Ngôn ngữ không chỉ để giao tiếp mà còn là tiệm cận vẻ đẹp của nền văn hóa mới

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Ngô Thị Cẩm Tú là sinh viên năm cuối ngành Ngôn ngữ Nga, khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Nga Trường Đại học Ngoại ngữ (ULIS), ĐHQGHN. Đến với tiếng Nga không phải sự lựa chọn đầu tiên của Cẩm Tú. Thế nhưng giờ đây nó đã trở thành mục tiêu chính của cô gái người Hà Nội. Bởi Cẩm Tú tin rằng ngôn ngữ là cái nôi của nhiều tác phẩm văn học kinh điển trên thế giới thì đó hẳn là ngôn ngữ tuyệt vời.
Ngôn ngữ không chỉ để giao tiếp mà còn là tiệm cận vẻ đẹp của nền văn hóa mới ảnh 1

Ngô Thị Cẩm Tú sinh viên năm cuối ngành Ngôn ngữ Nga, khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Nga Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN.

Cẩm Tú sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, những tháng cuối cấp 3 mục đích duy nhất của cô là Sư phạm Ngữ Văn của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Tuy nhiên, ước mơ đó đã không thành hiện thực và Cẩm Tú đã chuyển hướng sang học một ngành khác. “Mình lựa chọn Ngôn ngữ Nga của ULIS. Mọi người sẽ thắc mắc là tại sao mình không lựa chọn học tiếp tiếng Anh để phát triển hơn hoặc chọn những ngoại ngữ được đánh giá là “hot” trong thời điểm hiện nay như tiếng Hàn, tiếng Nhật, tiếng Trung… Bởi mình cảm thấy ngoài việc học tiếng Anh, bản thân cũng nên thử sức và theo đuổi một ngôn ngữ mới, tìm hiểu nền văn hoá mới. Những năm cấp 2 cấp 3 mình có thi học sinh giỏi Văn nên khá ấn tượng các tác phẩm văn học nước ngoài, đặc biệt là Nga. Vì vậy mình quyết định lựa chọn tiếng Nga với niềm tin, một ngôn ngữ là cái nôi sinh thành và phát triển của nhiều tác phẩm văn học kinh điển trên thế giới thì đó hẳn là ngôn ngữ rất tuyệt vời.” - Cẩm Tú bộc bạch.

Ngôn ngữ không chỉ để giao tiếp mà còn là tiệm cận vẻ đẹp của nền văn hóa mới ảnh 2

Cẩm Tú cho rằng học ngôn ngữ giúp bản thân biết sử dụng tiếng tốt hơn, hiểu sâu hơn về vẻ đẹp của chúng.

Ngôn ngữ không chỉ để giao tiếp mà còn là tiệm cận vẻ đẹp của nền văn hóa mới ảnh 3

Tiếng Nga sẽ giúp Cẩm Tú có lợi thế về ngoại ngữ trong việc tiếp cận nhiều nhóm ngành nghề.

“Khi bắt đầu vào học tiếng Nga điều đầu tiên mình nhận ra rằng: Tiếng Nga rất khó. Khi vừa làm quen với bảng chữ cái tiếng Nga và cách phát âm là mình đã không theo kịp bạn bè, chưa kể ngữ pháp cũng rắc rối hơn nhiều so với tiếng Anh. Để khắc phục những khó khăn đó mình đã dành 2-3 tuần đầu để luyện đọc và tìm cách ghi nhớ ngữ pháp và từ vựng. Đối với mình kĩ năng nghe là khó nhất. Tuy nhiên, ngoài biết tiếng Anh ra thì khi học tiếng Nga sẽ giúp mình có lợi thế về ngoại ngữ trong việc tiếp cận nhiều nhóm ngành nghề. Sau khi tốt nghiệp, mình có thể học thêm để tiếp tục công việc giảng dạy hoặc làm phiên dịch viên cho các hội thảo, biên dịch sách báo; Có thể trở thành phóng viên, biên tập viên cư trú ở Nga làm việc và sinh sống. Hiện tại, mình làm gia sư tiếng Anh từ năm nhất, và đây cũng chính là điều giúp mình thấy lựa chọn học ngành ngôn ngữ nói chung rất đa dạng về thị trường việc làm, chứ không quá khó tìm việc như trong suy nghĩ của các bạn trẻ về ngành ngôn ngữ. Và học ngôn ngữ giúp mình biết sử dụng tiếng tốt hơn, hiểu sâu hơn về vẻ đẹp của chúng” – Cẩm Tú chia sẻ.

