Đọc sách siêu tốc

SVVN - Chắc nhiều người cũng giống như tôi thời học cấp 1, cấp 2, thích đọc ngấu nghiến tất cả những cuốn sách mình vớ được, thậm chí là cả những cuốn sách không phù hợp với độ tuổi.

Thời điểm đó đọc sách rất nhanh, đọc đến đâu nhớ đến đó. Có người còn thuộc lòng những cuốn tiểu thuyết dày 500 trang và nhớ đến hàng chục năm sau. Có những cuốn sách ám ảnh người đọc suốt một thời gian rất dài, ảnh hưởng “nghiêm trọng” đến ước mơ nghề nghiệp, phong cách sống của người đọc.

Ví dụ như tôi, hồi học cấp 2 (bây giờ là THCS) tình cờ được đọc nhiều sách của Victor Hugo, Alexandre Dumas... do mẹ tôi là cô giáo dạy Văn kiêm chức giữ chìa khoá thư viện trường, thế là tôi thích tất cả những gì liên quan đến Pháp, đi ngủ cũng mơ được đến Pháp. Sau này, học THPT ở một trường quê mà lại quyết tâm thi đại học ngành tiếng Pháp, cả trường có mỗi tôi.

May mắn là tôi đỗ, nhưng quãng thời gian năm đầu học đại học thật là “kinh hoàng” khi bạn bè trong lớp đa phần đến từ các trường chuyên ngoại ngữ nổi tiếng trên khắp cả nước. Nhưng cuối cùng cũng vượt qua hết. Rồi tôi được học bổng sang Pháp thật... Ngẫm lại thì động lực để tôi vượt qua tất cả khó khăn đều đến từ một tình yêu, một niềm tin rất khó lý giải do những cuốn sách tôi đã đọc từ những năm cấp 2.

Bây giờ, công việc yêu cầu tôi phải đọc nhanh và đọc nhiều hàng ngày. Thú thực, nhiều nội dung tôi đọc xong chẳng nhớ được lâu và chẳng còn cái cảm giác háo hức ngày nào. Và chắc chắn nó không còn ảnh hưởng nhiều đến bản thân tôi nữa.

Gần đây, sinh viên hay hỏi tôi là có nên tham gia các khoá dạy đọc sách siêu tốc được quảng cáo trên mạng, ví dụ đọc một tiểu thuyết của Victor Hugo hay Alexandre Dumas chỉ mất 30 phút. Tôi không tham gia các khoá học này nên không đánh giá về chất lượng, nhưng chắc chắn một điều, nếu muốn đọc sách để thay đổi bản thân mình thì chẳng có cách nào thay thế được việc phải đọc trọn vẹn cả cuốn sách, thậm chí phải đọc thật chậm và đọc nhiều lần.

MỚI - NÓNG
Rực rỡ sắc áo dài, giới trẻ nô nức ‘check-in’ Lăng Bác, hướng về Đại lễ 30/04
Rực rỡ sắc áo dài, giới trẻ nô nức ‘check-in’ Lăng Bác, hướng về Đại lễ 30/04
SVVN - Trước thềm kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, Thống nhất đất nước, Thủ đô Hà Nội những ngày này trở nên rộn ràng hơn bao giờ hết. Đặc biệt, khu vực Quảng trường Ba Đình và Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, các bạn trẻ nô nức diện lên mình những tà áo dài duyên dáng, ghi lại những khoảnh khắc ý nghĩa, thể hiện lòng tự hào về lịch sử hào hùng của dân tộc.
CLB âm nhạc K’NN ra mắt với đêm nhạc ‘Tình ca KTX’ nóng hổi tại Ký túc xá Ngoại ngữ (ĐHQG Hà Nội)
CLB âm nhạc K’NN ra mắt với đêm nhạc ‘Tình ca KTX’ nóng hổi tại Ký túc xá Ngoại ngữ (ĐHQG Hà Nội)
Tại Ký túc xá Ngoại ngữ, đêm nhạc ‘Tình ca KTX’ đã thu hút sự tham gia đông đảo của sinh viên, giảng viên và khách mời, đồng thời đánh dấu sự ra mắt của CLB Âm nhạc K’NN. Sự kiện không chỉ là một buổi biểu diễn âm nhạc, mà còn là cơ hội để sinh viên nội trú thể hiện đam mê và kết nối với nhau qua âm nhạc.

