Chàng sinh viên khiếm thị tích cực tham gia hoạt động thiện nguyện được Bộ trưởng Bộ Công an tặng đàn guitar

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Trần Văn Dũng, sinh ra và lớn lên tại làng quê Quan họ Tiên Du - Bắc Ninh, là một sinh viên khiếm thị đang học năm nhất ngành Quan hệ Công chúng tại Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Trải qua nhiều thăng trầm của một người mang khiếm khuyết, Dũng cảm nhận cuộc sống có nhiều giá trị đáng quý và quan trọng, hơn hết là học cách yêu lấy chính mình.

Năm 2023, Dũng được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành của Hội người mù Huyện Tiên Du, lúc này Dũng vừa đi học vừa làm công tác hội. Hiện tại Dũng cũng có một kênh TikTok anhcoc2ktvd riêng để chia sẻ về cuộc sống của bản thân và các hoạt động xã hội khác. Dũng cho biết từ khi trở thành một Ủy viên Ban Chấp hành của Hội người mù huyện Tiên Du, cậu đã học được cách lãnh đạo, tư duy phản biện trong cuộc sống.

Qua lời kể của cha mẹ, Dũng cũng được biết câu chuyện của bản thân từ nhỏ đã phải vượt qua với nhiều nỗ lực như thế nào.

Chàng sinh viên khiếm thị tích cực tham gia hoạt động thiện nguyện được Bộ trưởng Bộ Công an tặng đàn guitar ảnh 1
Trần Văn Dũng - sinh viên khiếm thị đang học năm nhất ngành Quan hệ Công chúng tại Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

"Năm 2000, khi mới sinh ra mình đã bị khiếm thị bẩm sinh và không thể nhìn thấy gì. Mình được đem lên bệnh viện tỉnh Bắc Ninh để khám, rồi sau đó được chuyển lên bệnh viện mắt Trung ương Hà Nội. Thời điểm đó có những lúc tưởng như không chữa được nữa. Thế nhưng nhờ bà ngoại của mình, mình đã được bác sĩ Giám đốc bệnh viện mắt Trung ương năm đó mổ, may mắn mắt bên phải đã có thể nhìn được. Tuy không nhìn được rõ chữ nhưng vẫn có thể nhìn gần và nhìn được đồ vật xung quanh.

Đến năm 2006, bố mẹ cũng cho mình đi học lớp 1 tại trường tiểu học gần nhà. Nhưng do mình không nhìn được chữ trên bảng, nên lại bị cho về. Lúc này, mình cũng đã có cảm xúc, cũng biết buồn, biết tủi. Nhưng may mắn thay mình có anh chị em bên cạnh đồng hành và chia sẻ, cùng nhau trải qua những tháng năm tuổi thơ đẹp đẽ, được anh chị em dắt đi chơi, đi thả diều và đi trẩy trứng cá. Nhưng đến khi mọi người đi học hết chỉ còn mỗi mình lủi thủi một mình, mình lại cảm thấy buồn vì bản thân khiếm khuyết.

Đến năm 2009, đây là một năm thay đổi rất lớn đối với cuộc sống của mình và cũng là năm khó khăn đến với mình. Thời điểm này, mình làm ở trong công ty nhà máy nhựa, mình đã nhờ giám đốc công ty nhà máy xin cho mình vào học tại trường Nguyễn Đình Chiểu – Hà Nội. Bản thân mình khi đi học lúc này chưa thể giặt quần áo và chưa thể tự phục vụ 100% cho bản thân mình. Thế nên, lúc này, mình ở ngoại trú, sáng đi học, tối về công ty nhà máy nhựa ngủ. Các cô chú ở trong đây cũng rất nhiệt tình giúp đỡ mình từ việc dạy mình gấp quần áo, giặt quần áo, dạy mình từ những cái nhỏ nhất. Sau một thời gian, bản thân mình đã có thể tự phục vụ cho bản thân nên đã được chuyển vào ở nội trú tại trường.

