Cậu sinh viên Gen Z và tình yêu đặc biệt với nghệ thuật truyền thống của dân tộc

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Bén duyên với nghệ thuật truyền thống từ rất sớm, chàng trai trẻ sinh năm 2002 Lê Doãn Thái Bình đã mong muốn sử dụng ngôn ngữ hiện đại để kể về truyền thống.

Lê Doãn Thái Bình còn được biết đến với tên gọi khác là Binn Lê, đang theo học chuyên ngành Nhạc cụ truyền thống - Đàn Nhị - Đàn Nguyệt tại Học viện Âm Nhạc Quốc Gia Việt Nam. Chia sẻ về lý do lựa chọn theo học nhạc cụ truyền thống, Binn Lê chỉ cười và cho rằng đó là cái duyên.

Cậu sinh viên Gen Z và tình yêu đặc biệt với nghệ thuật truyền thống của dân tộc ảnh 1

Chàng sinh viên Gen Z không lớn lên trong gia đình có truyền thống nghệ thuật. Cậu cũng giống như bao bạn bè khác được tiếp xúc nhiều với âm nhạc thị trường. Tuy nhiên, khi vô tình nghe được một làn điệu dân ca trên sóng truyền hình, Binn Lê đã tò mò, lên mạng tìm hiểu và từ đó đã thiết tha yêu câu ca điệu hát của dân tộc, đặc biệt là sân khấu Chèo truyền thống và nhạc cụ dân tộc.

Trước khi theo học nhạc cụ dân tộc tại Học viện Quốc gia Việt Nam, Binn Lê đã đạt Quán Quân chương trình DIGI Show 2018 với vai trò cố vấn hát Xẩm và đạt giải Tuyên truyền viên hay nhất - Chung khảo hội thi thiếu nhi tuyên truyền giới thiệu sách quận Hoàn Kiếm năm 2014. Những bước đệm này đã giúp Lê Doãn Thái Bình bước gần hơn với nghệ thuật và quyết tâm theo đuổi con đường này.

Cậu sinh viên Gen Z và tình yêu đặc biệt với nghệ thuật truyền thống của dân tộc ảnh 2
Cậu sinh viên Gen Z và tình yêu đặc biệt với nghệ thuật truyền thống của dân tộc ảnh 3

Bén duyên với nghệ thuật truyền thống từ sớm, đặc biệt là Sân khấu Chèo, chàng trai trẻ Binn Lê đã có cơ hội được học tập với các nghệ nhân dân gian, các thầy cô là diễn viên của Nhà hát Chèo Việt Nam,… Đó cũng là cơ hội rất lớn để Binn Lê tiếp thu kiến thức hữu ích liên quan đến nghệ thuật hát Chèo và nhạc cụ dân tộc. Đối với Binn Lê, sự nhiệt tình của thầy cô chính là động lực lớn để cậu không ngừng cố gắng và nỗ lực về mục tiêu theo đuổi nghệ thuật truyền thống của mình.

Chia sẻ về những khó khăn trong quá trình học tập tại trường và theo đuổi sân khấu Chèo chuyên nghiệp, chàng trai Lê Doãn Thái Bình chia sẻ: “Đàn Nhị rất khó, có thể nói là khó nhất trong các loại nhạc cụ dân tộc, vì đàn không có phím, người chơi phải sử dụng tất cả các giác quan của mình cùng với tâm hồn tĩnh lặng để cảm nhận từng nốt nhạc trên đàn. Với sân khấu Chèo, mình yêu những làn điệu Chèo và những vai diễn, những tích trò của cha ông xưa. Để được toả sáng vài phút trên sân khấu, mình đã phải tập luyện rất nhiều, từ cách múa, cách xoè quạt, cách đi, cách nói, và đặc biệt là cách hát. Ca từ của Chèo sâu rộng và thâm thuý, các kỹ thuật nhấn nhá nhả chữ trong từng câu hát cũng vô cùng tinh tế và phức tạp”. Bên cạnh đó, vì đặc thù công việc hát Chèo đa phần phải đóng giả làm nữ với cách đi lại uyển chuyển, do đó nhiều người thường nghĩ Binn Lê là “Gay”.

