Khi show biểu diễn cá nhân đầu tiên của Xeo Chu ở London bắt đầu, mặc dù mới 'chỉ là một đứa trẻ' nhưng Xeo Chu đã nói về tương lai và việc quyên góp cho các tổ chức từ thiện.
Xeo Chu đứng trước một trong những tác phẩm của mình tại London. Ảnh: Harry Johnson |
Xuất sắc, với một cậu bé sinh năm 2007
Khi Xeo Chu lên bốn, cậu có một khoảng thời gian tìm hiểu về nghệ thuật tượng hình. Tại triển lãm cá nhân đầu tiên của cậu ở London, nơi bức tranh đầu tiên - bức chân dung của mẹ cậu - được trưng bày, thần đồng nghệ thuật 14 tuổi người Việt nói rằng, đối với cậu, đôi tai rất khó vẽ.
Mẹ của cậu - bà Nguyễn Thị Thu Sương, là chân dung đầu tiên phù hợp của họa sĩ trẻ này. Bà sở hữu hai phòng tranh ở TP. HCM và khuyến khích Xeo cùng hai anh em học vẽ ngay sau khi... biết đi. Cậu khẳng định, nếu như không có mẹ, cậu sẽ chẳng là gì cả, sẽ chẳng có cơ hội để tỏa sáng và thành công.
Một tác phẩm trong bộ sưu tập “Thế giới lớn trong đôi mắt nhỏ” của Xeo Chu. Ảnh: Harry Johnson |
Mẹ của Xeo Chu cho biết, cậu xin được đi học mỹ thuật với các anh. Vì vậy, bà đã đưa cho cậu một cây bút chì và một cục tẩy và để cậu tham gia các buổi học mỹ thuật sau giờ học chính trên trường. Các anh bỏ học, nhưng Xeo Chu đã tìm thấy niềm đam mê của mình. Cậu nói rằng, mình thích vẽ tranh, ngay cả khi cậu cảm thấy cô đơn, vẽ tranh sẽ khiến cậu tràn ngập niềm vui. Cậu có thể dành ra hàng giờ chỉ để vẽ tranh.
Tuy Xeo Chu đặt rất nhiều tâm huyết vào bức chân dung đầu tiên đó, với đôi tai quá khổ duyên dáng và nụ cười âu yếm của người mẹ nhưng bức tranh cũng trở nên bình thường so với bức tường của một trường mẫu giáo mà Xeo Chu đã tô điểm lại. Sự phát triển của Xeo Chu trong nghệ thuật tại khoảng thời gian đó được đánh giá là phi thường.
Cậu đã bán bức tranh đầu tiên cho một vị khách đến thăm phòng trưng bày của mẹ mình, với một tâm trạng hạnh phúc, vì khi đó, cậu mới chỉ sáu tuổi. Kể từ đó, các tác phẩm của cậu đã được bán đi khắp thế giới, từ Mỹ đến Nhật Bản và nhiều nước khác.
Ngày nay, các nhà phê bình thường so sánh Xeo Chu với Jackson Pollock. Những bức tranh của cậu có giá từ 150.000 đô la và sau cuộc triển lãm mới ở Mayfair, London, ở Việt Nam, Singapore và New York, cậu đã có cho mình những buổi triển lãm cá nhân ở ba châu lục. Đây là một thành công đối với bất kỳ ai nhưng là một thành công xuất sắc đối với một cậu bé sinh năm 2007.
Nhân ái và chẳng thích khoe khoang
Khi được gọi là thần đồng, cậu trả lời rằng, cậu thực sự không biết thần đồng nghĩa là gì,và không thực sự quan tâm, điều cậu quan tâm là được vẽ. Xeo Chu thậm chí còn gửi một lời khiển trách đến với những thanh thiếu niên lười biếng. Cậu chính là kết hợp của sự nhanh trí của Diego Rivera (bắt đầu vẽ từ năm ba tuổi) với tấm lòng nhân hậu của Marcus Rashford.
Năm 10 tuổi, Xeo Chu có buổi triển lãm tranh đầu tiên tại Singapore và sử dụng số tiền 20.000 đô la thu được để ủng hộ quỹ phẫu thuật tim, những người già sống cô đơn và trẻ em đường phố nơi mình sống.
Mùa Hè năm ngoái, Xeo Chu đã bán tám tác phẩm của mình dưới dạng token không thể thay thế (NFT) trong một cuộc đấu giá trực tuyến trên các trang Facebook của mình, quyên góp tổng số tiền đấu giá – 2,9 tỷ đồng (96.000 bảng Anh) – cho một bệnh viện để mua thiết bị y tế, thiết bị phòng chống dịch COVID-19. Mẹ cậu nói, tuy chỉ là một cậu bé nhưng Xeo Chu đang khiến cho cô phải học hỏi từ con của mình.
