Chưa có 5 ông thầy thì chưa thể thành người!

SVVN - Tôi bắt đầu công tác giảng dạy tại ĐH Ngân hàng TP.HCM được hơn 30 năm. Vào những thập niên 1980-1990, Internet bằng 0. Sách thiếu, tiền không có. Lúc bấy giờ thanh niên phải tìm mọi cách để vượt khó.

Đọc mọi chỗ, đọc mọi lúc, mọi nơi. Đọc xong, cắt ghi vào sổ tay, sau đó cho bạn mượn đọc. Thấy bạn đọc một cuốn sách mà mình không biết thì tức tối, khó chịu và phải tìm mọi “thủ đoạn” để đọc được.

Cứ thế nó tạo thành một cái nếp. Nhưng cái nếp này hiện tại ở Việt Nam đang bị mai một đi. Trong khi Nhật và Hàn Quốc vẫn giữ được nếp này và kinh tế của họ vẫn đang đi lên.

Đời tôi cũng vậy, mọi người cũng vậy, nếu chưa có năm ông thầy thì chưa thể thành người được.

Thầy đầu tiên là người thầy trên bục giảng. Nhưng chỉ đọc sách của thầy dạy mình thì vẫn chưa đủ. Thầy thứ hai là chính mình, là những va chạm của đời mình. Đọc sách mà tự dạy được mình thì thầy thứ hai đôi khi còn “to” hơn thầy thứ nhất. Thầy thứ ba là bạn bè, không phải đọc sách đâu mà “đọc” ngay ông bạn mình trên bàn nhậu. Thầy thứ tư là thần tượng. Thầy cuối cùng, ngày xưa không có, là Internet mà ông hiệu trưởng là Google.

Mở ông thầy Internet ra, sách không có nghĩa là tờ giấy, sách là Internet đấy. Nhưng khi mở ông thầy này ra mà nhiều bạn lại cứ vào những trang cướp, giết, hiếp thì thà đừng đọc còn hơn. Không đọc là chết mà đọc không đúng cách đôi khi chết còn nặng hơn.

Khi vào Internet, tôi thấy có một câu lạc bộ fan hâm mộ anh Luyện, tôi thấy quá nguy hiểm. Fan hâm mộ một anh giết ba mạng người thì tôi không thể tưởng tượng nổi. Mặt trái của Internet là ở chỗ đó, cho nên phải có văn hóa đọc. Đọc để thấy quy luật, chứ không phải đọc gì cũng hấp thụ hết.

Có người cứ mở miệng ra là: “Mày kỳ quá, trên mạng nó nói hẳn hoi”. Nói thế thì chết rồi, bị động rồi. Thang Bloom đã chia thành sáu bậc khi đọc sách. Đầu tiên là anh đọc chỉ để biết. Đến đoạn thứ hai là anh phải hiểu. Đoạn thứ ba, tức là đẳng cấp thứ ba, là anh làm được điều đó. Đẳng cấp thứ tư là anh phải phân tích được. Đẳng cấp thứ năm là phải tổng hợp được các yếu tố lại xem lăng kính của người viết là gì. Đẳng cấp cuối cùng là đánh giá được vấn đề, cái nào cần dẹp sang một bên, cái nào ổn cần học theo…

Có rất nhiều những bài tổng hợp, nghiên cứu về thói quen của người thành đạt và chúng đều gặp nhau ở một điểm chung là thói quen đọc sách. Ví dụ, tỷ phú Bill Gates (Microsoft) là một người rất thích đọc sách báo, mỗi đêm trước khi đi ngủ ông thường dành ra một giờ để đọc sách báo các loại.

Bên cạnh lợi ích rõ ràng của việc trau dồi thêm nhiều kiến thức mới, việc đọc các loại sách báo hằng ngày còn giúp giảm căng thẳng và cải thiện trí nhớ của con người. Theo một nghiên cứu năm 2009 của ĐH Sussex, đọc sách báo trước khi đi ngủ có thể cải thiện được độ dẻo dai của bộ não, giúp cho con người có trí nhớ tốt hơn khi về già, trung bình tốt hơn khoảng 32% so với người khác.

