Theo đó, trường ĐH Bách khoa có 2 ứng viên; trường ĐH KHTN có 7 ứng viên; trường ĐH Quốc tế, trường ĐH Công nghệ thông tin, trường ĐH Khoa học sức khoẻ, Trung tâm Nghiên cứu Vật liệu cấu trúc Nano và Phân tử, Viện Công nghệ Nano, mỗi đơn vị có 1 ứng viên.
Chương trình VNU350 nhằm hiện thực hóa tầm nhìn phát triển ĐHQG TP. HCM trở thành hệ thống đại học nghiên cứu trong tốp đầu châu Á, nơi hội tụ nhân tài và lan tỏa tri thức, văn hoá Việt Nam. ĐHQG TP. HCM đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ tuyển dụng được 350 nhà khoa học theo Chương trình VNU350.
ĐHQG TP. HCM đang thực hiện lộ trình thu hút nhân tài. |
ĐHQG TP. HCM sẽ ưu tiên đề tài có sự tham gia của các nhà khoa học, đặc biệt là nhà khoa học Việt Nam đang nghiên cứu, giảng dạy tại những cơ sở giáo dục đại học, viện nghiên cứu, doanh nghiệp ở nước ngoài.
Trước đó, chương trình VNU350 đợt 1 (3/2024) đã nhận được 33 hồ sơ ứng tuyển, trong đó 32 hồ sơ hợp lệ bước vào vòng xét chọn. 14 nhà khoa học trẻ xuất sắc, nhà khoa học đầu ngành đã được trúng tuyển tại chương trình đợt 1.
Để tham gia ứng tuyển chương trình VNU350, các ứng viên cần đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn chung như: có trình độ tiến sĩ; có khả năng giảng dạy, nghiên cứu độc lập; có khát vọng, hoài bão, mong muốn đóng góp, cống hiến cho sự nghiệp phát triển của đất nước và của ĐHQG TP. HCM.
Đối với nhà khoa học trẻ, cần đáp ứng ít nhất 1 trong 4 tiêu chí sau: (1) có bài báo khoa học được công bố trên các tạp chí, hội nghị uy tín; (2) có bằng phát minh, sáng chế đã được đăng ký thành công; (3) có sản phẩm khoa học, công nghệ đã được chuyển giao; (4) có hướng nghiên cứu mới, triển vọng, phù hợp với chiến lược phát triển ĐHQG TP. HCM.
Đối với nhà khoa học đầu ngành, cần đáp ứng đủ 5 tiêu chí về kinh nghiệm và năng lực: (1) đứng đầu nhóm nghiên cứu hoặc Trưởng phòng thí nghiệm; (2) chủ trì đề tài, dự án khoa học – công nghệ; (3) có công trình công bố trên các chí khoa học uy tín hoặc sở hữu bằng độc quyền phát minh, sáng chế; (4) có kinh nghiệm giảng dạy, hướng dẫn nghiên cứu sinh; (5) có mối quan hệ, hợp tác trong nước và quốc tế (là thành viên của các tổ chức khoa học – công nghệ quốc tế; tham gia tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế; biên tập, phản biện bài báo cho các tạp chí quốc tế…).