Có thể bạn quan tâm

Nhà nghiên cứu văn hóa - Tiến sĩ Nguyễn Ánh Hồng lí giải thành công của MV Bắc Bling và Anh trai vượt ngàn chông gai

Nhà nghiên cứu văn hóa - Tiến sĩ Nguyễn Ánh Hồng lí giải thành công của MV Bắc Bling và Anh trai vượt ngàn chông gai

SVVN - Sự bùng nổ của các sản phẩm nghệ thuật mang âm hưởng dân gian như MV Bắc Bling của nghệ sĩ Hòa Minzy, chương trình Anh trai vượt ngàn chông gai,... đang tạo nên một làn sóng mạnh mẽ trong đời sống văn hóa Việt Nam. Theo nhà nghiên cứu văn hóa - Tiến sĩ (TS) Nguyễn Ánh Hồng, chính sự kết hợp linh hoạt giữa truyền thống và hiện đại đã thổi một luồng sinh khí mới, giúp văn hóa dân gian lan tỏa rộng rãi đến với công chúng.
Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ nói về AI và Anh trai vượt ngàn chông gai

Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ nói về AI và Anh trai vượt ngàn chông gai

SVVN - Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ đã có cuộc trao đổi với Chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, Báo Tiền Phong về vai trò của nghệ thuật truyền thống trong việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Trong cuộc phỏng vấn, ông chia sẻ góc nhìn sâu sắc về sự sáng tạo trên nền tảng truyền thống và tiềm năng của trí tuệ nhân tạo (AI) trong việc hỗ trợ bảo tồn, phát triển di sản văn hóa Việt Nam.
Tiến sĩ Khúc Thế Anh chia sẻ 'bí kíp' quản lý tài chính, giúp tân sinh viên không rơi vào 'bẫy' chi tiêu

Tiến sĩ Khúc Thế Anh chia sẻ 'bí kíp' quản lý tài chính, giúp tân sinh viên không rơi vào 'bẫy' chi tiêu

SVVN - Tiếp tục loạt bài viết chào đón các tân sinh viên năm học 2024-2025, Chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, Báo Tiền Phong mời bạn gặp gỡ tiến sĩ Khúc Thế Anh, giảng viên Viện Ngân hàng - Tài chính, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Ông Khúc Thế Anh sẽ chia sẻ về kỹ năng quản lý tài chính dành cho tân sinh viên.
Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân: Làm phóng sự hay, phải lặn giỏi!

Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân: Làm phóng sự hay, phải lặn giỏi!

SVVN - Người làm phóng sự giỏi ngoài việc chắc kiến thức chuyên môn còn phải lặn giỏi, để thấy được 7 phần còn lại của tảng băng trôi. Bởi nếu đã bỏ công đi tìm thì phải tìm cho ra sự thật hoàn chỉnh. Đó chính là cốt lõi chia sẻ của nhà báo Huỳnh Dũng Nhân trong một buổi nói chuyện với sinh viên báo chí Hà Nội.
Nhà báo Nguyễn Tuấn Anh

Cách nào để được vào làm việc tại các tòa báo?

SVVN - Sáng nay, nhận được số báo đặc biệt, trên đó có bài viết của cậu con trai bên cạnh bài viết của người anh nổi tiếng đã đưa mình đến với nghề báo, mình sẽ trả lời câu hỏi của nhiều bạn sinh viên học báo chí hay hỏi mình: Làm thế nào để được vào làm việc tại các tòa soạn báo?
Nhà báo Nguyễn Tuấn Anh

Chọn ngành nghề vì thần tượng, rủi ro cao!

SVVN - Thằng cháu tôi cứ nằng nặc đòi theo học truyền thông vì muốn được giống như anh Lê Hồng Quang – Phóng viên Đài Truyền hình Việt Nam tại châu Âu. Điều này hết sức bình thường trong cuộc sống và không chỉ có cháu tôi mà rất nhiều bạn trẻ khác đang chọn ngành học tương tự như vậy.