Làm sao giúp sinh viên vượt qua 'nỗi sợ' các môn đại cương?

SVVN - Nhiều sinh viên chia sẻ rằng các môn học đại cương thường thiếu hấp dẫn và khó gợi lên sự hứng thú. Không ít bạn thừa nhận những môn học này là "nỗi ám ảnh" lớn, khi nhiều sinh viên phải thi lại nhiều lần mới vượt qua, thậm chí có trường hợp chậm tốt nghiệp chỉ vì chưa hoàn thành chương trình của các môn đại cương.

Khi đại cương là cơn ác mộng

Đã là lần thứ 2 học lại môn Tâm lý học đại cương nhưng P.T.B., sinh viên Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), vẫn đang bối rối tìm phương pháp ôn tập hiệu quả để hoàn thành môn học.

“Hồi còn học cấp 3, mình đã quen với phương pháp dạy học theo lối đọc - chép từ thầy cô, lên đại học, mình bị lúng túng trước cách giảng dạy mới. Kiến thức đại cương dài, khó và dàn trải khiến mình không theo kịp. Môn học này lại nhiều khái niệm phức tạp. Đợt tới trường có tổ chức học lại, mình phải quyết tâm lấy điểm cao để vượt qua, nếu không sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch tốt nghiệp năm nay", B. chia sẻ.

Làm sao giúp sinh viên vượt qua 'nỗi sợ' các môn đại cương? ảnh 1

Nhiều sinh viên cảm thất mệt mỏi, chán nản khi phải ghi nhớ khối lượng kiến thức khổng lồ từ các môn đại cương.

Đã từng trượt và phải đóng tiền học lại môn Pháp luật đại cương, T.P.L, sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, chia sẻ: "Môn học này với mình rất khó nắm bắt vì khối lượng kiến thức quá lớn và nhiều thuật ngữ phức tạp. Cuốn giáo trình dày với hàng tá khái niệm và lý thuyết. Kỳ thi thì toàn đề đóng, sinh viên phải học thuộc lòng cả chục câu hỏi ôn tập, mỗi câu dài tới vài trang giấy. Mình chọn 'học tủ' vì quá áp lực. Kết quả là thi không trúng phần ôn, và mình đã trượt môn".

Làm sao giúp sinh viên vượt qua 'nỗi sợ' các môn đại cương? ảnh 2

Nhiều sinh viên lựa chọn giải pháp "học tủ" để đối phó với những kì thi môn đại cương. (Ảnh: Hà Ánh)

Tiến sĩ Nguyễn Thị Tuyết Minh, Trưởng bộ môn Xã hội học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho rằng tình trạng sinh viên thiếu hứng thú với các môn học đại cương bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân. Một phần đến từ phương pháp giảng dạy chưa tối ưu; nội dung môn học đôi khi còn lạc hậu, không theo kịp nhu cầu thực tế; kỹ năng học tập của sinh viên chưa phù hợp với môi trường đại học; và đặc biệt là sự thiếu nhận thức về tầm quan trọng của các môn đại cương. Thêm vào đó, khoảng cách giữa hệ thống giáo dục phổ thông và đại học cũng như môi trường học tập chưa đủ kích thích sáng tạo, cũng là những yếu tố dẫn đến hiện trạng này.

Cần nhận thức rõ vai trò của môn đại cương

Chia sẻ về cách đạt điểm cao trong các môn đại cương, bạn Phạm Hoàng Long, sinh viên tốt nghiệp loại Xuất sắc Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội năm 2023, cho biết: "Mình chú trọng đến việc nghiên cứu sách và giáo trình. Các bạn nên chia nhỏ thời gian học thành nhiều giai đoạn, trong mỗi giai đoạn cần tập trung đọc, hiểu và nhớ rõ kiến thức. Đối với những nội dung quan trọng, hãy ghi chú ngắn gọn từ 1-2 câu, tóm lược kiến thức từ giáo trình một cách thật cô đọng để không bị quên. Đến kỳ thi, các bạn sẽ có thể ôn tập nhanh hơn và hiệu quả hơn".

Theo Long, tân sinh viên nên rèn luyện tinh thần tự học, bởi trong lớp giảng viên thường nói rất nhanh và rất nhiều. Nếu không kịp ghi chú những nội dung chính yếu và tự tìm hiểu sâu hơn, các bạn sẽ dễ cảm thấy bối rối, và đến kỳ thi sẽ rơi vào tâm lý hoang mang vì thiếu tự tin vào kiến thức của mình.