Ngôn ngữ không chỉ để giao tiếp mà còn là tiệm cận vẻ đẹp của nền văn hóa mới ảnh 4
Ngôn ngữ không chỉ để giao tiếp mà còn là tiệm cận vẻ đẹp của nền văn hóa mới ảnh 5

“Khi đang là sinh viên năm cuối thì kiến thức cần phải thu nạp nhiều hơn và nhanh hơn. Vì vậy cũng có những lúc mình “bế tắc”, nhưng mình sẽ không ép bản thân phải cố nhồi nhét hết chỗ kiến thức đó. Mình sẽ để bản thân được nghỉ ngơi, làm việc yêu thích. Sau khi đầu óc được thư giãn, mới bắt đầu lên kế hoạch cụ thể, tóm tắt những kiến thức quan trọng cần học kỹ và tham khảo cách học từ các bạn học tốt hơn” – Cô tâm sự.

Ngôn ngữ không chỉ để giao tiếp mà còn là tiệm cận vẻ đẹp của nền văn hóa mới ảnh 6
Ngôn ngữ không chỉ để giao tiếp mà còn là tiệm cận vẻ đẹp của nền văn hóa mới ảnh 7

Hiện nay, nhiều sinh viên có mối lo chung khi phải cân bằng 3 việc: học tập, tham gia hoạt động ngoại khóa và đi làm thêm. Nhưng với Cẩm Tú đây là điều không quá khó khăn mà còn hỗ trợ cho nhiều việc khác. Tham gia hoạt động ngoại khóa hay đi làm thêm cũng là cách để Cẩm Tú thêm mở mang kiến thức và có những ý tưởng mới trong học tập. Đó sẽ còn là những trải nghiệm đáng quý trong suốt quãng đời sinh viên của cô.

Ngôn ngữ không chỉ để giao tiếp mà còn là tiệm cận vẻ đẹp của nền văn hóa mới ảnh 8

Cẩm Tú luôn ấp ủ nguyện vọng một ngày được đặt chân tới Nga khi có cơ hội học thạc sĩ - đất nước mà cô đang học về ngôn ngữ, văn hóa, ẩm thực, để được chạm vào, được tận mắt chứng kiến vẻ đẹp cổ kính qua những công trình kiến trúc mà bản thân chỉ được nhìn thấy trong sách vở. Vì vậy Cẩm Tú vẫn đang cố gắng cải thiện kỹ năng tiếng và lo ôn thi chuẩn đầu ra để có thể tốt nghiệp và thực hiện giấc mơ ấy. Thủ đô Mát-xcơ-va của Nga sẽ là nơi đầu tiên mà nữ sinh ULIS mong muốn ghé thăm.

Ngôn ngữ không chỉ để giao tiếp mà còn là tiệm cận vẻ đẹp của nền văn hóa mới ảnh 9

Một số thành tích nổi bật:

- Ủy viên Ban Chấp hành Hội sinh viên Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN

- Liên Chi hội trưởng Liên chi hội khoa NN&VH Nga

- Phó Bí thư Liên chi đoàn khoa NN&VH Nga

- Bí thư lớp nhiệm kỳ 2020-2021

- Trưởng ban Nội dung - Hậu cần BCH Đoàn Hội khoa NN&VH Nga

- Phó Trưởng ban Hậu cần CLB Sự kiện Tuổi trẻ ĐHQGHN

- Đại sứ ULIS 2021, 2022

- Top 100 sinh viên tiêu biểu tham gia Trại hè Thủ lĩnh ĐHQGHN 2023

- Nhận Giấy khen của ĐHQGHN cho cán bộ Đoàn - Hội tiêu biểu

- Tình nguyện viên Truyền thông Chiến dịch hỗ trợ truyền thông dự án cộng đồng cùng IVolunteer 2023.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Nữ du học sinh Việt giàu lòng nhân ái, vận dụng đam mê Hóa sinh cho các dự án vì sức khỏe cộng đồng

Nữ du học sinh Việt giàu lòng nhân ái, vận dụng đam mê Hóa sinh cho các dự án vì sức khỏe cộng đồng

SVVN - Phan Dương Thục Quyên (sinh năm 2007) hiện theo học tại Oxford International College, Anh. Dù đang du học ở nước ngoài, Thục Quyên vẫn tích cực tham gia các chương trình thiện nguyện tại Việt Nam. Từ niềm đam mê Hóa sinh, cô bạn mong muốn được vận dụng những hiểu biết của bản thân để đóng góp cho các dự án vì cộng đồng và giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn.
Kỳ thực tập mùa hè đáng nhớ của những 'nhà báo' năm nhất đến từ Học viện Ngoại giao