MỚI - NÓNG
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
SVVN - Bộ GD - ĐT đã có thông tin chính thức về việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT cho thí sinh chưa đỗ kỳ thi năm 2024. Theo đó, từ năm 2025, những học sinh chưa đỗ Kỳ thi Tốt nghiệp năm 2024 và những năm trước đó sẽ được tổ chức thi tốt nghiệp đúng nội dung chương trình giáo dục phổ thông đã được học, theo tinh thần đảm bảo đầy đủ quyền lợi của học sinh.

Có thể bạn quan tâm

Nhà báo Nguyễn Tuấn Anh

Cách nào để được vào làm việc tại các tòa báo?

SVVN - Sáng nay, nhận được số báo đặc biệt, trên đó có bài viết của cậu con trai bên cạnh bài viết của người anh nổi tiếng đã đưa mình đến với nghề báo, mình sẽ trả lời câu hỏi của nhiều bạn sinh viên học báo chí hay hỏi mình: Làm thế nào để được vào làm việc tại các tòa soạn báo?
Nhà báo Nguyễn Tuấn Anh

Chọn ngành nghề vì thần tượng, rủi ro cao!

SVVN - Thằng cháu tôi cứ nằng nặc đòi theo học truyền thông vì muốn được giống như anh Lê Hồng Quang – Phóng viên Đài Truyền hình Việt Nam tại châu Âu. Điều này hết sức bình thường trong cuộc sống và không chỉ có cháu tôi mà rất nhiều bạn trẻ khác đang chọn ngành học tương tự như vậy.
Nhà báo Nguyễn Tuấn Anh

Giàu hơn TS Lê Thẩm Dương quá dễ?

SVVN - Cách đây mấy năm báo Sinh Viên Việt Nam- Hoa Học Trò luôn có rất đông cộng tác viên là sinh viên các trường đại học. Nhiều bạn đến toà soạn không chỉ để viết bài cộng tác mà còn để được tham gia tổ chức các sự kiện, thậm chí chỉ đến để nói chuyện chia sẻ thông tin với các anh chị phóng viên, biên tập viên.
Bạn có bao nhiêu bộ mặt?

Bạn có bao nhiêu bộ mặt?

SVVN -   Có bạn nữ inbox qua facebook tâm sự vừa quyết định chia tay bạn trai vì phát hiện ra sự khác biệt quá lớn giữa những gì người ấy thể hiện trên facebook cá nhân và thực tế cuộc sống.
Ga Cẩm Giàng và những ký ức tuổi trẻ

Ga Cẩm Giàng và những ký ức tuổi trẻ

SVVN -   “Cẩm Giàng” bỗng trở thành là từ khoá rất “hot” mấy hôm nay. Hà Nội ra thông báo ai từ Cẩm Giàng, Hải Dương lên cũng phải khai báo y tế. Nhiều tỉnh thành khác cũng có thông báo như vậy vì Cẩm Giàng có thể sẽ là một ổ dịch COVID-19 mới.
Cơ hội từ... TẾT

Cơ hội từ... TẾT

SVVN - Từ hồi hay đi đến các trường đại học nói chuyện, nhiều bạn sinh viên kết bạn trên facebook và gọi tôi là Thầy. Lúc đầu nghe thấy ngượng vì mình có dạy các bạn ấy được điều gì to tát đâu, nhưng sau cũng... kệ. Những dịp Lễ Tết các bạn ấy hay nhắn tin chúc mừng, thậm chí có bạn viết những lá thư dài tâm sự.
Nhà báo Nguyễn Tuấn Anh

Tân sinh viên trước ngưỡng cửa tự lập

SVVN - Mấy hôm trước, các anh chị bên VTV6 mời nói về chủ đề Tân sinh viên trước ngưỡng cửa tự lập. Đây là chủ đề không xa lạ gì với tôi, vì tôi đã phụ trách nội dung hàng loạt chương trình Chào tân sinh viên do báo Sinh Viên Việt Nam tổ chức từ nhiều năm nay. Trước đó, tôi cũng là chủ biên các ấn phẩm “Cẩm nang tân sinh viên” của báo Sinh Viên Việt Nam – Hoa Học Trò.