Dịch vụ học hộ, thi hộ nở rộ trong mùa cao điểm

SVVN - Dịch vụ "học hộ, thi hộ" cho sinh viên ngày càng phát triển và trở thành xu hướng nóng trên mạng xã hội. Không chỉ gói gọn ở những nhóm nhỏ, các dịch vụ này đã lan rộng trên các nền tảng như Facebook, Zalo, và cả TikTok, đáp ứng nhu cầu của nhiều sinh viên muốn "bớt gánh nặng" trong học tập.

Sức hút của dịch vụ học hộ, thi hộ

Không khó để thấy những bài đăng trong các nhóm công khai với lời mời chào hấp dẫn như "thi hộ đạt A 100%", "học hộ", "làm bài tập hộ," hay "viết tiểu luận thuê" với mức giá dao động từ vài chục đến vài trăm nghìn đồng tùy vào độ khó và khối lượng công việc. Có thể dễ dàng tham gia những nhóm lớn như Học thuê, học hộ & Hỗ trợ học tập - Uy tín, trách nhiệm, giá rẻ với 138.000 thành viên; Học thuê, học hộ & Hỗ trợ học tập - Uy tín, trách nhiệm, giá rẻ với 83.000 thành viên; Học Hộ Thi Hộ - Bán Và Cho Thuê Tai Nghe Siêu Nhỏ với 37.000 thành viên…. Các bài đăng trong nhóm nhan nhản những dịch vụ như học hộ, hỗ trợ thi chứng chỉ Ngoại ngữ, chứng chỉ Tin học, làm báo cáo, giải bài tập, thậm chí hỗ trợ viết đồ án, khóa luận tốt nghiẹp cho sinh viên đang tìm cách đối phó với các deadline dày đặc.

Dịch vụ học hộ, thi hộ nở rộ trong mùa cao điểm ảnh 1

Rất nhiều nhóm "học hộ, thi hộ" trên Facebook với số lượng thành viên "khủng" lên tới hàng chục nghìn người.

T.T.L., sinh viên năm ba ngành Kinh tế, cho biết: “Lịch học nhiều khi quá tải, nhất là các môn phụ mà mình không có hứng thú, nên đành phải thuê người học thay. Chi phí không quá cao, mà mình lại không phải tốn thời gian." Theo L., các môn học không phải chuyên ngành, nhưng yêu cầu điểm danh liên tục khiến cô nàng cảm thấy áp lực, học hộ là một giải pháp tình thế để cô có thể tập trung vào các môn chuyên sâu.

Sau khi tham gia các nhóm, người có nhu cầu thuê sẽ đăng bài ghi rõ thông tin về môn học, giờ học, tên giảng viên, yêu cầu điểm danh và các điều kiện cần thiết. Các "ứng viên" sẽ ngay lập tức bình luận hoặc nhắn tin để nhận việc, đưa ra mức giá phù hợp, trung bình từ 50.000 - 100.000 đồng cho một buổi học hoặc từ 300.000 - 500.000 đồng cho một buổi thi. Người thuê và người học hộ sẽ thỏa thuận về hình thức thanh toán, có thể cọc trước hoặc trả sau khi hoàn thành buổi học.

Trong các nhóm chat này, ngoài tin nhắn từ những người cần thuê dịch vụ, còn có nhiều lời chào mời từ các bạn nhận học hộ hoặc thi hộ, chủ động giới thiệu ngành học họ có kinh nghiệm, khu vực có thể đến và khung thời gian sẵn sàng nhận việc. Sau đó, người thuê sẽ liên hệ trực tiếp qua tin nhắn riêng để thỏa thuận chi tiết.

Qua tìm hiểu, nội dung trao đổi giữa người thuê và người học hộ thường phụ thuộc vào đặc thù môn học và độ khó của giảng viên. Người thuê thường cung cấp thông tin cơ bản như tên giảng viên, phòng học, thời gian học, tên môn và một số yêu cầu cụ thể để người học hộ dễ chuẩn bị. Người học hộ cần đảm bảo có mặt đúng giờ, điểm danh và chụp ảnh làm bằng chứng ở đầu và cuối buổi học.

“Việc nhẹ, lương cao” của sinh viên

Không ít sinh viên coi công việc học hộ, thi hộ là một "nghề" kiếm tiền dễ dàng, nhanh chóng. Một số sinh viên thậm chí xem đây là công việc bán thời gian khi không bị ràng buộc về thời gian và yêu cầu. Với mỗi ca học hộ hoặc thi hộ, những sinh viên này có thể kiếm được một khoản tiền giúp trang trải chi phí sinh hoạt mà không quá tốn công sức.

