ĐHQG TP. HCM đã sẵn sàng cho kỳ thi Đánh giá năng lực đợt 1

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - TS Nguyễn Quốc Chính, Giám đốc Trung tâm Khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo (ĐHQG TP. HCM) cho biết, để chuẩn bị cho kỳ thi, ĐHQG TP. HCM đã tổ chức 3 buổi tập huấn đối với 47 trường cùng tham gia công tác thi. Ngoài ra, nội bộ từng trường cũng tập huấn cho cán bộ, giảng viên làm công tác thi.

Ngày 26/3, 89.672 thí sinh sẽ bước vào kỳ thi Đánh giá năng lực đợt 1 năm 2023 do ĐHQG TP. HCM phối hợp cùng 47 trường đại học, cao đẳng tổ chức.

Đợt 1 kỳ thi Đánh giá năng lực của ĐHQG TP. HCM sẽ đồng loạt diễn ra tại 86 điểm thi tại 21 tỉnh/thành, gồm: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Đắk Lắk, Bình Thuận, TP. HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Lâm Đồng, Bến Tre, Bạc Liêu, An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, Tiền Giang và Đồng Tháp.

TS Nguyễn Quốc Chính cho biết, để chuẩn bị cho kỳ thi, ĐHQG TP. HCM đã tổ chức 3 buổi tập huấn đối với 47 trường cùng tham gia công tác thi. Ngoài ra, nội bộ từng trường cũng tập huấn cho cán bộ, giảng viên làm công tác thi.

ĐHQG TP. HCM đã sẵn sàng cho kỳ thi Đánh giá năng lực đợt 1 ảnh 1

Gần 90.000 thí sinh sẽ bước vào kỳ thi Đánh giá năng lực đợt 1.

Đề thi Đánh giá năng lực của ĐHQG TP. HCM được xây dựng theo cùng cách tiếp cận với các đề thi đánh giá năng lực phổ biến trên thế giới như SAT (Scholastic Assessment Test) của Mỹ và đề thi TSA (Thinking Skills Assessment) của Anh. Xét về cấu trúc, đề thi Đánh giá năng lực của ĐHQG TP. HCM tích hợp được các kỹ năng về đọc hiểu, phân tích vốn được nhấn mạnh ở đề thi SAT và kỹ năng tư duy phản biện và giải quyết vấn đề của đề thi TSA.

Đề thi Đánh giá năng lực đánh giá các năng lực cơ bản để học đại học của thí sinh như: sử dụng ngôn ngữ, tư duy logic, xử lý số liệu, giải quyết vấn đề. Nội dung đề thi được tích hợp đầy đủ cả về mặt kiến thức và tư duy dưới hình thức cung cấp số liệu, dữ kiện và các công thức cơ bản.

ĐHQG TP. HCM đã sẵn sàng cho kỳ thi Đánh giá năng lực đợt 1 ảnh 2
Kỳ thi sẽ được tổ chức tại 21 tỉnh/thành phố với 47 cụm thi từ Đà Nẵng trở vào. TP. HCM là cụm có nhiều địa điểm thi nhất với 22 địa điểm thi tại 16 trường đại học. Hiện có 87 trường đại học, cao đẳng trong và ngoài ĐHQG TP. HCM sử dụng kết quả kỳ thi này để tuyển sinh đại học, cao đẳng.

TS Nguyễn Quốc Chính cho biết thêm, đề thi Đánh giá năng lực cung cấp nhiều dữ liệu nên thí sinh cần có khả năng phân tích, tổng hợp tốt.

TS Nguyễn Quốc Chính cũng lưu ý, thí sinh tham gia thi Đánh giá năng lực nên đến điểm thi sớm hơn 1 hôm để biết biết cự ly đi lại, tránh nhầm địa chỉ và tránh kẹt xe. Khi đi thi, thí sinh cần mang theo căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân, máy tính cầm tay, Atlat; thí sinh cần chuẩn bị tốt sức khỏe, tinh thần thoải mái.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Trải nghiệm không gian thực hành, nghiên cứu khoa học 'triệu đô' tại Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH)

Trải nghiệm không gian thực hành, nghiên cứu khoa học 'triệu đô' tại Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH)

SVVN - Trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH) có hệ thống các phòng thí nghiệm, thực hành "triệu đô" dành cho sinh viên. Cùng chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, báo Tiền Phong tới trải nghiệm không gian được ví là "thiên đường" nghiên cứu dành cho sinh viên.
Điểm chuẩn ngành Truyền thông Đa phương tiện, trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG TP. HCM) vẫn thuộc tốp cao nhất

Điểm chuẩn ngành Truyền thông Đa phương tiện, trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG TP. HCM) vẫn thuộc tốp cao nhất

SVVN - Hội đồng tuyển sinh trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG TP. HCM) đã công bố điểm chuẩn trúng tuyển có điều kiện các phương thức xét tuyển sớm đại học chính quy năm 2024. Đứng đầu trong số này là Truyền thông Đa phương tiện, có điểm chuẩn bằng phương thức xét điểm Đánh giá năng lực, với 963 điểm.