‘Biết ơn’ là hành trang đến với con đường âm nhạc chuyên nghiệp

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Lê Hồng Phong (sinh năm 2000) xuất thân trong dòng họ có truyền thống làm nhạc Hiếu (nhạc đám ma) tại Huyện Kim Đồng, tỉnh Hưng Yên. Thừa hưởng cảm hứng âm nhạc từ ông Nội cùng sự tiếp thu và lĩnh hội của 1 Gen Z – thế hệ mới, Hồng Phong cho thấy niềm tự hào của một người trẻ khi được biểu diễn âm nhạc qua nhạc cụ dân tộc.
‘Biết ơn’ là hành trang đến với con đường âm nhạc chuyên nghiệp ảnh 1

Lê Hồng Phong hiện theo học Thạc sĩ tại Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương, ngành Phương pháp Lý luận và dạy học Âm nhạc.(Ảnh: NVCC)

Con đường âm nhạc của Phong gắn liền với cây Đàn Nhị, chứa đựng giai điệu da diết mà linh hoạt nhiều cảm xúc. Hồng Phong tốt nghiệp hệ Trung cấp Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội và tiếp tục là hệ Đại học Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, chuyên ngành Đàn Nhị. Cậu đã có 4 lần tham gia Hội diễn nghệ thuật chuyên nghiệp với 2 lần cho Toàn quốc và 2 lần cho Toàn quân. Phong giành huy chương Vàng với tư cách là thành viên Solo trong Hội diễn nghệ thuật Toàn quân năm 2018. Thời điểm đó Phong đang là sinh viên năm 3 – hệ Trung cấp, Trường ĐH Văn hóa Nghệ thuật Quân đội.

‘Biết ơn’ là hành trang đến với con đường âm nhạc chuyên nghiệp ảnh 2

Năm 2019, Hồng Phong tốt nghiệp Trường Đại học Văn hoá Nghệ thuật Quân đội.( Ảnh: NVCC)

‘Biết ơn’ là hành trang đến với con đường âm nhạc chuyên nghiệp ảnh 3

Năm 2023 Hồng Phong tốt nghiệp Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.( Ảnh: NVCC)

‘Biết ơn’ là hành trang đến với con đường âm nhạc chuyên nghiệp ảnh 4

Bức ảnh chụp nhân dịp kỉ niệm 65 năm thành lập Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.(Ảnh:NVCC)

Hiện tại Hồng Phong đang theo học Thạc sĩ tại Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương, ngành phương pháp Lý luận và dạy học Âm nhạc. Dù là “con nhà nòi” nhưng hành trình theo đuổi con đường âm nhạc chuyên nghiệp, đặc biệt với nhạc cụ truyền thống Đàn Nhị của Phong không hề bằng phẳng. Chính thái độ lạc quan và lòng biết ơn đã chiến thắng mọi khó khăn đi qua hành trình của cậu.

‘Biết ơn’ là hành trang đến với con đường âm nhạc chuyên nghiệp ảnh 5

Thái độ lạc quan và lòng biết ơn đã giúp Hồng Phong vượt qua những khó khăn khi theo đuổi đam mê của mình. ( Ảnh: SSMO)

Kinh tế gia đình từng là điều Phong phải suy nghĩ, trăn trở. Để duy trì tình yêu với Đàn Nhị, cậu làm đủ nghề: bưng bê cơm, chạy xe ôm, giao hàng, làm kĩ thuật viên thu âm, dạy thêm về âm nhạc. Phong tâm sự: “Những công việc đó đã cho mình ít nhiều những kinh nghiệm và kiến thức nhất định để cho đến nay, ngoài công việc chính là Biểu diễn Đàn Nhị và giảng dạy tự do Đàn Nhị thì mình có thể áp dụng trong việc tham gia làm kinh tế gia đình cùng chị gái, may mắn mô hình kinh tế đi vào ổn định nên 2 chị em có thể yên tâm phát triển sáng tạo.”

‘Biết ơn’ là hành trang đến với con đường âm nhạc chuyên nghiệp ảnh 6

Hồng Phong học hỏi được nhiều từ những công việc làm thêm, đến nay có thể giúp ích vào công việc kinh doanh chung của gia đình.( Ảnh: SSMO)

Truyền thống gia đình chính là cái nôi đầu tiên nuôi dưỡng cảm xúc, năng khiếu âm nhạc của Phong. Nhờ vậy, Phong dần quen với âm nhạc chuyên nghiệp, yêu nhạc cụ truyền thống, yêu cây Đàn Nhị mà mình đã chọn. Bởi lẽ đó mà chàng trai 2K luôn chịu khó tìm tòi các cơ hội mới cùng cây đàn trong thời điểm ngành nhạc cụ Truyền thống ở Việt Nam hiện chưa phát triển quá mạnh.