N.V.M, sinh viên năm tư ngành Luật tại Hà Nội, chia sẻ: “Mình làm học hộ được hơn một năm nay. Có tuần cao điểm nhận đến ba, bốn lịch học hộ, mỗi tháng kiếm được vài triệu. Công việc không quá áp lực, lại giúp mình có thêm thu nhập để trang trải sinh hoạt phí.” Theo M., học hộ không đòi hỏi trình độ quá cao, chỉ cần nắm qua nội dung môn học, điểm danh đầy đủ và gửi minh chứng sau mỗi buổi học là đủ.

Dịch vụ học hộ, thi hộ nở rộ trong mùa cao điểm ảnh 2

Giả danh người có nhu cầu học hộ, phóng viên đã tiếp cận một sinh viên sẵn sàng nhận học thay và điểm danh môn Triết học Mác-Lênin với mức giá 120.000 đồng/buổi, cam kết chụp ảnh bằng chứng đầu và cuối buổi học để báo cáo lại.

Tuy nhiên, khi nhận học hộ cho các môn yêu cầu phát biểu hoặc làm bài kiểm tra đột xuất, người học hộ phải tìm hiểu trước nội dung môn học để có thể "diễn" tốt hơn, tránh bị giảng viên nghi ngờ. Đã có nhiều trường hợp sinh viên thuê người học hộ bị phát hiện và phải chịu hình thức kỷ luật từ nhà trường. Đối với người học hộ, một khi bị giảng viên phát hiện, sinh viên có thể bị đuổi khỏi lớp, bị trừ điểm hoặc bị cảnh cáo, thậm chí nếu tái phạm nhiều lần sẽ bị buộc thôi học.

L.V.T., sinh viên tại TP.HCM, từng thuê người thi hộ giữa kỳ môn Toán cao cấp, cho biết: “Lần đó, người thi hộ mình gặp giảng viên khó, không thể qua mắt được nên cuối cùng bị bắt. Cả mình và bạn đó đều bị kỷ luật, mình phải học lại môn đó.”

Để tránh bị phát hiện, các sinh viên thuê dịch vụ thường "dặn dò" người học hộ về tính cách của giảng viên, vị trí ngồi, cách thức giao tiếp để giảm thiểu tối đa rủi ro. Một số sinh viên còn yêu cầu người học hộ đeo khẩu trang và ngồi xa giảng viên để tránh gây chú ý.

Dịch vụ học hộ, thi hộ không chỉ khiến sinh viên mất đi tính tự giác trong học tập mà còn dần dần tạo ra sự ỷ lại và thiếu trung thực. Một khi sinh viên cảm thấy việc học chỉ là hình thức để qua môn, họ sẽ không còn cố gắng để nắm bắt kiến thức, dẫn đến hệ quả là thiếu hụt kiến thức nền tảng.

Theo ThS. Phạm Thị Hà, giảng viên khoa Ngôn ngữ Anh, Học viện Báo chí và Tuyên truyền: “Dịch vụ học hộ, thi hộ khiến sinh viên mất dần đi tính tự lập, sự cố gắng cần có trong học tập. Nếu tình trạng này tiếp diễn, sẽ dẫn đến một thế hệ lao động thiếu kỹ năng, thiếu sự trung thực trong công việc.” ThS cũng cho rằng chính các trường cần thay đổi phương thức giảng dạy, giảm bớt tính hình thức trong việc điểm danh để sinh viên có động lực học thật sự.

"Một số trường đã chuyển sang phương pháp đánh giá dựa trên kỹ năng, bài thuyết trình, các dự án nghiên cứu thực tế để tránh việc chỉ dựa vào điểm số mà thiếu đi thực tiễn. Sinh viên cũng cần được trang bị kỹ năng quản lý thời gian, khả năng sắp xếp công việc để có thể cân bằng giữa việc học và cuộc sống cá nhân", bà cho biết.

MỚI - NÓNG
 Hành trình trọn vẹn của ‘Sao Tháng Giêng’ tỉnh Quảng Ngãi
Hành trình trọn vẹn của ‘Sao Tháng Giêng’ tỉnh Quảng Ngãi
SVVN - Lê Hải Phong (nguyên Chủ tịch Hội Sinh viên trường ĐH Công nghệ thông tin, ĐHQG TP. HCM) vừa xuất sắc nằm trong 112 sinh viên tiêu biểu nhận Giải thưởng ‘Sao Tháng Giêng’ do T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam trao tặng. Từ sự nỗ lực và cống hiến hết mình, Hải Phong đã biến 4 năm đại học thành một hành trình ý nghĩa và trọn vẹn.
Tìm giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động Chi hội Sinh viên trên địa bàn TP. HCM
Tìm giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động Chi hội Sinh viên trên địa bàn TP. HCM
SVVN - Ngày 12/1, tại trường ĐH Sư phạm TP. HCM, Hội Sinh viên TP. HCM đã tổ chức diễn đàn 'Nâng chất Chi hội Sinh viên - Hoạt động Chi hội Sinh viên trên địa bàn Thành phố'. Chương trình thu hút sự tham gia của đông đảo đại biểu khách mời cùng các cán bộ Hội, hội viên, sinh viên tiêu biểu đến từ các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn TP. HCM.

