Giăng bẫy tống tiền hàng loạt sinh viên: ‘20 triệu để bảo toàn danh dự’

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Bằng nhiều thủ đoạn khác nhau, các đối tượng lừa đảo đã tạo ra những hình ảnh, video ‘deepfake’ mang nội dung khiêu dâm để tống tiền các nạn nhân. Thậm chí, chúng còn lên kế hoạch cụ thể trong thời gian dài để “gài bẫy”, dụ dỗ các nạn nhân gửi hình ảnh nhạy cảm, sau đó đòi tiền chuộc. Nội dung ảo nhưng hậu quả là thật, bất cứ ai cũng có thể là “con mồi” của tội phạm sử dụng công nghệ cao.
Giăng bẫy tống tiền hàng loạt sinh viên: ‘20 triệu để bảo toàn danh dự’ ảnh 1

Deepfake là công nghệ sử dụng AI để thay thế các chi tiết nhận dạng cơ bản trên gương mặt với tốc độ chuyển động và âm thanh giọng nói gần như thật. Cách đây vài năm, người dùng mạng xã hội hào hứng với công nghệ deepfake khi giúp họ “hoá thân” vào những hình ảnh, thước phim của người nổi tiếng. Thế nhưng, ngoài mục đích giải trí, rất nhiều đối tượng đã sử dụng công nghệ này vào mục đích lừa đảo, tống tiền.

Trả tiền cho khuôn mặt giả

P.M.T (sinh viên năm 3, Hà Nội) bất ngờ nhận được tin nhắn của người lạ, yêu cầu chuyển cho đối tượng này 20 triệu đồng vì hắn đang giữ những video nhạy cảm của T. Người này yêu cầu M.T nhắn tin qua telegram và gửi cho nam sinh này xem 2 video khiêu dâm mà khuôn mặt của T đã được ghép vào video.

Giăng bẫy tống tiền hàng loạt sinh viên: ‘20 triệu để bảo toàn danh dự’ ảnh 2
Tin nhắn tống tiền do nhân vật cung cấp.

P.M.T chia sẻ: “Khi đối tượng gửi clip cho mình xem, mình thấy rất bất ngờ và đứng hình một lúc vì clip chúng làm như thật, khi đòi tiền thì chúng đã lên sẵn danh sách những tài khoản mạng xã hội của người thân, bạn bè mình, đe doạ sẽ gửi cho họ và phát tán rộng rãi trên mạng.”

Một số nạn nhân khác còn “ngạc nhiên” khi các đối tượng có cả số điện thoại liên lạc của bố, mẹ, người thân trong gia đình. Rõ ràng, khi các đối tượng liên lạc để tống tiền, chúng đã tìm hiểu kỹ các thông tin về “con mồi” và chuẩn bị các thủ đoạn để dồn ép các nạn nhân.

Các tài khoản liên lạc với nạn nhân đều là tài khoản ảo, sau đó chúng yêu cầu các nạn nhân liên lạc qua ứng dụng telegram (đây là nền tảng thường được các đối tượng lừa đảo sử dụng để liên lạc vì có thể dễ dàng xoá dấu vết: đổi tên liên tục, xoá tin nhắn 2 chiều, các cơ quan chức năng khó tiếp cận để truy tìm thông tin…).

Giăng bẫy tống tiền hàng loạt sinh viên: ‘20 triệu để bảo toàn danh dự’ ảnh 3
Hình ảnh minh hoạ bởi AI.

Một nạn nhân khác là L.B chia sẻ: “Dù biết những video đó là dàn dựng, giả mạo nhưng mình thấy sợ và lo lắng vô cùng vì nhìn thấy nó rất thật, hơn nữa, mình là con gái, thật kinh khủng khi những hình ảnh thế này được gửi cho bạn bè, đồng nghiệp. Chúng liên tục bình luận những hình ảnh trên trang cá nhân của mình để gây sức ép, mình ngồi canh để xoá, vô cùng hoảng loạn.”

Giăng bẫy tống tiền hàng loạt sinh viên: ‘20 triệu để bảo toàn danh dự’ ảnh 4
Những kẻ tống tiền hoạt động theo tổ chức lừa đảo chuyên nghiệp. Ảnh: Minh hoạ bởi Ai.

Sau khi liên lạc, các đối tượng tống tiền liên tục gây sức ép để nạn nhân nhanh “xuống tiền”. Khi nghe cuộc nói chuyện trực tiếp của đối tượng tống tiền với nạn nhân, PV ghi nhận thấy nhiều giọng nói đang trao đổi với những nạn nhân khác cho thấy chúng hoạt động theo tổ chức phạm tội chuyên nghiệp. Những kẻ tống tiền còn nói thẳng về mức giá dành cho “tệp khách hàng” của chúng: “Sinh viên sẽ lấy 20 triệu, người đi làm 60 triệu, công chức nhà nước như giáo viên, bác sĩ thì 120 triệu”. Nhiều người vì mất bình tĩnh, hoảng sợ đã thoả hiệp và mất tiền cho các đối tượng lừa đảo và sẽ có bao nhiêu người nữa trở thành nạn nhân của hình thức này?