‘Biết ơn’ là hành trang đến với con đường âm nhạc chuyên nghiệp ảnh 7

“Âm thanh đặc trưng của Đàn Nhị sắc, dày, réo rắt, như miết và như cứa vào lòng người nghe, nên tiếng Đàn Nhị đôi khi gắn với sự da diết, nhiều tâm sự, buồn bã. Đàn Nhị đặc biệt thích hợp cho việc thể hiện cảm xúc, rất buồn được, cũng rất nhanh nhảu, tươi vui được, đôi khi lại trang trọng nghiêm túc, cũng có thể lả lơi, luồn lách theo lời hát hết sức linh hoạt. Đàn Nhị là một nhạc cụ đủ nốt, nên có thể chơi được tất cả các dòng nhạc, các thể loại”– Phong chia sẻ. Hiện tại Hồng Phong đang tham gia biểu diễn cho Dàn nhạc Dân tộc Sức Sống Mới (SSMO) –một dàn nhạc mang khát vọng khơi dậy những di sản tinh hoa âm nhạc truyền thống Việt Nam. Cũng mới đây, Hồng Phong có 1 tiết mục solo cùng anh Đồng Quang Vinh - nhạc trưởng của Dàn nhạc Dân tộc Sức Sống Mới tại nhà hát Hồ Gươm trong dịp giao lưu nghệ thuật quốc tế chào năm mới.

‘Biết ơn’ là hành trang đến với con đường âm nhạc chuyên nghiệp ảnh 8

Tiết mục Solo giữa Hồng Phong và anh Đồng Quang Vinh nhạc trưởng của Dàn nhạc Dân tộc Sức Sống Mới tại nhà hát Hồ Gươm trong dịp giao lưu nghệ thuật quốc tế chào năm mới.

Người ta hay nói đời người có 3 điều may mắn nhất là “Đi học gặp được thầy tốt, đi làm gặp được người dẫn dắt mình tốt, và lập gia đình gặp được người bạn đời tốt”. Tại Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội, Phong được dẫn dắt bởi cô Th.S NSƯT Lê Thu Giang. Ở Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam cậu được dẫn dắt bởi thầy Th.S Nguyễn Hải Đăng. Được biết, Thầy Đăng và cô Giang đã dẫn dắt Phong có được một tiền đề tốt cả về chuyên môn lẫn đạo đức, họ chính là 2 người thầy mà Phong biết ơn và kính yêu nhất.

‘Biết ơn’ là hành trang đến với con đường âm nhạc chuyên nghiệp ảnh 9

( Ảnh: SSMO)

Trải lòng về những gì đã qua Phong tâm sự: “Chẳng ai thích sự nghèo khó, nhưng nghèo khó cho mình sự trân trọng. Dù phải làm thêm khá nhiều và nó chi phối sự tập trung. Nhưng thực tế chứng minh, mỗi người một cuộc sống, khó khăn đó cho Phong một cuộc sống hiện tại thật đa dạng, thú vị. Mình của bây giờ chưa giàu có nhưng mình trân quý mỗi con người, từng đồng tiền làm ra. Trân trọng từng sự đồng ý giúp đỡ dù là nhỏ nhất của mọi người dành đến cho mình.

Dù ngành học chưa phổ biến và việc tìm kiếm tài liệu còn nhiều khó khăn, nhưng nhờ đó mình cũng hình thành sự chủ động trong học tập. Sau này nó trở thành một dạng kĩ năng khiến bản thân phải suy nghĩ trước vấn đề, chủ động tạo ra cơ hội chứ mình không đợi hay hi vọng vào ai mang lại cơ hội cho mình. Mọi thứ đều có thể chủ động và giải quyết được.”

‘Biết ơn’ là hành trang đến với con đường âm nhạc chuyên nghiệp ảnh 10

Hồng Phong giành huy chương Bạc với tiết mục Solo tại Hội diễn nghệ thuật chuyên nghiệp Toàn quân 2023 tại Nhà hát Quân đội.

Là một người trẻ thế hệ mới và đang hoạt động trong ngành nghề đặc thù là nhạc cụ truyền thống, Phong muốn gửi lời cảm ơn sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đã hỗ trợ cho bản thân Phong và các bạn sinh viên bằng cách giảm 70% học phí cho ngành Nhạc cụ truyền thống tại các cơ sở giáo dục chính quy trên toàn quốc. Nhờ đó sinh viên cũng đỡ khó khăn và có tinh thần để theo đuổi với nghề hơn. Phong hy vọng các bạn đang học nhạc cụ truyền thống hãy cố gắng một chút, nhìn vào điểm yếu để thấy điểm mạnh, mỗi người cố gắng một chút thì sẽ đưa âm nhạc truyền thống nước nhà phát triển mạnh mẽ, đạt chất lượng cao tuyệt đối.