Và mùa Hè năm ngoái, Xeo Chu cũng đã chứng minh mình là người có năng khiếu nghệ thuật đỉnh cao trong một buổi trình diễn ở TP. Hồ Chí Minh - nơi mà những người yêu nghệ thuật trên toàn thế giới có thể tham quan trực tuyến nhờ một rô bốt thuyết trình có bánh xe, cho phép khán giả quan sát kỹ hơn 30 bức tranh khác nhau được tạo ra trong đại dịch. Nó cũng cho phép họ tương tác với Xeo Chu khi cậu ấy vẽ trực tiếp.
Khi được hỏi, anh em của Xeo Chu có ghen tị trước thành công của cậu không, cậu nói, cậu không thích lấy những bức tranh của mình ra để khoe mẽ, thậm chí còn gần như chẳng nói với bạn bè của mình về chúng.
Một tác phẩm trong bộ sưu tập “Thế giới lớn trong đôi mắt nhỏ” của Xeo Chu. Ảnh: Harry Johnson |
Khi các phóng viên đến triển lãm của Xeo Chu, họ đã thấy cô giáo dạy mỹ thuật Nguyễn Hải Anh nói với mẹ Chu rằng, đây là lần đầu tiên cô thấy một đứa trẻ bốn tuổi vẽ như vậy. Những đường cọ bay bổng, vững chãi như một nghệ nhân thực thụ. Một trong số những bức tranh đầu tiên của Xeo Chu là bức tranh phong cảnh, cậu vẽ lúc 5 tuổi, khi ngồi trên sân thượng nhìn ra con kênh Quận 4 của thành phố. Còn có cả những bức tranh về chú chó, giàn khổ qua, nắng xiên qua ô cửa và rất nhiều hoa. Thu Sương nói, bà yêu hoa và bà rất vui khi con mình vẽ chúng.
Một hôm, bà nhận được một bó hoa mẫu đơn. Bà nói với Xeo Chu rằng, bà rất thích chúng và đã ở nhà trong ba ngày chỉ để ngắm. Xeo Chu để ý thấy mẹ ôm bình hoa nên cậu đã vẽ ba bức tranh màu để mẹ cậu không bị “héo” nữa.
Một nghệ sĩ chưa đến tuổi... dậy thì
Khi lớn lên, Xeo Chu đã chụp ảnh những gì cậu nhìn thấy trong những chuyến đi về vùng nông thôn và vẽ những bức tranh về chúng ở nhà. Cậu yêu thiên nhiên, đó là những gì cậu thấy đẹp và cậu muốn vẽ lại những gì cậu nhìn thấy.
Theo Xeo Chu, chính điều này đã làm cho việc so sánh với Jackson Pollock có vẻ không còn hợp lý. Bởi người theo chủ nghĩa biểu hiện trừu tượng đã không vẽ những gì anh ta nhìn thấy theo cách mà cậu làm.
Một trong những bức tranh trừu tượng đầy màu sắc từ thời kỳ trưởng thành hơn, phi tượng hình của cậu đã khiến chủ phòng trưng bày ở New York, George Bergès, người đã tổ chức buổi triển lãm đầu tiên của Chu tại Mỹ, phải so sánh tác phẩm của cậu với của Pollock. Ông cho rằng, Xeo Chu đang tạo ra những tác phẩm tương tự của Pollock ngay từ khi bắt đầu sự nghiệp của mình.
Bergès lập luận rằng, bộ sưu tập hơn 300 bức tranh của Chu khai thác tiềm thức tập thể theo cách mà các nghệ sĩ lớn tuổi phải vật lộn để quản lý. Ông chia sẻ rằng, thật thú vị khi được làm việc với một nghệ sĩ chưa đến tuổi dậy thì, bởi vì nó thách thức những quan niệm của ông về nghệ thuật và trải nghiệm cuộc sống đi vào trong những tác phẩm bằng cách nào. Nếu có chiều sâu và sự phức tạp trong một tác phẩm của một người có kinh nghiệm sống rất hạn chế, thì nó sẽ cho bạn một cái nhìn thoáng qua về vô thức phổ quát mà tất cả chúng ta đều có và có thể khai thác.