Trao đổi với PV Chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, báo Tiền Phong, Thượng tá Công an Đào Trung Hiếu – Chuyên gia Tội phạm học cho rằng: “Hiện nay, thủ đoạn sử dụng công nghệ, các phần mềm chuyên dụng để ghép mặt của một người nào đó vào các hình ảnh, video nhạy cảm, dung tục, đồi trụy, rồi sử dụng các sản phẩm đó để đe dọa, tống tiền nạn nhân đã xuất hiện, đe dọa gây ra những hậu quả, thiệt hại lớn trong đời sống dân sinh.

Giăng bẫy tống tiền hàng loạt sinh viên: ‘20 triệu để bảo toàn danh dự’ ảnh 5

Lý do kẻ xấu thực hiện hành vi nguy hiểm này, là vì chúng biết khi những hình ảnh nhạy cảm do cắt ghép được phát tán trên không gian mạng, sẽ gây ra những tổn thương về tâm lý, tình cảm, cùng những tổn hại sâu sắc về hình ảnh, uy tín, danh dự, nhân phẩm, gây ra những hiểu lầm tai hại, ảnh hưởng tiêu cực đến giá trị con người trong xã hội của nạn nhân. Đặc biệt là đối với người nổi tiếng, những hình ảnh xấu do cắt ghép, ngụy tạo có thể làm ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của họ trước công chúng.

Bởi vậy, bất kỳ ai cũng lo sợ bị tấn công bằng thủ đoạn này và vì sợ hãi, trước nguy cơ bị bôi lem, hạ nhục trên mạng, nhiều người chấp nhận thỏa hiệp, trả tiền cho những kẻ bất lương để chúng không làm vấy bẩn hình ảnh của mình.”

“Lỗ hổng” chí mạng

Để tạo ra những video “deepfake” độ chân thực cao, những kẻ tống tiền cần có tư liệu gồm hình ảnh, video, cuộc gọi facetime… của nạn nhân. Vậy những hình ảnh, video của nạn nhân bị đánh cắp như thế nào? Theo các chuyên gia, botnet chính là hình thức tấn công mạng phổ biến để đánh cắp dữ liệu người dùng. Bằng các đường liên kết (link), những chiêu trò dụ dỗ người dùng truy cập, tải về các phần mềm có chứa botnet, các đối tượng tống tiền có thể đánh cắp toàn bộ thông tin trong điện thoại của người dùng bao gồm ảnh, video, cuộc gọi facetime, mật khẩu facebook, zalo, tài khoản ngân hàng

Giăng bẫy tống tiền hàng loạt sinh viên: ‘20 triệu để bảo toàn danh dự’ ảnh 6
Link “rác” ngập tràn mạng xã hội dụ dỗ những người yếu kỹ năng về sử dụng an toàn internet.

Hiện nay, trên mạng xã hội đầy rẫy những kẻ giăng bẫy người dùng bằng những đường link, yêu cầu người dùng bấm vào để xem các vụ việc hot (tai nạn, án mạng) hay các clip khiêu dâm. Ngoài ra, nhiều đối tượng còn dụ dỗ người dùng tải về những phần mềm chỉnh ảnh, trò chơi cờ bạc… nhưng thực chất là những phần mềm độc hại để đánh cắp dữ liệu. Người dùng truy cập vào các đường link lạ, tải các phần mềm độc hại đồng nghĩa với việc tạo ra lỗ hổng để kẻ gian đánh cắp dữ liệu và thực hiện đủ chiêu trò tống tiền.

Xử lý ra sao nếu gặp tình trạng này?

Thượng tá Đào Trung Hiếu chia sẻ, khi gặp phải tình huống bị tống tiền bởi các video, clip giả mạo, người dân cần bĩnh tĩnh và thực hiện:

Giăng bẫy tống tiền hàng loạt sinh viên: ‘20 triệu để bảo toàn danh dự’ ảnh 7

Cảnh giác với “người yêu” qua mạng

Thấy những cô gái lạ “thả tim”, lân la làm quen, giới thiệu thì đừng vội mừng bởi rất có thể đây chính là thủ đoạn tống tiền được lên kế hoạch chuyên nghiệp của những kẻ xấu.