"Ở năm đầu, các bạn tân sinh viên cần cố gắng đạt điểm cao ở những môn đại cương, mặc dù những môn này thường khó và khô khan. Hãy nhớ rằng điểm số tốt nghiệp đại học sẽ tính trên điểm trung bình của tất cả các môn trong suốt 4 năm", Hoàng Long nhấn mạnh.

Tiến sĩ Nguyễn Thị Tuyết Minh khuyên rằng, tân sinh viên cần nhận thức rõ vai trò quan trọng của các môn đại cương trong việc xây dựng nền tảng tri thức và tư duy. Những kiến thức đại cương không chỉ hỗ trợ cho các môn chuyên ngành mà còn phát triển kỹ năng tư duy phản biện và khả năng nghiên cứu, rất cần thiết cho con đường sự nghiệp trong tương lai.

"Chìa khóa để học tốt các môn đại cương là tham gia lớp học với thái độ tích cực, ghi chép đầy đủ và tương tác thường xuyên với giảng viên. Để thi đạt điểm cao, sinh viên cần nắm vững kiến thức cơ bản, rèn luyện kỹ năng trình bày mạch lạc và logic. Việc đọc kỹ đề bài, quản lý thời gian thi hợp lý và ôn tập có hệ thống là yếu tố quyết định. Lập kế hoạch ôn tập chi tiết, tập trung vào những điểm cốt yếu và thực hành làm bài mẫu sẽ giúp sinh viên tự tin hơn khi bước vào kỳ thi", tiến sĩ Nguyễn Thị Tuyết Minh chia sẻ.

MỚI - NÓNG
Bố Yến - Người thầy, người cha của làng Ca Dong
Bố Yến - Người thầy, người cha của làng Ca Dong
SVVN - Ông Đinh Văn Yến (sinh năm 1952, nguyên Bí thư chi bộ thôn 2, xã Trà Vinh, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) đã hơn 30 năm tuổi Đảng vẫn nhiệt huyết với công tác xã hội, chú trọng đến giáo dục địa phương và hết mình giúp dân vượt khó thoát nghèo.
'Liên hoan phim quốc tế Hà Nội 2024' công bố ban giám khảo chuyên môn trước giờ G
'Liên hoan phim quốc tế Hà Nội 2024' công bố ban giám khảo chuyên môn trước giờ G
SVVN - Được xem là sự kiện văn hóa nghệ thuật, tôn vinh các tác phẩm điện ảnh có giá trị nghệ thuật cao và giàu tính nhân văn, 'Liên hoan phim quốc tế Hà Nội 2024' (HANIFF 2024) trước giờ G hứa hẹn mang đến nhiều trải nghiệm độc đáo và mang dấu ấn quốc tế, với những tên tuổi trong nghề có uy tín trong nước và trên thế giới.
Hồ Ngọc Hà tặng học bổng và động viên các em nhỏ gặp khó khăn nỗ lực học tập
Hồ Ngọc Hà tặng học bổng và động viên các em nhỏ gặp khó khăn nỗ lực học tập
SVVN - Tiếp tục series 'Hành trình 20+', Hồ Ngọc Hà đã trao học bổng cho các em có hoàn cảnh khó khăn ở Quảng Bình, Hồ Ngọc Hà đã đến thôn Mỹ Cảnh, xã Bảo Ninh, thành phố Đồng Hới. Đây là một trường hợp đặc biệt được Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Bảo Ninh giới thiệu cho ê kíp của ca sĩ Hồ Ngọc Hà.

Có thể bạn quan tâm

‘Thầy giáo quân hàm xanh’ mang ánh sáng tri thức đến vùng biên viễn Mường Lát

‘Thầy giáo quân hàm xanh’ mang ánh sáng tri thức đến vùng biên viễn Mường Lát

SVVN - Với tâm huyết đem tri thức đến đồng bào dân tộc Mông nơi vùng biên giới heo hút, Thiếu tá Hơ Văn Di (nhân viên vận động quần chúng Đồn Biên phòng Trung Lý, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa) đã miệt mài 'cõng chữ lên non' suốt nhiều năm qua. Đêm xuống, khi ánh đèn bừng sáng tại lớp học xóa mù chữ ở bản Pa Búa, cũng là lúc ‘người thầy quân hàm xanh’ bắt đầu hành trình giúp bà con nơi đây thoát khỏi bóng tối mù chữ, mở ra cánh cửa tri thức và một tương lai tươi sáng.
Hành trình giảng dạy đầy cảm hứng của cô giáo người dân tộc Tày