Có thể bạn quan tâm

Nhóm sinh viên sáng chế muỗng nhựa sinh học từ vỏ quất

Nhóm sinh viên sáng chế muỗng nhựa sinh học từ vỏ quất

SVVN - Trong bối cảnh ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng, nhóm sinh viên trường ĐH FPT Cần Thơ đã đưa ra sáng kiến độc đáo: chế tạo muỗng nhựa sinh học từ vỏ trái quất (trái tắc). Không chỉ tận dụng nguồn phụ phẩm nông nghiệp, sáng kiến này còn góp phần giảm thiểu rác thải nhựa, vấn đề nhức nhối của toàn cầu hiện nay.
Những người trẻ và hành trình bảo tồn họa tiết trang trí gỗ vùng Nam Bộ

Những người trẻ và hành trình bảo tồn họa tiết trang trí gỗ vùng Nam Bộ

SVVN - Nhóm ba sinh viên tài năng Lê Thanh Tú, Dương Hồ Vũ và Huỳnh Gia Mẩn (trường ĐH Xây dựng Miền Tây) đã xuất sắc giành giải Nhất tại giải thưởng Euréka 2025, lĩnh vực Văn hóa - Nghệ thuật với dự án 'Nghiên cứu tổng hợp họa tiết trang trí gỗ khu vực trung lưu dòng Mekong tại Đồng bằng Sông Cửu Long'.
20 trường đại học tại Hà Nội tham gia Hội đàm Lãnh đạo trẻ về bình đẳng giới

20 trường đại học tại Hà Nội tham gia Hội đàm Lãnh đạo trẻ về bình đẳng giới

SVVN - Hơn 300 thanh niên đến từ 20 trường Đại học vừa tham gia sự kiện Hội đàm Lãnh đạo trẻ về bình đẳng giới tại Học viện Chính sách và Phát triển, Hà Nội. Hội đàm Lãnh đạo trẻ về Bình đẳng giới nằm trong khuôn khổ dự án #GenTalk, được thực hiện bởi UN Women Việt Nam dưới sự điều phối của TUVA Communication, hướng tới kỷ niệm 30 năm Tuyên bố Cương lĩnh và Hành động Bắc Kinh.
Phụ huynh ‘Nâng bước thủ khoa 2024’: Vượt ngàn cây số cùng con trọn vẹn khoảnh khắc vinh danh

Phụ huynh ‘Nâng bước thủ khoa 2024’: Vượt ngàn cây số cùng con trọn vẹn khoảnh khắc vinh danh

SVVN - Buổi trao học bổng ‘Nâng bước thủ khoa 2024’ do báo Tiền Phong tổ chức vào sáng 4/1 tại hội trường Beethoven, trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng không chỉ ghi dấu ấn bằng những câu chuyện của của các bạn thủ khoa mà còn bởi hình ảnh của các bậc cha mẹ, các thầy cô đến đồng hành cùng các bạn sinh viên nhận học bổng.
Nâng bước Thủ khoa 2024: 'Đường chạy tiếp sức' của lòng nhân ái, ý chí và khát vọng

Nâng bước Thủ khoa 2024: 'Đường chạy tiếp sức' của lòng nhân ái, ý chí và khát vọng

SVVN - Ngày 4/1, Báo Tiền Phong và Quỹ Hỗ trợ tài năng trẻ Việt Nam tổ chức Chương trình vinh danh và trao học bổng "Nâng bước thủ khoa năm 2024" tại hai điểm cầu Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Năm 2024 đánh dấu mùa thứ 9 chương trình được triển khai, với hơn 90 sinh viên tiêu biểu được trao học bổng.
Nâng bước thủ khoa 2024: Hành trình chắp cánh ước mơ cho các tài năng trẻ

Nâng bước thủ khoa 2024: Hành trình chắp cánh ước mơ cho các tài năng trẻ

SVVN - Chương trình học bổng 'Nâng bước thủ khoa', do Quỹ Hỗ trợ Tài năng trẻ Việt Nam và Báo Tiền Phong tổ chức, tiếp tục hành trình vinh danh và hỗ trợ các tân sinh viên vượt khó học giỏi trên cả nước. Năm 2024 đánh dấu mùa thứ 9 chương trình được triển khai, với hơn 90 sinh viên tiêu biểu được trao học bổng.