SVVN - Tiếp nối truyền thống hàng thế kỷ, hàng trăm ngư dân đã khởi động mùa đánh cá hằng năm ở hồ Chagan, Đông Bắc Trung Quốc.
Ngư dân hồ Chagan là bộ lạc đánh cá cuối cùng còn lại của Trung Quốc. Họ khoan lỗ trên băng, sử dụng ngựa để kéo tời, khi khoan diện tích lớn thành công và nước hiện ra họ quăng lưới để bắt cá. Hoạt động này diễn ra nhằm bảo tồn một truyền thống của người Mông Cổ về lòng tôn kính đối với hồ cá và đánh bắt cá, có từ hơn 1.000 năm trước. Sản lượng khai thác trên mỗi đợt có thể đạt 50 tấn. Riêng năm 2008 đã đánh bắt được 165 tấn.
Hồ Chagan là một trong 10 hồ nước ngọt lớn nhất Trung Quốc. Nó có diện tích gần 500 km2, nuôi hơn 60 loài cá. Đây là nơi duy nhất bảo vệ nghi thức đánh bắt cá của người Mông Cổ xa xưa, đã được ghi vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể quốc gia ở Trung Quốc.
Các dụng cụ khoan băng.
Ngựa được dùng để kéo tời. Băng đã được khoan. Cá được bắt lên. Mang theo lưới. Lưới được kéo lên.
"Chiến lợi phẩm" sau có thể chất thành đống cao như núi.
Theo (Theo China.org)