Mới đầu, mình cũng nghĩ khi mình vào học tại trường, ở nội trú tại trường thì những người cùng cảnh ngộ như mình, họ sẽ hiểu hơn và thông cảm hơn cho nhau, sẽ không có những chuyện bắt nạt, ma cũ bắt nạt ma mới như ở ngoài. Nhưng không, mình đã nhầm. Có một lần mình đã bị đổ oan là ăn trộm túi xà phòng của một bạn trong phòng. Nhưng thực ra, bản thân mình cũng không có bằng chứng nên không thể làm gì được, đành ngậm ngùi. Sau đó, một anh lớn đã gọi mình lên sân thượng của trường và tát mình rất đau, còn lấy thắt lưng da để quật mình nữa. Lúc đó, mình khóc rất nhiều, bản thân mình đã rất buồn. Đây cũng là những trải nghiệm khó quên khi mình mới chân ướt chân ráo lên Hà Nội để học. Nhưng sau rồi mình cũng quên đi, nhưng chỉ là quên đi tạm thời, đến khi nhắc lại, mình vẫn nhớ ra, bởi vì nó chính là một vết sẹo của bản thân, vết thương khi hết đi rồi, nó sẽ trở thành vết sẹo. Không thể nào hết hẳn được.

Chàng sinh viên khiếm thị tích cực tham gia hoạt động thiện nguyện được Bộ trưởng Bộ Công an tặng đàn guitar ảnh 2

Ảnh chụp tại trụ sở hội người mù huyện Tiên Du.

Mọi thứ trôi qua rất bình lặng cho đến năm 2012, năm đó mình đã lên lớp 2. Thời điểm này, trường mình học buổi tối luôn có các anh chị từ trường Đại học Kinh tế Quốc dân và Đại học Bách Khoa đến để hỗ trợ các bạn học sinh khiếm thị. Nhưng có một lần, khi đi học tối về phòng, thì thấy mọi người nói có người đã vẽ màu lên tường. Lúc đó phòng mình chỉ có mỗi mình có hộp màu, nên mình đã bị mọi người trong phòng hiểu nhầm là dùng bút màu để vẽ lên tường. Thời điểm ấy mình vẫn còn bé nên không thể nghĩ được nhiều, cộng với việc số đông mọi người đều cho là mình làm, nên không có chứng cứ và không thể làm gì được. Câu chuyện đó mình cũng kể với bố mẹ và lúc đó bố mẹ đã phải lên để sơn lại tường. Bản thân mình lúc ấy chỉ có một mình, không có ai đồng hành bên cạnh để cùng sẻ chia và thấu hiểu. Mình suy nghĩ rất nhiều rồi mình cũng đem chuyện này kể với cô Bành Thủy, cô lúc này là chăm sóc viên khu nội trú. Mình rất may mắn được sự thông cảm và hiểu thấu từ cô. Cô cũng động viên mình rằng nếu việc con không làm, con không việc gì phải sợ.

Đến năm 2015, lúc đó đã diễn ra cuộc thi SEAMEO-Nhật Bản 85D tại trường và mình không ngờ bản thân đã giành được giải Nhì trong cuộc thi này. Đến năm 2016, mình mới biết đến hội người mù huyện Tiên Du - Bắc Ninh để tham gia. Một ngày, khi mình về nhà sau học, một người bạn cùng phòng nói với mình về việc trao học bổng cho học sinh và sinh viên khiếm thị tại hội người mù tỉnh Bắc Ninh. Lúc đó, mình thực sự ngỡ ngàng vì không biết rằng ở quê mình cũng có tổ chức hội người khiếm thị. Sau đó, mình trở thành thành viên của hội người mù huyện Tiên Du và tham gia các hoạt động như "Trung Thu Cho Em" và trao học bổng. Nhờ nỗ lực và đóng góp của mình, mình được trở thành ủy viên ban chấp hành của hội người mù huyện Tiên Du.

