Phạm Cẩm Thúy là một nữ bác sĩ sinh năm 1991 tại Sóc Trăng. |
Phạm Cẩm Thúy là một nữ bác sĩ sinh năm 1991 tại Sóc Trăng, hiện nay chị đang công tác trong lĩnh vực Da liễu và là một bác sĩ trẻ tiềm năng với trình độ chuyên môn cao. Mặc dù đạt được thành công như hiện tại nhưng ít ai biết rằng, lựa chọn đầu tiên của cô gái trẻ là theo học kinh tế và trở thành doanh nhân thành đạt trong tương lai. Tuy nhiên, biến cố trượt Đại học lần đầu tiên đã thay đổi hoàn toàn cuộc đời của cô.
Chia sẻ về ký ức thi Đại học của mình, chị Cẩm Thúy nói: “Ngay trong lần đầu tiên làm sĩ tử tham gia kỳ thi đại học, mình đã trượt ngay từ đầu khi môn Toán chỉ được 4 điểm. Đó là một ký ức có phần tồi tệ nhưng lại là bước ngoặt của cuộc đời mình. Thi trượt Đại học lần đầu tiên, mình suy sụp mất 1 tháng và quyết tâm thi lại vào năm sau. Tuy nhiên, sau khi nghe lời khuyên của thầy giáo ở lớp ôn thi, mình đã thay đổi quyết định từ thi khối A sang thi khối B và theo đuổi con đường trở thành bác sĩ”.
Hiện nay chị đang công tác trong lĩnh vực Da liễu và là một bác sĩ trẻ tiềm năng với trình độ chuyên môn cao. |
Mặc dù không xuất phát từ ước mơ, đam mê nhưng bác sĩ Phạm Cẩm Thúy chưa bao giờ về hối hận vì quyết định năm đó. Đối với chị, việc được học tập và trở thành bác sĩ là một điều tuyệt vời. Chị cũng luôn tự hào vì quyết định của bản thân đã giúp mình hỗ trợ được nhiều bệnh nhân bằng chính kiến thức bản thân tích lũy được.
Có lẽ bởi lý do này nên khi đi ngang qua trường học và bắt gặp khung cảnh các bạn sĩ tử kết thúc kỳ thi tốt nghiệp THPT, chị đã không khỏi bồi hồi khi nghĩ về ký ức trượt Đại học của mình. Với bác sĩ Phạm Cẩm Thúy, thất bại chưa chắc đã là điều tồi tệ mà đôi khi lại là cơ hội để chúng ta nhìn nhận lại vấn đề và có những quyết định chính xác ở tương lai.
Đối với chị, việc được học tập và trở thành bác sĩ là một điều tuyệt vời. |
Khi được hỏi về lời khuyên cho các bạn trẻ mới kết thúc kỳ thi THPT, chị Cẩm Thúy nói: “Thật ra, trong cuộc đời chúng ta ai rồi cũng phải trải qua khó khăn và thất bại. Tuy nhiên, điều quan trọng là cách chúng ta đối diện với thất bại như thế nào. Chị nghĩ rằng sau khi hoàn thành tốt bài thi của mình, các em hoàn toàn có thể nghỉ ngơi và giữ tinh thần thoải mái. Nếu kết quả tốt, các em hãy vui mừng còn nếu kết quả có hơi tệ thì chắc chắn cần phải buồn. Tuy nhiên, hãy buồn một chút thôi và vực dậy lại tinh thần. Thất bại ở cuộc thi này không có nghĩa em sẽ thất bại ở những cuộc thi khác. Vì vậy, hãy bắt đầu chuẩn bị sẵn sàng để làm tốt hơn ở lần tiếp theo, chúc các em tự tin và thành công”.
Hy vọng với câu chuyện của bản thân mình và những chia sẻ hữu ích, bác sĩ Phạm Cẩm Thúy đã đem đến cho các sĩ tử trong kỳ thi tốt nghiệp THPT sự tự tin và tinh thần đối diện với khó khăn. Từ đó không bị gục ngã trước bất cứ yếu tố nào, thay vào đó là quyết tâm nỗ lực hơn nữa vì tương lai.