trợ người khiếm thị như trình đọc màn hình, chỉ cần dùng con trỏ hoặc nút lên xuống khi di chuyển đến đâu sẽ tự phát ra âm thanh đến đó. Trước đấy mình hoàn toàn sử dụng bảng chữ nổi trong quá trình học.

Vượt qua bóng tối, chạm ước mơ: Câu chuyện về nữ sinh khiếm thị học song bằng Đại học ảnh 3
Chiếc máy tính với trình đọc màn hình là trợ thủ đắc lực của nữ sinh trong quá trình học tập.

Nếu như lúc nào cũng mặc định mình là một người khiếm thị thì tầm nhìn của mình sẽ bị đóng khung cùng với suy nghĩ ấy.

Ở một môi trường năng động như Đại học, việc tiếp cận tài liệu, tham gia thảo luận trên lớp cũng như việc hòa nhập với bạn bè có trở nên khó khăn hơn đối với một sinh viên khiếm thị hay không?

Đại đa số sinh viên khiếm thị sẽ gặp ít nhiều khó khăn trong quá trình học tập, nhưng đối với bản thân mình thì lại không gặp khó khăn gì. Việc tìm kiếm tài liệu, thảo luận với bạn bè mình đều có thể hoàn thành tốt. Có chăng là khi sử dụng các phần mềm học trực tuyến của Đại học Quốc gia mình sẽ phải dành nhiều thời gian hơn để nghiên cứu, mày mò bởi thiết kế của phần mềm đó khá khó sử dụng đối với sinh viên khiếm thị. Mình luôn coi bản thân mình giống như mọi người xung quanh, nếu như lúc nào cũng mặc định mình là một người khiếm thị thì tầm nhìn của mình sẽ bị đóng khung cùng với suy nghĩ ấy.

Chương trình học song bằng đòi hỏi sinh viên phải đầu tư nhiều thời gian, công sức và nguồn lực tài chính. Làm thế nào để chị có thể cân bằng giữa việc học hai chuyên ngành khác nhau và đảm bảo chất lượng học tập cho cả hai chương trình?

Nhà trường luôn có nhiều chính sách miễn giảm học phí, học bổng trợ cấp cho sinh viên khuyết tật mỗi kỳ. Khi lựa chọn học bằng kép, có những học kỳ mình phải học tới 30 - 31 tín chỉ. Dù áp lực nhưng mình luôn tự nhủ rằng đã “đâm lao phải theo lao", đây là đam mê của mình, mình phải nỗ lực để đạt kết quả tốt nhất có thể. Phương pháp học tập của mình thì không có gì nhiều, chủ yếu là mình học hiểu, khi học thuộc các khái niệm thì mình sẽ học theo từ khoá. Ngoài ra trong quá trình học, mình luôn chú ý nghe thầy cô giảng bài và về nhà đọc thêm tài liệu, sách vở.

Vượt qua bóng tối, chạm ước mơ: Câu chuyện về nữ sinh khiếm thị học song bằng Đại học ảnh 4
Nữ sinh nhận chứng chỉ Khóa đào tạo Nghiệp vụ Báo chí Truyền thông năm 2022 (Ảnh: NVCC)

Báo chí là một ngành nghề vất vả và đòi hỏi nhiều kỹ năng trong quá trình làm việc, nhất là tác nghiệp ngoài hiện trường. Chị nghĩ rằng bản thân có thể đảm nhiệm được công việc ở lĩnh vực này không?

Mình nhận thấy rằng bản thân có làm tốt công việc hay không phụ thuộc phần lớn vào việc lựa chọn vị trí, lĩnh vực, chuyên ban phù hợp với bản thân. Chắc chắn rằng ở lĩnh vực nào thì người phóng viên cũng phải cần tới kỹ năng tác nghiệp nhưng mỗi lĩnh vực sẽ có những đặc thù riêng và phương thức tác nghiệp khác nhau. Quan trọng là mình cảm thấy năng lực của mình phù hợp với chuyên ban nào nhất và đầu tư thời gian rèn luyện kiến thức ở lĩnh vực đó.