Sẽ ra sao khi đối tượng tống tiền chính là “người yêu” qua mạng của mình? Đó là trường hợp của M.Đ.Đ (sinh viên năm 2, Hà Nội). Hơn 2 tháng qua, nam sinh này vẫn chưa hết bàng hoàng vì trở thành nạn nhân của nhóm tội phạm chuyên nghiệp. Theo chia sẻ của Đ.Đ, một tài khoản facebook tên Giang chủ động làm quen, tâm sự với Đ, trên trang cá nhân, cô gái này đăng tải những hình ảnh khiêu gợi với những dòng trạng thái “cô đơn”. Nhắn tin, gọi điện tâm sự được 4 ngày, cô gái ngỏ lời muốn trở thành người yêu của Đ.Đ.

Giăng bẫy tống tiền hàng loạt sinh viên: ‘20 triệu để bảo toàn danh dự’ ảnh 8
M.Đ.Đ kể: “Mình sợ hãi và cầu xin hắn cho mình thời gian chuẩn bị tiền, mình không dám báo Công an do quá xấu hổ vì hành vi của mình.”

Cô đơn lâu ngày bỗng có “bạn gái”, nam sinh này đồng ý ngay lập tức mà chẳng mảy may nghi ngờ. Ngay tối hôm đó, cô gái kia “gạ” Đ gọi điện video khoả thân. “Lúc ấy mình thấy bạn ấy chủ động trước, nghĩ mình là con trai, không mất gì nên mình cũng làm, sau đó khoảng 10 phút thì bạn ấy tắt điện thoại và ngay lập tức có một người lạ nhắn tin cho mình. Hắn nói đang giữ video mình và bạn gái kia khoả thân video call. Hắn gửi video và đòi mình tiền chuộc, nếu không sẽ gửi cho gia đình và bạn bè.”

Đây cũng là thủ đoạn được Cơ quan Công an các tỉnh, thành phố cảnh báo xuất hiện nhiều trong thời gian gần đây và các nạn nhân chủ yếu là nam giới. Vì tâm lý e ngại, xấu hổ nên nhiều người không trình báo với cơ quan Công an mà che giấu, bỏ qua.

Chia sẻ về vấn đề này, Luật sư Nguyễn Văn Tuân (Công ty Luật hợp danh Đại An Phát) cho rằng: “Bộ Luật Hình sự đã đưa ra các quy định bảo vệ quyền và lợi ích của mọi người khi bị xâm phạm dựa trên tinh thần của Hiến pháp. Vì vậy, khi nhận được thông báo tống tiền từ các đối tượng, nạn nhân cần tố giác tội phạm để bảo vệ bản thân và những người xung quanh.”

Giăng bẫy tống tiền hàng loạt sinh viên: ‘20 triệu để bảo toàn danh dự’ ảnh 9

Cả hai thủ đoạn tống tiền trên đều có điểm chung là lợi dụng sự sơ hở, thiếu cảnh giác, thiếu kỹ năng sử dụng mạng xã hội của người dùng, đặc biệt là việc sử dụng mạng xã hội để chia sẻ hình ảnh cá nhân. Để phòng tránh việc bị tống tiền bằng các video, hình ảnh nhạy cảm, Thượng tá, TS Đào Trung Hiếu chia sẻ những quy tắc khi dùng mạng xã hội:

Giăng bẫy tống tiền hàng loạt sinh viên: ‘20 triệu để bảo toàn danh dự’ ảnh 10

Đánh giá về tình hình tội phạm công nghệ cao hiện nay, Thượng tá Đào Trung Hiếu cho rằng: “Rất phức tạp, lợi dụng sự phát triển của công nghệ, độ phủ của mạng internet, mạng xã hội, số lượng người dùng rất đông (78 triệu người/100 triệu dân), trong khi kỹ năng sử dụng mạng xã hội, mạng internet của nhiều người còn hạn chế, bọn tội phạm sử dụng nhiều thủ đoạn, chiêu trò tinh vi, xảo quyệt để tấn công, chiếm đoạt tài sản của người dùng. Hiện thủ đoạn lừa đảo trên mạng đang rất nhức nhối, chiếm đoạt tài sản của nhiều người, gây hậu quả đặc biệt lớn.”