Một trong những nhà sưu tầm của ông, Karlene Davis, Tổng lãnh sự New Zealand tại Việt Nam cho biết, bà thích cách Chu thể hiện ánh sáng và màu sắc. Cậu nhìn thấy nhiều hơn mắt thường nhìn được và thể hiện tinh thần của bức tranh một cách tinh tế.
Khi được hỏi về bức tranh yêu thích nhất của mình, Xeo Chu đưa các phóng viên đến một tác phẩm treo trên lò sưởi, một tia nắng hoàng hôn. Cậu kể, mình đã ở trong nhà quá lâu vì đại dịch và cuối cùng gia đình cậu đã đến vùng nông thôn, điều này cho cậu cảm thấy như thế là được trở lại với thiên nhiên.
Những bức tranh đẹp nhất của Xeo Chu có lẽ là tranh phong cảnh, chẳng hạn như loạt tranh vẽ ruộng bậc thang Mù Cang Chải (ở miền Bắc Việt Nam). Tác phẩm lớn nhất của cậu cho đến nay, Vịnh Hạ Long trong Hang, có kích thước 200 x 480cm và cậu đã mất ba tháng để vẽ nó.
Chu không phải là thần đồng nghệ thuật đầu tiên. Vào năm 2013, Kieron Williamson, một cậu bé 10 tuổi đến từ Norfolk được mệnh danh là “Tiểu Monet”, đã chứng kiến thu nhập trọn đời của mình tăng vọt lên 1,5 triệu bảng, sau khi 23 tác phẩm của cậu được bán với giá 250.000 bảng, trong vòng chưa đầy 20 phút. Hay nghệ sĩ người Mỹ gốc Rumani Alexandra Nechita, được mệnh danh là “Tiểu Picasso” nhờ các tác phẩm theo trường phái lập thể của cô. Vào năm 1996, khi cô mới 11 tuổi, các tác phẩm của cô đã được bán với giá khoảng 100.000 đô la.
Một tác phẩm trong bộ sưu tập “Thế giới lớn trong đôi mắt nhỏ” của Xeo Chu. Ảnh: Harry Johnson |
Nhưng khi các nhà sưu tập đưa các tác phẩm của những nghệ sĩ này ra thị trường thứ cấp, không phải tất cả đều bán chạy, theo nhà thẩm định nghệ thuật Barden Prisant. Viết trên tạp chí Forbes, Prisant nhận thấy phiên đấu giá cao nhất gần đây mà anh có thể tìm được cho một bức tranh Nechita chỉ có 20.000 đô la. Ngạc nhiên là chính tác phẩm đó đã được bán vào năm 1998 với giá 92.000 đô la. Prisant nhận thấy, hai tác phẩm của Williamson được bán đấu giá gần đây đã không bán được. Có lẽ danh tiếng và khả năng 'vay vốn' của Xeo Chu cũng sẽ ngắn gọn tương tự như vậy.
Thế nhưng, những điều này dường như không quan trọng đối với Xeo Chu. Thầy của cậu nói rằng cậu là người học trò không bị gò bó bởi trường lớp, quy tắc nào nên tác phẩm của cậu có sự trẻ trung tươi mới. Bố của Xeo Chu cũng rất ủng hộ cậu, luôn để cậu tự do lựa chọn những gì mình muốn vẽ và vẽ.
Có một nỗi lo là sự tươi vui của tuổi trẻ sẽ tiêu tan khi Xeo Chu lớn lên và bị những lo toan, bộn bề ảnh hưởng, như tất cả các nghệ sĩ trưởng thành khác. Bergès nói rằng Xeo Chu cần được bảo vệ khỏi sự ảnh hưởng quá nhiều từ báo chí. Tiếp xúc quá nhiều có thể khiến Xeo Chu suy nghĩ về những điều không liên quan đến việc làm nghệ thuật. Triển lãm ở London là sự hồi tưởng lại 10 năm đầu tiên của cậu với tư cách là một nghệ sĩ. Cậu nói rằng mình không thể tưởng tượng một cuộc triển lãm khác trong 10 năm nữa sẽ như thế nào và cũng không biết được liệu mình có còn vẽ hay không.
Xeo Chu cho biết cậu không biết nhiều về nghệ thuật, nhưng cậu muốn học. Khi được biết trong phòng trưng bày bên cạnh triển lãm của mình có trưng bày tác phẩm của cố nghệ sĩ thần bí người Thụy Điển Hilma af Klint - nữ hoạ sĩ được các linh hồn hướng dẫn vẽ tranh sơn dầu, Xeo Chu có vẻ thích thú. Mẹ của Xeo Chu nói rằng họ đang dành thời gian ở London để cậu học nghệ thuật ở đây.