Chị có lời khuyên nào dành cho những bạn trẻ cũng có đam mê trở thành một nhà báo nhưng còn tự ti, ngại ngùng do bản thân là người khuyết tật hay không?

Đã từng không ít người nói với mình rằng không nhìn thấy thì mình sẽ không thể học ngành này được đâu. Điều quan trọng nhất là mỗi người đều cần phải có ước mơ và dám theo đuổi ước mơ đó. Khi mình đã quyết tâm theo đuổi đam mê đó rồi thì lúc ấy sẽ phải tự đốc thúc bản thân, cố gắng học tập, không nên để lời nói ác ý của những người xung quanh ảnh hưởng tới mình quá nhiều. Đồng thời, nên tạo cho mình những môi trường giao tiếp ôn hoà để khiến mình cởi mở với mọi người xung quanh nhiều hơn, tự tin hơn.

Cảm ơn chị!

MỚI - NÓNG
'Liên hoan phim Quốc tế Hà Nội 2024' khai mạc đầy sáng tạo đột phá nhưng vẫn mang đậm bản sắc dân tộc
'Liên hoan phim Quốc tế Hà Nội 2024' khai mạc đầy sáng tạo đột phá nhưng vẫn mang đậm bản sắc dân tộc
SVVN - Với nhiều điểm nhấn nổi bật, lễ khai mạc 'Liên hoan phim Quốc tế Hà Nội' lần thứ VII (HANIFF VII) đã mang lại nhiều trải nghiệm thú vị cho khán giả với sự giao thoa ấn tượng giữa di sản và hơi thở hiện đại, góp phần quảng bá vẻ đẹp văn hóa lẫn con người Hà Nội đến giới làm phim và du khách quốc tế.

Có thể bạn quan tâm

Nữ sinh Sư phạm nhiệt huyết phát triển phong trào Sinh viên 5 tốt

Nữ sinh Sư phạm nhiệt huyết phát triển phong trào Sinh viên 5 tốt

SVVN - Đinh Triệu Yến Vi (sinh năm 2004) hiện là sinh viên năm 3 chuyên ngành Sư phạm Tiếng Anh, khoa Ngoại ngữ, Trường Đại học Tây Nguyên. Là Phó Chủ nhiệm CLB Sinh viên 5 tốt và Ủy viên BCH Liên Chi hội Sinh viên khoa, Yến Vi nổi bật với thành tích Sinh viên Giỏi nhiều năm liền cùng danh hiệu Sinh viên 5 tốt cấp tỉnh. Cô đã nhận nhiều bằng khen nhờ những đóng góp tích cực trong phong trào sinh viên và công tác Đoàn.
Nữ sinh Văn Hiến đề cao giá trị sống với lòng biết ơn và học cách cảm thông

Nữ sinh Văn Hiến đề cao giá trị sống với lòng biết ơn và học cách cảm thông

SVVN - Hướng đến sống với lòng biết ơn và học cách cảm thông, Trúc Vy đã có cho mình những bài học trên thành trình trưởng thành của bản thân. Nhờ trải qua những bài học ấy, Trúc Vy đã có những bước tiến lớn trong cuộc đời và có những bước chân đầu tiên trong một lĩnh vực mới, học hỏi được rất nhiều từ những trải nghiệm trong thời gian là sinh viên.
Đồ án của nữ sinh Kiến trúc được vinh danh tại 'đấu trường' quốc tế

Đồ án của nữ sinh Kiến trúc được vinh danh tại 'đấu trường' quốc tế

SVVN - Mới đây, đồ án tốt nghiệp kiến trúc sư "Tiếp biến kiến trúc và cảnh quan đô thị Cầu Long Biên" của Đào Phương Linh (Sinh viên có đồ án tốt nghiệp xuất sắc, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội niên khóa 2018-2023) tự hào được vinh danh tại Giải thưởng Kiến trúc Quốc tế Architecture Master Prize 2024 (AMP 2024).
Nữ Đảng viên Học viện Tài chính là Sinh viên 5 tốt, chinh phục loạt học bổng xuất sắc

