Có bao nhiêu tiền mới nên kết hôn?

SVVN - Có tiền mới cưới vẫn tốt hơn, nhưng đó không phải là định lý, kiểu như “có tiền mới nên cưới” hay “có tiền mới cưới được”… Nếu có định lý kiểu này thì tôi hồi trẻ và nhiều anh bây giờ ế dài rồi, lấy vợ sao được, vì chúng tôi làm gì có tiền.

Nhưng các bạn thấy đấy, chúng tôi đã không ế, chúng tôi vẫn cưới được vợ và chúng tôi vẫn hạnh phúc. Bởi vì vấn đề không phải là có bao nhiêu tiền, mà là xu hướng. Tôi lấy ví dụ riêng đàn ông thôi. Một anh, tại thời điểm làm đám cưới có rất nhiều tiền nhưng tiếc là xu hướng lại đi xuống. Thế là bốn năm sau “vỡ trận”, tiền hết, hôn nhân cũng tan vỡ. Ngược lại, một anh sinh viên hiện tại nghèo lắm, nhưng xu hướng của anh ấy đi lên, đừng lừng khừng làm gì, cưới luôn đi. Cưới anh sinh viên xong, đảm bảo vừa có tình yêu đẹp, đồng thời 10 năm sau, vợ chồng sẽ có cơ nghiệp đàng hoàng. Vậy nên, con gái trước khi quyết định kết hôn với một người đàn ông, hãy nhìn vào xu hướng của anh ấy, đừng chỉ nhìn vào tiền của anh ấy. 

Nhiều bạn trẻ bây giờ, quyết định kết hôn, quyết định ly hôn, đều vì tiền nhiều, tiền ít, tôi thấy không được. Riêng chi phí cho đám cưới, giờ thậm chí 0 đồng cũng cưới được cơ mà. Bao nhiêu đám cưới tập thể đã được tổ chức đấy thôi. Cứ sĩ diện, huênh hoang thì biết bao nhiêu tiền cho đủ. Còn cưới chỉ vì yêu thôi, chỉ quan tâm đến xây đắp hạnh phúc thôi thì cần gì tiền làm đám cưới đâu.

Ở một số đô thị như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, nhiều cặp vợ chồng trong độ tuổi 20-30, thu nhập mỗi tháng chỉ khoảng 10 triệu đồng. Mặt bằng chung thì đúng là không cao thật, nhưng thời của chúng tôi, nếu xét theo thời giá, lương chỉ tương đương bây giờ một triệu đồng mỗi tháng thôi. Không có nhiều tiền thì phải chơi chiến thuật phòng thủ, nghĩa là giảm chi tối đa. Không đủ chi tiêu là vì còn bia này, rượu này, sĩ diện hão này… Chỉ có một vài khoản thiết yếu (ăn, uống…) là không được giảm, còn lại thì giảm tất, bỏ tất đi.

Các bạn có thể tham khảo công thức tỷ lệ chia thu nhập như thế này: 55% cho thiết yếu (không được để hỏng vi lượng), 10% cho dự phòng dài hạn (con cái bệnh, vợ chồng bệnh, đây là khoản tiết kiệm coi như không có), 10% cho học (là đầu tư cho sức khỏe não), 5% là cho đi (giúp đỡ người khác, từ thiện là một hình thức), 20% cho quỹ tài chính tự do. Với 20% quỹ tài chính tự do, anh có thể cho phép mình đi nhậu một vài bữa, dẫn vợ con đi shopping một vài hôm, hoặc đầu tư vào dự án nào đó.

MỚI - NÓNG
Việt Nam lập kỳ tích: 38/38 học sinh đoạt giải tại các kỳ thi Olympic quốc tế 2024
Việt Nam lập kỳ tích: 38/38 học sinh đoạt giải tại các kỳ thi Olympic quốc tế 2024
SVVN - Năm 2024, học sinh Việt Nam tiếp tục khẳng định vị thế tại các kỳ thi Olympic quốc tế và khu vực, với 38/38 thí sinh đoạt giải, gồm: 12 Huy chương Vàng, 15 Huy chương Bạc, 10 Huy chương Đồng và 1 Bằng khen. Thành tích này đánh dấu sự nỗ lực vượt bậc của các em, đồng thời phản ánh chất lượng giáo dục phổ thông và công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của Việt Nam.
Hai nhà khoa học nữ được vinh danh Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam, năm 2024
Hai nhà khoa học nữ được vinh danh Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam, năm 2024
SVVN - Quỹ Giải thưởng Tài năng nữ Việt Nam đã trao Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam, năm 2024, vinh danh 11 cá nhân và 4 tập thể nữ có những đóng góp xuất sắc trong các lĩnh vực đời sống, khoa học và công nghệ. Trong đó, PGS. TS Nguyễn Thị Thu Hoài và TS Hà Thị Thanh Hương là hai nhà khoa học nữ hiện đang làm việc tại trường ĐH Quốc tế (ĐHQG TP. HCM) với những thành tích nổi bật vì những đóng góp cho cộng đồng.
Thi tốt nghiệp THPT 2025: Lần đầu theo chương trình mới, tăng cường đánh giá năng lực và giảm áp lực cho thí sinh
Thi tốt nghiệp THPT 2025: Lần đầu theo chương trình mới, tăng cường đánh giá năng lực và giảm áp lực cho thí sinh
SVVN - Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 sẽ là lần đầu tiên áp dụng theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, với mục tiêu đánh giá toàn diện năng lực học sinh, đồng thời giảm áp lực và chi phí cho thí sinh và xã hội. Bộ GD - ĐT đang chuẩn bị kỹ lưỡng các điều kiện để tổ chức kỳ thi nghiêm túc, an toàn và hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm

