Lạc lối hay đam mê: Chàng trai dân tộc Nùng khoa Tiếng Anh làm Nghệ thuật

0:00 / 0:00
0:00
Lạc lối hay đam mê: Chàng trai dân tộc Nùng khoa Tiếng Anh làm Nghệ thuật
SVVN - Triệu Tiến Sơn, hay còn được biết đến với biệt danh Sơn Nùng, là người con dân tộc Nùng của quê hương Chi Lăng, Lạng Sơn. Theo học ngành Ngôn ngữ Anh của Học viện Ngoại giao nhưng chàng trai này lại có niềm đam mê nghệ thuật mãnh liệt, từng hoạt động với vai trò biên kịch cho serie triệu view “Thầy giáo tôi là Gangster” parody (chế) trên kênh youtube 8 GIỜ TỐI; diễn viên trên kênh youtube 6 GIỜ 30;…

Thời học sinh phổ thông, ngoài sở thích học tiếng Anh ra, Sơn Nùng còn có niềm đam mê với nghệ thuật nói chung và âm nhạc nói riêng dù không có ai trong gia đình theo nghệ thuật. Vì quá đam mê âm nhạc, chàng trai đã giấu gia đình đi làm thêm để có thêm chi phí mua và tự tập một số nhạc cụ như organ, guitar, đàn nguyệt, đàn nhị,… Chính vì vậy vào thời điểm chuẩn bị thi đại học, Sơn phải đối mặt với hai sự lựa chọn: một là thi vào trường đào tạo về tiếng Anh, hai là trường liên quan đến nghệ thuật. Sau một thời gian đắn đo, Sơn đã quyết định chọn theo ngành Ngôn ngữ Anh của Học viện Ngoại giao vì cảm thấy mình chưa đủ nhiệt huyết để theo con đường nghệ thuật.

Lạc lối hay đam mê: Chàng trai dân tộc Nùng khoa Tiếng Anh làm Nghệ thuật ảnh 1

Triệu Tiến Sơn- Biệt danh Sơn Nùng

Khó khăn, cơ hội và ý nghĩa của biệt danh Sơn Nùng trong học tập

Tuy nhiên, trong năm thi đại học đầu tiên, Triệu Tiến Sơn đã không đạt được nguyện vọng trở thành sinh viên Ngoại giao. Nhưng vì quá yêu thích tiếng Anh và ước muốn chinh phục những khó khăn nên thất bại đó đã tạo động để chàng trai dành thêm một năm tập trung ôn thi và được kết quả như mong đợi.

Trong thời gian học tập tại ngôi trường được coi là đi đầu trong việc đào tạo Tiếng Anh này, Sơn Nùng cảm thấy sức học của mình không thể nào sánh kịp với các bạn nhưng lại may mắn được thầy cô, bạn bè nhiệt tình giúp đỡ, hỗ trợ và quý mến vì sự vui tính cùng khả năng biểu diễn nhạc cụ của mình. “Các bạn thấy thú vị hơn sau khi nghe chia sẻ về dân tộc của mình nên họ gọi mình với biệt danh Sơn Nùng. Mình cũng thấy thích biệt danh này, vì ở quê hương mình chủ yếu toàn dân tộc Nùng nhưng điều đó lại rất mới mẻ, độc lạ đối với mọi người ở thành phố lớn nơi đây. Hơn nữa, mình muốn mang theo nó suốt chặng đường tìm kiếm cơ hội thành công. Để khi đạt được những thành công nhất định với cái tên Sơn Nùng ấy, mình vẫn lưu giữ được bản sắc dân tộc trong tim, và chia sẻ với chính lòng tự hào về dân tộc ấy” - Sơn Nùng chia sẻ.

Lạc lối hay đam mê: Chàng trai dân tộc Nùng khoa Tiếng Anh làm Nghệ thuật ảnh 2
Lạc lối hay đam mê: Chàng trai dân tộc Nùng khoa Tiếng Anh làm Nghệ thuật ảnh 3

Là sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh, chàng trai rất lấy làm tự hào nhưng vẫn không từ bỏ dòng máu nghệ thuật trong người. Sơn Nùng đã giành giải thưởng Á quân cuộc thi Nhạc chế toàn quốc 2018 của Trung Tâm luyện thi du học PTE trụ sở tại Melbourne, Úc và dừng chân ở Top 8 cuộc thi Sáng tác nhạc của ICA - Học viện Nghệ thuật Quốc tế năm 2019. Sơn cũng năng nổ trong các hoạt động và được đảm nhiệm vị trí Trưởng Ban của 2 CLB lớn trong trường mà mình tham gia là CLB Âm nhạc và CLB Guitar.