Hành trình giảng dạy đầy cảm hứng của cô giáo người dân tộc Tày

SVVN - Cô giáo Ninh Thị Ngọc Sen, giáo viên người dân tộc Tày tại Bắc Giang, đã trở thành biểu tượng của nghị lực và đam mê trong giáo dục. Suốt 11 năm giảng dạy tại trường THPT Sơn Động số 1, cô không chỉ truyền đạt kiến thức mà còn khơi dậy khát vọng vươn lên trong học sinh. Đặc biệt, cô là một trong 60 giáo viên được tuyên dương trong chương trình 'Chia sẻ cùng thầy cô 2024', ghi nhận những cống hiến và tâm huyết của cô trong sự nghiệp trồng người.
Nữ giáo viên vùng cao 18 năm gieo con chữ trên nẻo đường khó khăn

Nữ giáo viên vùng cao 18 năm gieo con chữ trên nẻo đường khó khăn

SVVN - Suốt 18 năm gắn bó với nghề, cô Trần Thị Thùy Liên, giáo viên tại trường Tiểu học và THCS Viễn Sơn (huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái), đã không ngừng nỗ lực vượt qua bao khó khăn để đưa con chữ đến với học sinh ở vùng cao. Năm nay 41 tuổi, cô vẫn miệt mài giảng dạy tại một điểm trường ở thôn đặc biệt khó khăn, nơi mà hành trình đến với tri thức của các em chưa bao giờ là điều dễ dàng.
Các trường đại học không được công bố điểm chuẩn xét tuyển sớm trước khi học sinh 12 kết thúc năm học

Các trường đại học không được công bố điểm chuẩn xét tuyển sớm trước khi học sinh 12 kết thúc năm học

SVVN - Tại Hội nghị tổng kết công tác tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2020 - 2024 và chuẩn bị Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 vừa qua, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD - ĐT) Huỳnh Văn Chương đề xuất thời điểm công bố điểm chuẩn xét tuyển sớm cần phải rơi vào sau khi kết thúc chương trình và kế hoạch năm học, tức 31/5 hằng năm.
Nữ giáo viên 10 năm tận tụy vì trẻ khuyết tật trí tuệ

Nữ giáo viên 10 năm tận tụy vì trẻ khuyết tật trí tuệ

SVVN - Nguyễn Thị Thanh Trúc, cô giáo tận tâm tại Trung tâm Phục hồi chức năng – Giáo dục trẻ em khuyết tật Khánh Hòa, đã dành trọn 10 năm gắn bó với các em nhỏ kém may mắn. Bằng tình yêu nghề, sự nhẫn nại và lòng kiên trì, cô không chỉ giúp các em vượt qua khó khăn mà còn xây dựng cho các em nền tảng để tự lập, hòa nhập cuộc sống.
Một trường đại học tại TP. HCM dự kiến không dùng điểm học bạ trong các phương thức xét tuyển từ năm 2025

Một trường đại học tại TP. HCM dự kiến không dùng điểm học bạ trong các phương thức xét tuyển từ năm 2025

SVVN - Hội Đồng tuyển sinh trường ĐH Sư phạm TP. HCM cho biết, những năm trước, điểm học bạ được sử dụng để xét tuyển độc lập (10% chỉ tiêu) hoặc kết hợp với điểm thi đánh giá năng lực (30 - 40% chỉ tiêu). Tuy nhiên, từ năm 2025, trường dự kiến không sử dụng kết quả học bạ với cả hai phương thức.
Giải mã nghịch lý nhân lực CNTT Việt Nam: Cơ hội lớn, thách thức không nhỏ

Giải mã nghịch lý nhân lực CNTT Việt Nam: Cơ hội lớn, thách thức không nhỏ

SVVN - Hội thảo "Giải mã nghịch lý ngành Công nghệ: Đại bàng gõ cửa nhưng Nhân lực khép cửa", quy tụ nhiều chuyên gia giáo dục và công nghệ hàng đầu Việt Nam. Sự kiện lần đầu tiên nêu bật thực trạng bất cập khi Việt Nam, dù là điểm đến hấp dẫn của các "ông lớn" công nghệ như: Apple, NVIDIA, và Intel, vẫn gặp khó khăn trong việc cung cấp nhân lực công nghệ thông tin (CNTT) chất lượng cao.