Năm 2016 và 2017 là hai năm đầy kỷ niệm và không thể quên được. Khi trường thông báo qua loa về việc đăng ký học guitar, mình cũng quyết định tham gia và nhận được sự khích lệ từ thầy cô. Rất may mắn khi mình được thầy Trần Anh Tuấn, một đại úy Công an Phòng cháy chữa cháy, dạy tận tâm. Nhờ có thầy chỉ bảo cùng sự nỗ lực của bản thân, mình đã vượt qua mọi thử thách và trở thành một người chơi guitar tự tin. Từ đó, cây đàn guitar chính là người bạn đồng hành với mình đến hiện tại. Bản thân mình cũng may mắn khi được ông Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an, tặng một cây đàn guitar. Trong một lớp học, có 12 người được ông tặng đàn trực tiếp tại văn phòng Bộ Công an.

Chàng sinh viên khiếm thị tích cực tham gia hoạt động thiện nguyện được Bộ trưởng Bộ Công an tặng đàn guitar ảnh 3

Ảnh chụp cùng thầy Trần Anh Tuấn.

Năm 2018 cũng là năm mình tròn 18 tuổi. Lúc này, mình có ý định kiếm việc làm thêm để đỡ được bố mẹ phần nào, và cũng là để mình học hỏi kinh nghiệm. Mình đã lên Facebook và tìm được công việc telesale.

Cho đến một ngày vào tháng 10 năm 2020, câu lạc bộ hội viên trẻ hội người mù huyện Tiên Du có tổ chức giao lưu với câu lạc bộ Tuổi Trẻ Tiên Du. Lúc đó, mình cũng không muốn tham gia nhưng được mọi người khuyên bảo nên mình đã tham gia và cơ duyên đưa mình đến với các hoạt động tình nguyện. Đó chính là nơi này, câu lạc bộ Tuổi Trẻ Tiên Du, và mình đã xin ứng tuyển làm thành viên của câu lạc bộ, trở thành thành viên ban văn nghệ.

Có thời điểm mình hữu duyên khi biết và tham gia khóa tu là tại chùa Linh Quang - Nam Định. Sau khi đi khóa tu về, mình đã nghĩ rất khác và đã hướng ngoại hơn, trưởng thành hơn. Mình đã tích cực tham gia các hoạt động tình nguyện từ năm đầu tiên của cấp 3. Mình đã thay đổi hoàn toàn, không phải là một người yếu đuối dễ gục ngã.

Chàng sinh viên khiếm thị tích cực tham gia hoạt động thiện nguyện được Bộ trưởng Bộ Công an tặng đàn guitar ảnh 4

Ảnh chụp tham gia khóa tu.

Đến cuối năm 2022, mình đã tham gia chiến dịch tình nguyện "Hà Nội ấm", trong đó có rất nhiều hoạt động như dự ca gây quỹ, đêm nhạc từ thiện, "giọt hồng chào em", và "sưởi ấm Điện Biên 2022 - Xuân tình nguyện 2023". Điều này cũng là một hoạt động lớn trong chiến dịch. Khi mình tham gia chiến dịch tình nguyện "Hà Nội ấm" và nhất là đi lên Điện Biên, nhìn thấy các em nhỏ trên đó còn không có cái mặc, cái ăn, còn thiếu thốn, từ đó, mình nghĩ rằng bản thân mình khó khăn như thế này vẫn chưa là gì so với các em nhỏ ở trên Điện Biên hay ở trên vùng cao.

Chàng sinh viên khiếm thị tích cực tham gia hoạt động thiện nguyện được Bộ trưởng Bộ Công an tặng đàn guitar ảnh 5

Ảnh chụp khi nhận giấy khen của xã Mường Đun.

Đến tháng 5 năm 2023, mình được sư Giác Minh Luật tặng cho quyển sách Vẻ đẹp của sự cô đơn. Khi mình đọc xong cuốn sách này, mình thấy vẻ đẹp của sự cô đơn là khi chúng ta vấp ngã và không có ai bên cạnh, nhưng bản thân chúng ta đứng dậy được và bước tiếp để đạt được mục tiêu của bản thân.