Bước ngoặt trong định hướng nghề nghiệp – một lần nữa biệt danh Sơn Nùng được nhắc đến trên đường đi mới

Trong thời gian học đại học, chàng trai đa tài này cũng tranh thủ làm những công việc sở trường của mình vừa là tích lũy thêm kinh nghiệm, vừa để có đủ tiền trang trải đỡ được gia đình phần nào như: biểu diễn show phòng trà nhỏ, thu âm cho tổng đài nhạc chờ,... Sau khi có được một số kinh nghiệm về sáng tác nhạc, Sơn Nùng được bạn bè giới thiệu phụ trách mảng biên kịch phim và nhạc chế của công ty sản xuất phim SVM đã rất nổi tiếng với serie Đừng coi thường người khác. Khi ấy, chàng trai đã có cái nhìn thay đổi về định hướng nghề nghiệp và dần có nhiều cơ hội phát triển hơn.

Lạc lối hay đam mê: Chàng trai dân tộc Nùng khoa Tiếng Anh làm Nghệ thuật ảnh 4
Lạc lối hay đam mê: Chàng trai dân tộc Nùng khoa Tiếng Anh làm Nghệ thuật ảnh 5

Biểu diễn âm nhạc tại trường

Lạc lối hay đam mê: Chàng trai dân tộc Nùng khoa Tiếng Anh làm Nghệ thuật ảnh 6

Một số tuyến nhân vật do Sơn Nùng thủ vai

Từ vai trò biên kịch cho serie triệu view Thầy giáo tôi là Gangster (chế) trên kênh youtube 8 GIỜ TỐI, Sơn được đạo diễn đề xuất với vai trò mới làm diễn viên trên kênh youtube 6 GIỜ 30 vì nhận thấy năng khiếu của mình. Sơn Nùng tâm sự: “Mặc dù đôi lúc mình cảm thấy tự ti vì ngoại hình không được “lung linh” như các bạn diễn khác nhưng đạo diễn lại khai thác được nét “xấu” được coi là có “duyên” trong những hạn chế về ngoại hình như là mắt một mí, nước da ngăm đen, già trước tuổi và đặc biệt là tính cách xởi lởi, vui vẻ và có nét hài hước trong cả “kênh hình lẫn kênh tiếng” khiến cho mình được thể hiện và chứng minh cho mọi người thấy được khả năng và thế mạnh của bản thân. Điều tuyệt vời hơn nữa là cái tên Sơn Nùng cũng được mọi người trong đoàn yêu mến, đưa thẳng lên các kịch bản phim và cũng được lượng khán giả theo dõi để ý tới”.

Lạc lối hay đam mê: Chàng trai dân tộc Nùng khoa Tiếng Anh làm Nghệ thuật ảnh 7
Lạc lối hay đam mê: Chàng trai dân tộc Nùng khoa Tiếng Anh làm Nghệ thuật ảnh 8
Lạc lối hay đam mê: Chàng trai dân tộc Nùng khoa Tiếng Anh làm Nghệ thuật ảnh 9
Lạc lối hay đam mê: Chàng trai dân tộc Nùng khoa Tiếng Anh làm Nghệ thuật ảnh 10

Đến thời điểm năm cuối đại học, một lần nữa Sơn Nùng lại rơi vào ngã 3 đường: Làm công việc chuyên ngành Ngôn ngữ Anh hay đi theo tiếng gọi của Nghệ thuật. Cuối cùng, chàng trai đã quyết định tập trung vào một thứ mà mình vừa có đam mê, vừa có khả năng và có cái nhìn sâu về tuổi nghề - đó là con đường diễn viên, bởi cậu tìm thấy điều đặc biệt là trong diễn xuất, khi nhập vai cũng là lúc mình được sống nhiều cuộc đời.

Lạc lối hay đam mê: Chàng trai dân tộc Nùng khoa Tiếng Anh làm Nghệ thuật ảnh 11
Lạc lối hay đam mê: Chàng trai dân tộc Nùng khoa Tiếng Anh làm Nghệ thuật ảnh 12

Hiện tại sau khi ra trường, chàng trai trẻ đang đảm nhiệm vai trò diễn viên kiêm chỉ đạo diễn xuất cho mảng xây dựng các kênh Tiktok của một công ty truyền thông. Tuy vậy, Sơn Nùng vẫn luôn không ngừng tìm tòi, trau dồi, học hỏi từ các đoàn phim lớn để tích lũy kinh nghiệm và nỗ lực trở thành một diễn viên thực thụ; và nếu có cơ hội, Sơn cũng sẽ theo học những khóa học về đạo diễn, diễn viên truyền hình điện ảnh trong tương lai gần.

Lạc lối hay đam mê: Chàng trai dân tộc Nùng khoa Tiếng Anh làm Nghệ thuật ảnh 13

Sơn Nùng bộc bạch: “Sau khi suy nghĩ chín chắn về định hướng của bản thân, mình có tâm niệm rằng nếu biến cái đam mê trở thành nghề nghiệp và được sống giữa cái đam mê ấy, thì khi làm việc cho dù vất vả, gian nan nhưng không hề thấy chán nản, ngược lại sẽ cảm thấy thỏa trí và làm việc đầy nhiệt huyết. Hy vọng rằng những chia sẻ thật lòng của mình sẽ đem lại nguồn năng lượng tích cực và truyền được ngọn lửa đam mê cho những người trẻ, những người còn đang mông lung suy nghĩ về định hướng của bản thân”.