Nữ Đảng viên Học viện Tài chính là Sinh viên 5 tốt, chinh phục loạt học bổng xuất sắc

SVVN - Lê Vũ Ngọc Huệ (sinh năm 2003) là sinh viên năm cuối chuyên ngành Kiểm toán của Học viện Tài chính. Với vai trò Bí thư chi đoàn và Phó trưởng Ban Văn phòng Đoàn Thanh niên, nữ sinh luôn nổi bật trong học tập và hoạt động ngoại khóa. Nữ Đảng viên trẻ vinh dự đạt danh hiệu Sinh viên 5 tốt và sinh viên tiêu biểu chương trình Chất lượng cao hai năm liên tiếp. Không chỉ vậy, cô còn giành nhiều học bổng danh giá, khẳng định mình là một trong những sinh viên xuất sắc của Học viện.
Thúy Hiền – Cô gái Quảng Nam trở thành thủ khoa Báo chí tại Thủ đô Hà Nội

Thúy Hiền – Cô gái Quảng Nam trở thành thủ khoa Báo chí tại Thủ đô Hà Nội

SVVN - Giữa lòng Hà Nội, Nguyễn Thị Thúy Hiền (sinh năm 2002, xã Tam Thái, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam) đã vượt qua nhiều thử thách để trở thành thủ khoa ngành Báo chí tại Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, ĐHQG Hà Nội. Ghi dấu ấn tại Văn Miếu cùng 100 thủ khoa xuất sắc, cô gái xứ Quảng ấn tượng với điểm số 3,82 và tốt nghiệp sớm 1 học kỳ. Hành trình của Thúy Hiền là minh chứng cho sự nỗ lực không ngừng và khát vọng chiếm lĩnh tri thức.
Từ chàng trai nhút nhát tới chinh phục mọi sân khấu Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Từ chàng trai nhút nhát tới chinh phục mọi sân khấu Học viện Báo chí và Tuyên truyền

SVVN - Nguyễn Ngọc Anh (sinh năm 2004), đến từ Hà Nam, đang là sinh viên năm ba ngành Quan hệ công chúng, Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Với niềm đam mê sân khấu cháy bỏng, sẵn sàng vượt qua mọi sự tự ti, Ngọc Anh khẳng định sự nỗ lực rèn luyện và kỷ luật bản thân sẽ là chìa khoá để mở ra cánh cửa thành công.
Hành trình khởi nghiệp của nữ tân khoa Đại học VinUni: Tiên phong tạo ra giá trị thực

Hành trình khởi nghiệp của nữ tân khoa Đại học VinUni: Tiên phong tạo ra giá trị thực

SVVN - Nguyễn Thị Vân Anh (sinh năm 2002) là cử nhân Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học VinUni. Ngay khi còn là sinh viên năm ba, Vân Anh đã quyết định lựa chọn con đường khởi nghiệp với ý tưởng về dự án liên quan tới giáo dục và y tế. Cầm trên tay tấm bằng cử nhân về kinh doanh với loạt thành tích học tập xuất sắc là nền tảng vững chắc để Vân Anh tự tin hơn trên hành trình xây dựng tương lai lâu dài tại Pivie - hướng đi khởi nghiệp mà cô đang theo đuổi.
Nguyễn Bảo Vân và hành trình sẵn sàng bước ra khỏi vùng an toàn để theo đuổi đam mê của chính mình

Nguyễn Bảo Vân và hành trình sẵn sàng bước ra khỏi vùng an toàn để theo đuổi đam mê của chính mình

SVVN - Nguyễn Bảo Vân sinh năm 2004 đang là sinh viên năm ba chuyên ngành Truyền thông đại chúng tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Từng bị gia đình phản đối về việc bất ngờ “rẽ hướng" sau 7 năm theo học Nhạc viện, nữ sinh vẫn kiên định trên hành trình chinh phục ước mơ và đạt được những thành tích xuất sắc.