Cậu sinh viên Gen Z và tình yêu đặc biệt với nghệ thuật truyền thống của dân tộc ảnh 4
Cậu sinh viên Gen Z và tình yêu đặc biệt với nghệ thuật truyền thống của dân tộc ảnh 5
Cậu sinh viên Gen Z và tình yêu đặc biệt với nghệ thuật truyền thống của dân tộc ảnh 6

Mặc dù hiện nay đang theo học nhạc cụ dân tộc nhưng ít ai biết rằng ước mơ lớn nhất của chàng trai trẻ chính là trở thành diễn viên Kịch nói. Nhiều người thường thắc mắc tại sao Binn Lê không thi vào Chèo vì đã có sẵn nền tảng kiến thức. Tuy nhiên, ước mơ lớn nhất của chàng trai trẻ chính là bản thân được sử dụng ngôn ngữ hiện đại để kể về truyền thống.

Binn Lê chia sẻ: “Mình muốn làm những bộ phim về đề tài dã sử, cổ trang và tái hiện lại sát nhất cuộc sống của cha ông ta thời trước. Nhìn sang các nước bạn như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản,… họ đều bảo tồn và phát triển rất tốt các giá trị Văn hoá - Nghệ thuật truyền thống của dân tộc. Nhưng thật đáng buồn vì vấn đề này ở nước ta vẫn chưa thật sự có cơ hội được nhà nước và nhân dân quan tâm. Mình tin chắc rằng, âm ỉ trong mỗi con người Việt Nam đều vang vọng lời ru của bà, của mẹ, là “Con Cò” là “Thằng Bờm” … điều đó chứng tỏ mọi người chưa từng quên truyền thống, chỉ là mọi người chưa có nhiều cơ hội để chạm tới truyền thống mà thôi. Có lẽ vì vậy mà mình luôn khao khát, học hỏi, nghiên cứu để chung tay quảng bá Văn hoá - Nghệ thuật truyền thống đến với công chúng khán giả gần xa trong cả nước và bạn bè quốc tế.”

Cậu sinh viên Gen Z và tình yêu đặc biệt với nghệ thuật truyền thống của dân tộc ảnh 7
Cậu sinh viên Gen Z và tình yêu đặc biệt với nghệ thuật truyền thống của dân tộc ảnh 8
Cậu sinh viên Gen Z và tình yêu đặc biệt với nghệ thuật truyền thống của dân tộc ảnh 9

Tuy năm nay chưa đỗ vào trường Sân khấu vì thiếu 0,5 điểm nhưng Binn Lê cũng không nản chí. Chàng trai Gen Z sẽ cố gắng trau dồi bản thân và kỹ thuật biểu diễn nhiều hơn nữa để tiếp tục thi lại vào năm sau, theo đuổi ước mơ nghệ thuật của mình.

Cậu sinh viên Gen Z và tình yêu đặc biệt với nghệ thuật truyền thống của dân tộc ảnh 10
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Không ngừng nỗ lực học tập, tu dưỡng bản thân trở thành phiên bản tốt nhất

Không ngừng nỗ lực học tập, tu dưỡng bản thân trở thành phiên bản tốt nhất

SVVN - Trần Quốc Thắng (22 tuổi) là sinh viên tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa chất, chuyên ngành Kĩ thuật điều khiển và tự động hóa, khoa Cơ - Điện. Trong 4 năm đại học, Quốc Thắng đã gặt hái được nhiều học bổng khuyến khích học tập, nhiều khen thưởng đã đóng góp tích cực trong công tác Đoàn - Hội và phong trào sinh viên, danh hiệu Sinh viên 5 tốt cấp thành phố. Hiện anh đang theo học chương trình Sĩ quan dự bị Bộ Binh tại Trường Quân sự Quân Khu 2.
Phó Chủ tịch Hội sinh viên Học Viện Ngân hàng: Đoàn - Hội giúp mình có nguồn năng lượng tích cực

Phó Chủ tịch Hội sinh viên Học Viện Ngân hàng: Đoàn - Hội giúp mình có nguồn năng lượng tích cực

SVVN - Nguyễn Hữu Mạnh - K24 Học viện Ngân hàng - đến từ huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Mạnh đang là Phó Chủ tịch Hội Sinh viên Học viện Ngân hàng, Ủy viên Liên chi Đoàn khoa Hệ thống thông tin quản lý, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Tin học Ngân hàng, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Youth Media Club. Mạnh luôn giữ kết quả học tập tốt, điểm rèn luyện xuất sắc và luôn tích cực, năng nổ trong các hoạt động Đoàn - Hội của Học viện.
Nam sinh Sư phạm với phương châm: Con người thường học được từ thất bại nhiều hơn từ thành công