Từ những câu chuyện của bản thân mình nhận ra rằng là một người trẻ chúng ta cần phải: Học hỏi và phát triển bản thân; Luôn nỗ lực học hỏi, rèn luyện kỹ năng và phát triển tiềm năng của bản thân. Ai cũng là người xứng đáng để chúng ta học hỏi, từ những trẻ nhỏ, cô lao công. Tìm kiếm và duy trì mục tiêu; Đặt ra mục tiêu rõ ràng và làm việc chăm chỉ để đạt được những gì có ích cho bản thân và cộng đồng; Tham gia vào hoạt động tình nguyện và xã hội: Đóng góp vào cộng đồng và giúp đỡ người khác, từ đó xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn. Hiện tại, bản thân mình cũng đang tham gia câu lạc bộ Hoa Đá của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, nhóm từ thiện Mái Nhà Chung tại quê nhà, câu lạc bộ Gia đình Sen Việt tại chùa Kim Ngưu, và cũng đã từng làm hỗ trợ Leader Xanh Việt Nam tại Điểm Cầu Tiên Du.

Từ những câu chuyện bản thân đã trải qua mình tự rút ra một câu nói rằng: “Những đứa trẻ đang học về thế giới, học yêu người và yêu chính bản thân. Mình tin rằng việc yêu quý và tôn trọng người khác cũng là cách chúng ta yêu quý và tôn trọng chính bản thân mình. Tương tự, khi coi thường người khác, chúng ta cũng đang coi thường chính bản thân mình. Đồng thời, việc giúp đỡ những người khó khăn hơn, kém may mắn hơn mình cũng là cách giúp bản thân mình ngày một tốt lên." Thông qua việc tương tác và giúp đỡ người khác, chúng ta có cơ hội học hỏi và mở rộng tầm nhìn về thế giới, từ đó trở nên tự tin và linh hoạt hơn trong giao tiếp và giải quyết vấn đề.

Hiện nay vẫn còn nhiều câu lạc bộ tình nguyện hoạt động xã hội chưa chấp nhận cho những sinh viên khuyết tật tham gia. Mình cũng hi vọng rằng sau câu chuyện của mình sẽ lan tỏa được đến các câu lạc bộ. Mong rằng những bạn sinh viên khuyết tật cũng sẽ được bình đẳng, được tham gia các câu lạc bộ, được hòa nhập và trải nghiệm".

Một số kết quả Trần Văn Dũng đã đạt được:

- Năm 2015: Đạt Giải Nhì trong Giải thưởng SEAMEO-Nhật Bản 85D.

- Năm 2023: Giải 3 trong cuộc thi ảnh khoảnh khắc phật sự.

- Nhận giấy khen từ Ủy ban Nhân dân xã Mường Đun - huyện Tủa Chùa - tỉnh Điện Biên, có đóng góp tích cực trong chương trình "Sưởi Ấm Điện Biên 2022 - Xuân Tình Nguyện 2023".

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Sinh viên USTH giành giải Nhất tại Student Forum 2024

Sinh viên USTH giành giải Nhất tại Student Forum 2024

SVVN - Trần Anh Phi, sinh viên năm 3 ngành Kỹ thuật Điện và Năng lượng Tái tạo của Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH), đã xuất sắc giành giải Nhất tại Diễn đàn Sinh viên Nghiên cứu Khoa học Student Forum 2024. Với dự án nghiên cứu “Ứng dụng phát hiện cử chỉ tay và dịch ngôn ngữ ký hiệu ASL: Tích hợp xử lý hình ảnh và cảm biến”, Anh Phi đã chinh phục Hội đồng Giám khảo bằng ý nghĩa thực tiễn và tiềm năng ứng dụng cao của công trình này.
Thủ khoa Đại học Sư phạm và hành trình 'đi để trải nghiệm nhiều hơn'

Thủ khoa Đại học Sư phạm và hành trình 'đi để trải nghiệm nhiều hơn'

SVVN - Phạm Ngọc Ánh (sinh năm 2000) là thủ khoa kép ngành Sinh học của Đại học Sư phạm Hà Nội. Sau hành trình đại học đầy tự hào với bảng thành tích đáng ngưỡng mộ, cô bạn tiếp tục theo đuổi con đường học thuật, xuất sắc tốt nghiệp hạng nhất chương trình Thạc sĩ Quang tử sinh học phân tử và nano - Trường Đại học ENS Paris-Saclay. Hiện tại, Ngọc Ánh đang là Nghiên cứu sinh tại Pháp với học bổng France Excellence của Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam.
Hoa khôi Ngoại thương giành học bổng AmCham 2024 với nhiều đóng góp trong dự án xã hội