Nhà báo Nguyễn Tuấn Anh

Cách nào để được vào làm việc tại các tòa báo?

SVVN - Sáng nay, nhận được số báo đặc biệt, trên đó có bài viết của cậu con trai bên cạnh bài viết của người anh nổi tiếng đã đưa mình đến với nghề báo, mình sẽ trả lời câu hỏi của nhiều bạn sinh viên học báo chí hay hỏi mình: Làm thế nào để được vào làm việc tại các tòa soạn báo?
Nhà báo Nguyễn Tuấn Anh

Chọn ngành nghề vì thần tượng, rủi ro cao!

SVVN - Thằng cháu tôi cứ nằng nặc đòi theo học truyền thông vì muốn được giống như anh Lê Hồng Quang – Phóng viên Đài Truyền hình Việt Nam tại châu Âu. Điều này hết sức bình thường trong cuộc sống và không chỉ có cháu tôi mà rất nhiều bạn trẻ khác đang chọn ngành học tương tự như vậy.
Nhà báo Nguyễn Tuấn Anh

Giàu hơn TS Lê Thẩm Dương quá dễ?

SVVN - Cách đây mấy năm báo Sinh Viên Việt Nam- Hoa Học Trò luôn có rất đông cộng tác viên là sinh viên các trường đại học. Nhiều bạn đến toà soạn không chỉ để viết bài cộng tác mà còn để được tham gia tổ chức các sự kiện, thậm chí chỉ đến để nói chuyện chia sẻ thông tin với các anh chị phóng viên, biên tập viên.
Bạn có bao nhiêu bộ mặt?

Bạn có bao nhiêu bộ mặt?

SVVN -   Có bạn nữ inbox qua facebook tâm sự vừa quyết định chia tay bạn trai vì phát hiện ra sự khác biệt quá lớn giữa những gì người ấy thể hiện trên facebook cá nhân và thực tế cuộc sống.
Ga Cẩm Giàng và những ký ức tuổi trẻ

Ga Cẩm Giàng và những ký ức tuổi trẻ

SVVN -   “Cẩm Giàng” bỗng trở thành là từ khoá rất “hot” mấy hôm nay. Hà Nội ra thông báo ai từ Cẩm Giàng, Hải Dương lên cũng phải khai báo y tế. Nhiều tỉnh thành khác cũng có thông báo như vậy vì Cẩm Giàng có thể sẽ là một ổ dịch COVID-19 mới.
Cơ hội từ... TẾT

Cơ hội từ... TẾT

SVVN - Từ hồi hay đi đến các trường đại học nói chuyện, nhiều bạn sinh viên kết bạn trên facebook và gọi tôi là Thầy. Lúc đầu nghe thấy ngượng vì mình có dạy các bạn ấy được điều gì to tát đâu, nhưng sau cũng... kệ. Những dịp Lễ Tết các bạn ấy hay nhắn tin chúc mừng, thậm chí có bạn viết những lá thư dài tâm sự.
Nhà báo Nguyễn Tuấn Anh

Tân sinh viên trước ngưỡng cửa tự lập

SVVN - Mấy hôm trước, các anh chị bên VTV6 mời nói về chủ đề Tân sinh viên trước ngưỡng cửa tự lập. Đây là chủ đề không xa lạ gì với tôi, vì tôi đã phụ trách nội dung hàng loạt chương trình Chào tân sinh viên do báo Sinh Viên Việt Nam tổ chức từ nhiều năm nay. Trước đó, tôi cũng là chủ biên các ấn phẩm “Cẩm nang tân sinh viên” của báo Sinh Viên Việt Nam – Hoa Học Trò.