MỚI - NÓNG
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
SVVN - Bộ GD - ĐT đã có thông tin chính thức về việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT cho thí sinh chưa đỗ kỳ thi năm 2024. Theo đó, từ năm 2025, những học sinh chưa đỗ Kỳ thi Tốt nghiệp năm 2024 và những năm trước đó sẽ được tổ chức thi tốt nghiệp đúng nội dung chương trình giáo dục phổ thông đã được học, theo tinh thần đảm bảo đầy đủ quyền lợi của học sinh.

Có thể bạn quan tâm

Bạn trẻ Sài Gòn mê mẩn bởi đồng cỏ lau Làng Đại học Thủ Đức đang mùa bung nở

Bạn trẻ Sài Gòn mê mẩn bởi đồng cỏ lau Làng Đại học Thủ Đức đang mùa bung nở

SVVN - Cánh đồng cỏ lau tại Làng Đại học Thủ Đức đang đua nhau bung nở, rực rỡ một màu trắng muốt, tạo nên một khung cảnh thơ mộng, lãng mạn. Ngay sau khi lan truyền trên mạng xã hội, cánh đồng cỏ lau nhận được sự quan tâm lớn của cư dân mạng, thu hút nhiều bạn trẻ đến chụp ảnh, lưu giữ những khoảnh khắc đẹp.
Mãn nhãn, xúc động với 'biên niên sử' về lực lượng Cảnh sát Cơ động

Mãn nhãn, xúc động với 'biên niên sử' về lực lượng Cảnh sát Cơ động

SVVN - Chương trình nghệ thuật '50 năm Cảnh sát Cơ động - Những chặng đường vinh quang' là một trong những hoạt động văn hóa, nghệ thuật điểm nhấn trong chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát Cơ động (15/4/1974 – 15/4/2024). Chương trình nói về lực lượng Cảnh sát Cơ động từ những ngày đầu mới thành lập, trải qua các giai đoạn trưởng thành, phát triển cho đến hôm nay.
Muôn kiểu tránh nóng của sinh viên TP. HCM

Muôn kiểu tránh nóng của sinh viên TP. HCM

SVVN - Những ngày này, nhiệt độ tại TP. HCM luôn ở mức cao, phổ biến từ 37 - 39 độ C. Thời tiết nắng nóng, ngột ngạt khiến nhiều sinh viên tìm cách “chạy trốn”. Từ che chắn đến “ẩn nấp” ở thư viện, quán cà phê... đều được sinh viên áp dụng để chống chọi với cái nắng khắc nghiệt.
Hành trình theo ‘dấu chân mặt trời’ của 2 nữ runner 'Top 8 vận động viên phong trào cự ly HM' hướng tới ‘TPM 2024’

Hành trình theo ‘dấu chân mặt trời’ của 2 nữ runner 'Top 8 vận động viên phong trào cự ly HM' hướng tới ‘TPM 2024’

SVVN - Không chỉ là hai trong 8 runner nữ có vinh dự được xếp pen E (Elite) chung với tuyển quốc gia tại "Giải Vô địch Quốc gia và Cự ly dài báo Tiền Phong" (Tiền Phong Marathon - TPM) lần thứ 65, năm 2024, tại Phú Yên, Nguyễn Thị Hưởng và Lê Thị Lai còn được biết đến là hai nữ runner có tiếng trong làng chạy phong trào, cùng nhiều thành tích cao ở các giải chạy lớn, nhỏ.
Cựu sinh viên Nhân văn nhắn nhủ sinh viên Nhân văn trước ngưỡng cửa thế giới việc làm

Cựu sinh viên Nhân văn nhắn nhủ sinh viên Nhân văn trước ngưỡng cửa thế giới việc làm

SVVN - Anh Nguyễn Văn Đạt có 8 năm kinh nghiệm làm việc tại Tập đoàn Thế giới di động, đang là Giám đốc Phát triển mạng lưới kiêm Giám đốc Đối ngoại Công ty cổ phần Thời trang YODY. Anh là 1 trong số 5 diễn giả khách mời tại talkshow "Chuyển đổi việc làm: Cơ hội, thách thức cho người lao động và doanh nghiệp" do trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn - ĐHQG Hà Nội tổ chức. Đây là chia sẻ của anh dành riêng cho chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, báo Tiền Phong.
Gen Z sử dụng mạng xã hội sao cho hiệu quả?

Gen Z sử dụng mạng xã hội sao cho hiệu quả?

SVVN - Tại chương trình "Hỗ trợ tâm lý học đường - đưa chuyên gia đến với trường học", diễn ra ở trường THCS-THPT Hai Bà Trưng (quận Tân Bình, TP. HCM), ThS Tâm lý Trần Thị Thanh Trà - giảng viên trường ĐH Mở TP. HCM cho biết: “Theo thống kê của Google vào tháng 6/2023, gần 80% người dân Việt Nam sử dụng mạng xã hội, thời lượng trung bình là 3 giờ đồng/ngày”.