Nam sinh Sư phạm với phương châm: Con người thường học được từ thất bại nhiều hơn từ thành công

SVVN - Nguyễn Văn Quốc Khánh (20 tuổi) là sinh viên năm thứ 3, khóa 71, khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Trong khi các bạn cùng trang lứa ở nhiều địa phương có xu hướng lựa chọn những ngành nghề đã và đang được cho là thịnh hành, phù hợp với thời đại công nghệ 4.0, Quốc Khánh dành riêng cho mình tình yêu với nghề Sư phạm để tiếp bước truyền thống gia đình.
Hành trình vượt lên hoàn cảnh khó khăn của nam sinh 2 lần nhận học bổng Vallet

Hành trình vượt lên hoàn cảnh khó khăn của nam sinh 2 lần nhận học bổng Vallet

SVVN - Bùi Quang Huy, 22 tuổi, quê quán ở huyện Nam Đàn – tỉnh Nghệ An, là sinh viên ngành Kỹ thuật Xây dựng dân dụng và Công nghiệp, trường Đại học Vinh. Sinh ra trong một gia đình bố mẹ làm nghề lao động tự do, điều kiện gia đình không mấy khá giả, nên khi vào đại học, anh đã xác định luôn cố gắng hết sức, và đã 2 lần được vinh dự nhận học bổng Vallet.
Thủ khoa ngành Nhật Bản học: Thời sinh viên dạy tôi cách chấp nhận bản thân

Thủ khoa ngành Nhật Bản học: Thời sinh viên dạy tôi cách chấp nhận bản thân

SVVN - Từ một nữ sinh nhút nhát, tự ti và ngại giao tiếp với người lạ, Thanh Tâm không ngừng nỗ lực cố gắng trong bốn năm đại học để dần thay đổi và hoàn thiện bản thân. Cô gái 22 tuổi vừa tốt nghiệp thủ khoa ngành Nhật Bản học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vượt qua nghịch cảnh, nữ sinh USSH vươn lên đạt nhiều thành tích "khủng"

Vượt qua nghịch cảnh, nữ sinh USSH vươn lên đạt nhiều thành tích "khủng"

SVVN - Nguyễn Thanh Thảo - 21 tuổi đến từ huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang là thủ khoa đầu vào ngành Quan hệ Công chúng Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn năm 2020. Thảo là một cô gái phải chịu nhiều thiệt thòi nhưng cô luôn gạt những khó khăn sang một bên và sống một cách độc lập, tích cực, cố gắng. Bằng sự nỗ lực không ngừng nghỉ, cô gái đã gặt hái được nhiều thành tích đáng nể từ học tập, hoạt động Đoàn - Hội cho đến công việc là một Freelancer.
Đoàn - Hội là môi trường để nữ sinh NEU tự tin bộc lộ cá tính và thể hiện chất 'dám'

Đoàn - Hội là môi trường để nữ sinh NEU tự tin bộc lộ cá tính và thể hiện chất 'dám'

SVVN - Nguyễn Như Ngọc - Sinh viên năm 3; Ủy viên Ban Thư Ký trường Đại học Kinh tế Quốc dân - trưởng thành hơn nhờ việc tham gia tích cực vào công tác Đoàn - Hội. Cô gái luôn xác định nhiệm vụ của bản thân là góp phần lan tỏa các giá trị văn hoá, chủ động học tập và phát triển toàn diện để có thể trở thành công dân toàn cầu.
Chủ tịch HSV Trường Đại học Công nghệ Sài Gòn từng là 'Bác sĩ tay ngang' trong đại dịch COVID–19

Chủ tịch HSV Trường Đại học Công nghệ Sài Gòn từng là 'Bác sĩ tay ngang' trong đại dịch COVID–19

SVVN - Nguyễn Thị Phương Huyền đang là sinh viên năm thứ 3 Trường Đại học Công nghệ Sài Gòn. Ngoài có thành tích học tập nổi bật, nữ sinh còn là một cán bộ Đoàn - Hội tiêu biểu. Hiện tại, Huyền đang đảm nhiệm vị trí Ủy viên Ban Thường vụ Đoàn trường, Chủ tịch Hội Sinh viên Trường Đại học Công nghệ Sài Gòn.