‘Biết ơn’ là hành trang đến với con đường âm nhạc chuyên nghiệp ảnh 11

Dự định sắp tới của Phong ở thời điểm này chính là học vấn: “Mình sẽ học tốt bậc Thạc sĩ ngành phương pháp lý luận và dạy học âm nhạc, để bản thân có kiến thức sâu hơn về phương pháp giảng dạy. Từ đó mình có thể chuyên nghiệp hóa, hay đủ điều kiện về cả chuyên môn và bằng cấp, để có thể xin vào những cơ quan hay cơ sở giảng dạy. Từ đó, bằng sức trẻ mình sẽ cống hiến nhiều hơn cho nền âm nhạc nước nhà” – Phong cho biết.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Hai thanh niên Sơn La đưa nông nghiệp sạch lên bản đồ số

Hai thanh niên Sơn La đưa nông nghiệp sạch lên bản đồ số

SVVN - Từ một thanh niên sinh ra và lớn lên ở vùng đất Sơn La, Hà Văn Sáng và Quàng Thị Vy không chỉ mang trong mình ước mơ làm giàu từ nông nghiệp mà còn tiên phong áp dụng công nghệ số vào phát triển mô hình chăn nuôi và trồng trọt. Dự án ‘Thanh niên nông thôn chuyển đổi kỹ thuật số’ đã không chỉ tạo ra những sản phẩm nông sản sạch mà còn đưa chúng đến gần hơn với cộng đồng qua nền tảng YouTube, TikTok, Facebook... thu hút hàng nghìn lượt theo dõi.
Cô gái Việt giành 2 học bổng danh giá và cuốn nhật ký tuổi trẻ đặc biệt

Cô gái Việt giành 2 học bổng danh giá và cuốn nhật ký tuổi trẻ đặc biệt

SVVN - Phạm Lê Bảo Ngân, sinh năm 2000, hiện đang theo học Thạc sĩ ngành Luật Kinh doanh Quốc tế và Trọng tài ở Ba Lan với học bổng 100% của trường Đại học Silesia. Sau khi hoàn thành 1 năm học ở Ba Lan, cô nàng đã nhận được học bổng trao đổi sinh viên Erasmus+ của Liên minh Châu Âu, nên cô sẽ hoàn thành năm thứ hai Thạc sĩ Luật ở Ý.
Không khí lạnh tràn về, sinh viên Thủ đô thích nghi thế nào để chuẩn bị cho mùa Đông sắp tới?

Không khí lạnh tràn về, sinh viên Thủ đô thích nghi thế nào để chuẩn bị cho mùa Đông sắp tới?

SVVN - Nhiệt độ giảm sâu, những cơn mưa bất chợt kéo dài từ đêm 25/11 đã khiến nhịp sống của sinh viên Thủ đô thay đổi đáng kể. Trước sự chuyển biến của thời tiết, các bạn trẻ phải tìm cách cân bằng giữa học tập, sinh hoạt và giữ gìn sức khỏe để chuẩn bị thích ứng cho những ngày Đông sắp tới.
Ký ức thầy cô trong lòng sinh viên

Ký ức thầy cô trong lòng sinh viên

SVVN - Ngày 20/11 không chỉ là dịp để tri ân và bày tỏ lòng biết ơn đối với thầy cô, mà còn là cơ hội để bạn trẻ cùng tôn vinh trí tuệ và tình yêu mà những người thầy, người cô đã dành trọn cho thế hệ học trò. Đó là những giá trị không thể đong đếm bằng vật chất, mà là những bài học quý giá, những tình cảm chân thành mà thầy cô đã 'gieo trồng' trong lòng mỗi sinh viên.
Nữ 'Sinh viên 5 tốt' đại diện thế hệ trẻ vinh dự trao hoa tặng Tổng Bí thư Tô Lâm trong sự kiện tôn vinh các nhà giáo

Nữ 'Sinh viên 5 tốt' đại diện thế hệ trẻ vinh dự trao hoa tặng Tổng Bí thư Tô Lâm trong sự kiện tôn vinh các nhà giáo

SVVN - Lê Huyền Trang là sinh viên tiêu biểu của khoa Kinh tế Phát triển, trường ĐH Kinh tế (ĐHQG Hà Nội). Cô vinh dự đại diện thế hệ trẻ cả nước trao hoa tặng Tổng Bí thư Tô Lâm, tại chương trình 'Gặp mặt các nhà giáo tiêu biểu toàn quốc', nhân Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11).