Kỳ thực tập mùa hè đáng nhớ của những 'nhà báo' năm nhất đến từ Học viện Ngoại giao

SVVN - Thực tập ngay từ năm nhất là một cơ hội lớn đối với các sinh viên ngành Truyền thông Quốc tế - Học viện Ngoại giao. Trải qua kỳ thực tập mùa hè 2024 đầy ý nghĩa tại Ban Sinh  viên, báo Tiền Phong, 5 sinh viên Ngoại giao đã thêm vào hành trang của riêng mình những bài học và kinh nghiệm quý giá trên hành trình theo đuổi giấc mơ “cầm bút” trong tương lai.
Mọi sự nỗ lực đều sẽ được đền đáp xứng đáng!

Mọi sự nỗ lực đều sẽ được đền đáp xứng đáng!

SVVN - Vốn là một người không thích xuất hiện trước ống kính, tuy nhiên sau khi được tiếp xúc với nghệ thuật, Minh Trang dần cảm thấy bén duyên và yêu nghề nhiều hơn. Bắt đầu đi lên từ mảng kid, sau đó là mẫu teen và hoạt động cho đến hiện tại, Minh Trang càng khẳng định sự quyết tâm chinh phục niềm đam mê diễn xuất nhiều hơn, sau 2 lần thi đại học và trở thành tân sinh viên chuyên ngành Diễn viên kịch, điện ảnh – truyền hình của trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội.
Chân dung nữ thủ khoa khối D07 tỉnh Thái Nguyên sau một năm 'chọn Ngoại giao'

Chân dung nữ thủ khoa khối D07 tỉnh Thái Nguyên sau một năm 'chọn Ngoại giao'

SVVN - Trần Thu Trang (sinh năm 2005) hiện là sinh viên năm hai khoa Truyền thông và Văn hóa đối ngoại Học viện Ngoại giao. Với số điểm 28.25 tại kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023, cô đã xuất sắc trở thành Thủ khoa khối D07 của tỉnh Thái Nguyên. Mang theo nhiều kỳ vọng khi bước vào cánh cửa đại học, Thu Trang đã không ngừng học tập, phát triển và chứng tỏ bản thân trong năm đầu tại Học viện.
Hoa khôi duyên dáng Ngoại thương 2022 rạng rỡ ngày tốt nghiệp

Hoa khôi duyên dáng Ngoại thương 2022 rạng rỡ ngày tốt nghiệp

SVVN - Trần Hà Linh - Cựu sinh viên K59 chương trình Chất lượng cao Kinh tế chuyên ngành Kinh tế đối ngoại, Hoa khôi cuộc thi Duyên dáng Ngoại thương năm 2022 vừa chính thức nhận bằng tốt nghiệp vào cuối tuần vừa qua. Cùng lắng nghe những chia sẻ của Hoa khôi Ngoại thương trong thời điểm chính thức rời xa giảng đường đại học.
Hành trình từ nữ học sinh trường chuyên đến thủ khoa Quản trị Marketing

Hành trình từ nữ học sinh trường chuyên đến thủ khoa Quản trị Marketing

SVVN - Nguyễn Phan Mỹ Vân, sinh năm 2002 tại Hà Nội, là thủ khoa tốt nghiệp chuyên ngành Quản trị Marketing Chất lượng cao, lớp Quản trị Marketing CLC62C, khoa Marketing, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân với GPA 3.92/4.0. Cô bạn đã gặt hái được nhiều thành tích tiêu biểu, trong đó nổi bật là việc giành học bổng khuyến khích học tập trong 6/7 kỳ và lọt vào Top 5 toàn quốc tại Bảng Digital - Sinh viên trong cuộc thi Việt Nam Young Lions 2023.
Nữ thủ khoa ngành Truyền thông Marketing NEU xuất sắc chinh phục học bổng thạc sĩ danh giá tại Anh Quốc

Nữ thủ khoa ngành Truyền thông Marketing NEU xuất sắc chinh phục học bổng thạc sĩ danh giá tại Anh Quốc

SVVN - Bùi Hoàng Yến Nhi (sinh năm 2002) là nữ sinh viên xuất sắc đạt danh hiệu thủ khoa chuyên ngành Truyền thông Marketing Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU) với GPA 3.9/4.0. Cô đã chinh phục nhiều học bổng khuyến khích học tập, đặc biệt đã giành được Học bổng Southampton Presidential International Scholarship cho khóa thạc sĩ Marketing Analytics tại University of Southampton, Anh Quốc.