Nội dung: Lê Vượng – Minh Toàn | Thiết kế: Lê Vượng

MỚI - NÓNG
Nhà trọ sinh viên: Đừng để ‘hộp diêm’ trở thành ‘bẫy lửa’
Nhà trọ sinh viên: Đừng để ‘hộp diêm’ trở thành ‘bẫy lửa’
SVVN - Với mong muốn tìm được nhà trọ vừa rẻ nhưng vẫn riêng tư, nhiều nhà trọ “hộp diêm” trở thành lựa chọn “lý tưởng” của các bạn sinh viên. Tuy nhiên, nhà trọ hộp diêm lại tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ cao, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng và tài sản người ở. Theo Thạc sĩ (Th.S)/ Kỹ sư xây dựng Lê Hữu Cương, chính sự chủ quan và chạy theo lợi nhuận của chủ trọ trong thiết kế và xây dựng đã góp phần làm gia tăng rủi ro về an toàn.
Tiến sĩ, chuyên gia Tâm lý Nguyễn Thị Thu Hiền: ‘Bạn không cần phải hoàn hảo để được yêu thích và chấp nhận’
Tiến sĩ, chuyên gia Tâm lý Nguyễn Thị Thu Hiền: ‘Bạn không cần phải hoàn hảo để được yêu thích và chấp nhận’
SVVN - Trong thời đại mạng xã hội phát triển mạnh mẽ, nhiều bạn trẻ bị cuốn vào áp lực phải luôn hoàn hảo từ ngoại hình lẫn thành công để nhận được sự công nhận từ người khác. Tuy nhiên, theo Tiến sĩ, chuyên gia Tâm lý Nguyễn Thị Thu Hiền, sự ám ảnh với hình ảnh hoàn hảo không chỉ tạo ra áp lực vô hình mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần của giới trẻ. 
Gặp gỡ 'nàng Pu' ngoài đời thực: Nữ sinh Mường kiên cường vượt lên hoàn cảnh
Gặp gỡ 'nàng Pu' ngoài đời thực: Nữ sinh Mường kiên cường vượt lên hoàn cảnh
SVVN - Sinh ra tại thôn Nậm Giang 2, một trong những thôn đặc biệt khó khăn của xã Nậm Chạc (Bát Xát, Lào Cai), Phùng Thị Thúy – cô sinh viên năm 3 ngành Quản lý hoạt động tư tưởng - văn hóa của Học viện Báo chí và Tuyên truyền – đã và đang từng bước chinh phục con đường ước mơ với ý chí và nghị lực phi thường.

Có thể bạn quan tâm

Hành trình chinh phục ước mơ trở thành MC và biên tập viên đa nhiệm của nữ GenZ tài năng

Hành trình chinh phục ước mơ trở thành MC và biên tập viên đa nhiệm của nữ GenZ tài năng

SVVN - Hoàng Hồng Hạnh (sinh năm 2001) là MC trẻ dẫn dắt nhiều chương trình trên các đài truyền hình. Cô gây ấn tượng với phong cách dẫn tự nhiên, cuốn hút và giàu năng lượng. Tốt nghiệp loại Giỏi ngành Luật Kinh tế tại Đại học Luật Hà Nội, Hạnh còn tích cực hoạt động Đoàn và được kết nạp Đảng năm 2022. Hiện cô là chuyên viên truyền thông tại Đại học Quốc gia Hà Nội, đồng thời theo học Thạc sĩ Quản lý Báo chí Truyền thông, hướng tới trở thành MC song ngữ và biên tập viên đa nhiệm.
Thử thách bản thân để đối diện với nỗi sợ hãi

Thử thách bản thân để đối diện với nỗi sợ hãi

SVVN - Ricmin Hoang đang là một người mẫu trẻ tại Việt Nam. Với sự quyết tâm và lòng đam mê, không ngừng tìm kiếm thử thách mới trong sự nghiệp nghệ thuật, Ricmin Hoang mong muốn không chỉ chứng minh tài năng của bản thân, mà còn đối mặt với những nỗi sợ đã đeo bám suốt nhiều năm qua.
Nhà trọ không đảm bảo an toàn PCCC sắp phải dừng hoạt động: Sinh viên và chủ trọ ứng phó ra sao?

Nhà trọ không đảm bảo an toàn PCCC sắp phải dừng hoạt động: Sinh viên và chủ trọ ứng phó ra sao?

SVVN - Từ ngày 1/4, theo Chỉ thị 19/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy (PCCC), những nhà trọ không đảm bảo an toàn PCCC sẽ phải dừng hoạt động sau ngày 30/3/2025. Trước thông tin này, nhiều sinh viên bày tỏ sự lo lắng, tìm thêm phương án khi đang thuê trọ trên địa bàn TP. HCM.
Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025: Cơ hội và trải nghiệm ‘đặc thù’ của sinh viên Học viện Ngoại giao

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025: Cơ hội và trải nghiệm ‘đặc thù’ của sinh viên Học viện Ngoại giao

SVVN - Vinh dự là đơn vị tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025 (AFF 2025), Học viện Ngoại giao có ưu thế với nhiều sinh viên trẻ đầy năng động, nhiệt huyết và có kỹ năng công tác ngoại giao tốt. Chính vì vậy, đây vừa là một nguồn nhân lực tiềm năng hỗ trợ Diễn đàn diễn ra suôn sẻ, vừa là cơ hội để các bạn sinh viên Ngoại giao được đóng góp cho hoạt động đối ngoại của đất nước.