Hoa khôi Ngoại thương giành học bổng AmCham 2024 với nhiều đóng góp trong dự án xã hội

SVVN - H’ Uyên Niê (sinh năm 2003) hiện là sinh viên năm 4, ngành Quản trị kinh doanh quốc tế, Trường Đại học Ngoại thương cơ sở 2 (FTU2). Với GPA ấn tượng 3.5/4 và là một trong 60 sinh viên nhận học bổng AmCham 2024 danh giá, H’ Uyên còn tỏa sáng trong hoạt động ngoại khóa với vai trò Quản lý dự án xã hội tại AIESEC Việt Nam. Đặc biệt, cô còn ghi dấu ấn khi đạt danh hiệu Hoa khôi Duyên dáng Ngoại thương - FTUCharm 2023.
Hành trình trưởng thành từ ‘trường học’ đến ‘trường đời’ của nam sinh trường Đại Nam

Hành trình trưởng thành từ ‘trường học’ đến ‘trường đời’ của nam sinh trường Đại Nam

SVVN - Đinh Mạnh Cường (sinh năm 2005) hiện là viên năm thứ 2 ngành Quản trị Dịch vụ và Lữ hành tại Trường Đại học Đại Nam. Dù phải đối mặt với không ít khó khăn trong những ngày đầu sinh viên, Mạnh Cường đã vượt qua thử thách và quyết tâm phát triển bản thân thông qua các hoạt động ngoại khóa, học hỏi từ thực tế nghề nghiệp bằng sự năng động và kiên trì.
Nữ sinh Quảng Nam tốt nghiệp thủ khoa bật mí động lực theo đuổi ngành Tâm lý học

Nữ sinh Quảng Nam tốt nghiệp thủ khoa bật mí động lực theo đuổi ngành Tâm lý học

SVVN - Với điểm GPA 3.83/4.0, Nguyễn Mai Cẩm Nhung (sinh năm 2002) đã tốt nghiệp loại Xuất sắc, đồng thời là thủ khoa đầu ra ngành Tâm lý học của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội. Vượt qua những định kiến về ngành học, Cẩm Nhung luôn kiên trì theo đuổi đam mê và trở thành Chuyên viên Tâm lý học đường - một công việc đúng với chuyên môn của mình.
Nguyễn Ánh Quyên: Hành trình kiến tạo giá trị xã hội từ những điều nhỏ bé

Nguyễn Ánh Quyên: Hành trình kiến tạo giá trị xã hội từ những điều nhỏ bé

SVVN - Nguyễn Ánh Quyên (sinh năm 2003) là sinh viên năm cuối ngành Truyền thông đa phương tiện, Học viện Phụ nữ Việt Nam. Với vai trò là lớp phó học tập, Ủy viên Ban Chấp hành Chi đoàn, Ánh Quyên đạt thành tích học tập xuất sắc (GPA 3.45/4) và nhiều lần nhận được học bổng khuyến khích học tập từ Học viện. Bên cạnh đó, cô nàng tạo nhiều dấu ấn với hành trình không ngừng nỗ lực, phát triển trên con đường học vấn cũng như lĩnh vực truyền thông.
Nữ sinh Ulis sử dụng tối đa 4 năm học để tìm hiểu khám phá năng lực bản thân

Nữ sinh Ulis sử dụng tối đa 4 năm học để tìm hiểu khám phá năng lực bản thân

SVVN - Đứng giữa những lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai, sinh viên luôn phải tự đi tìm và khám phá bản thân thông qua học tập, hoạt động xã hội và làm thêm; để cân bằng giữa những điều ấy luôn là sự băn khoăn ở mỗi sinh viên. Vũ Nguyễn Hiếu Thảo sinh viên năm 4 Trường Đại học Ngoại ngữ (ULIS) - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tìm cho mình phương pháp hiệu quả giúp cuộc sống học tập và làm việc trở nên dễ dàng hơn.