Người trẻ đến gần hơn với thi ca tại Ngày Thơ Việt Nam 2024
0:00 / 0:00
0:00
Nam miền Bắc
Nữ miền Bắc
Nữ miền Nam
Nam miền Nam
SVVN - Ngày 24/2, nhiều người yêu thơ đã không ngại mưa rét đến tham dự ngày chính hội và ghé thăm không gian trưng bày di sản thơ ca của Ngày Thơ Việt Nam 2024 được tổ chức tại Hoàng thành Thăng Long. Không chỉ những người lớn tuổi, sự kiện cũng thu hút nhiều công chúng trẻ tuổi.
Ngày Thơ Việt Nam lần thứ 22 có chủ đề “Bản hoà âm đất nước” được diễn ra trong hai ngày 23, 24/2/2024 (tức ngày 14, 15 tháng Giêng Âm lịch) tại Hoàng thành Thăng Long, thủ đô Hà Nội.
Những vầng trăng non uốn lượn trên hành trình tròn đầy vào đúng ngày Rằm là ngôn ngữ thiết kế cho không gian của ngày hội.
Cổng thơ nhìn từ phía Nhà Ký ức.
Điểm nhấn của Ngày Thơ Việt Nam năm nay là Nhà Ký ức – nơi trưng bày các kỷ vật, hiện vật đặc biệt của các nhà thơ danh tiếng qua nhiều thời kỳ của văn học Việt Nam. Các hiện vật này do Bảo tàng Văn học Việt Nam cung cấp và được Ban tổ chức lựa chọn, giới thiệu tới khách tham quan.
Nhà Ký ức tại Ngày Thơ Việt Nam lần thứ 22.
Nhà Ký ức mang hình dáng của một ngôi nhà dài của đồng bào Tây Nguyên. Lối dẫn vào là con đường thơ với hình ảnh mầm lá non cách điệu, được điểm tô bằng hoạ tiết trên trang phục của đồng bào các dân tộc Việt Nam.
Bước qua cổng thơ là đường thơ được trang trí bằng những mầm lá non cách điệu, với họa tiết trên trang phục của đồng bào các dân tộc Việt Nam.
Trên mỗi mầm lá có in một câu thơ hay được tuyển chọn, tổng cộng có 54 câu thơ, tương ứng với 54 dân tộc Việt Nam.
Một số câu thơ quen thuộc với nhiều thế hệ học trò bởi từng được dạy trong chương trình môn Ngữ Văn các cấp.
Có tất cả 12 nhà thơ tiêu biểu được giới thiệu tại Nhà Ký ức. Đứng đầu là nhà thơ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và 11 nhà thơ người dân tộc thiểu số đã đạt Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật.
Bài thơ Rằm tháng Giêng được trích dẫn trong gian trưng bày những tập thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây được xem là một trong những bài thơ Việt Nam hay nhất thế kỷ XX và càng ý nghĩa hơn khi sự kiện được tổ chức vào đúng dịp Tết Nguyên tiêu – Rằm tháng Giêng Âm lịch.
Một số bản in các tập thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Các nhà thơ nổi tiếng của các dân tộc thiểu số tại Nhà ký ức như nhà thơ Nông Quốc Chấn (dân tộc Tày), Lò Ngân Sủn (dân tộc Giáy), Y Phương, Mạc Phi (dân tộc Tày), Bàn Tài Đoàn (dân tộc Dao Tiền)…
Tượng của nhà thơ Nông Quốc Chấn (dân tộc Tày).
Mỗi kỷ vật đều ẩn chứa một câu chuyện riêng, giúp người xem hiểu hơn về quá trình sáng tác của các nhà thơ. Trong đó, có cả những bản thảo được viết tay trên chiến trường hay nhiều đồ vật từ một thời xa vắng. Tất cả đều được nâng niu, giữ gìn để thể hệ trẻ hôm nay hiểu thêm về văn hoá, lịch sử dân tộc.
Kỷ vật của nhà thơ Y Phương, tác giả của bài thơ “Nói với con” trong chương trình Ngữ Văn 7.
Kỷ vật của nhà thơ Quách Tấn (dân tộc Hoa).
Kỷ vật của nhà văn Vi Hồng (dân tộc Tày).
Kỷ vật của nhà thơ Bàn Tài Đoàn (dân tộc Dao Tiền).
Ngoài các vần thơ hay ca ngợi thiên nhiên, đất nước và con người, đường thơ còn có sự xuất hiện của nhiều vần thơ đặc sắc về tình yêu đôi lứa hay từ các tác phẩm trong nhà trường phổ thông. Điều này khiến nhiều công chúng trẻ cảm thấy hào hứng, thú vị.
Hai bạn trẻ chăm chú đọc thơ tại không gian của Nhà Ký ức.
Ngày Thơ Việt Nam 2024 thực sự là một sự kiện đặc biệt tôn vinh, lan toả vẻ đẹp của thơ ca và nét văn hoá đặc sắc thông qua thơ ca. Công chúng trẻ không chỉ được xem, chiêm nghiệm những tác phẩm hay, giàu ý nghĩa mà còn có cơ hội đến gần hơn với thơ ca giữa đời sống văn học hiện đại ngày nay.
Một bạn nhỏ vui mừng khi được bà dẫn tới tham dự ngày hội.
Giữa tiết trời mưa phùn gió bấc của những ngày đầu xuân, Ngày Thơ Việt Nam 2024 vẫn thu hút nhiều công chúng yêu thơ tới tham dự.
SVVN - Những ngày giáp Tết Nguyên đán, tại Đội Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ, Công an quận Bắc Từ Liêm (TP. Hà Nội), không khí tất bật, ấm áp lan tỏa khi cán bộ, chiến sĩ quây quần bên nhau gói bánh chưng – một truyền thống đẹp đã trở thành thông lệ của đơn vị.
SVVN - Tết Ất Tỵ 2025, nhiếp ảnh gia Sơn Đoàn và những người bạn lại tiếp tục tổ chức chụp ảnh Tết miễn phí, in ảnh dành tặng trực tiếp cho các cụ già và những em nhỏ ở tỉnh An Giang.
SVVN - ĐHQG TP. HCM đã chính thức mở đăng ký kỳ thi Đánh giá năng lực đợt 1, năm 2025. Theo đó, hệ thống đăng ký dự thi đợt 1 được mở từ ngày 20/1 đến hết ngày 20/2. Phiếu báo dự thi sẽ có trong tài khoản cá nhân của thí sinh đã đăng ký trên trang chủ của kỳ thi vào ngày 22/3/2025.
SVVN - Giữa lúc nhiều nghề truyền thống đang dần bị mai một, ông Trầm Đức Hưng, 70 tuổi (sống tại TP. HCM) vẫn gắn bó với nghề làm đầu lân sư rồng. Là một trong những nghệ nhân hiếm hoi còn bám trụ với nghề, ông kiên trì với phương pháp chế tác thủ công, gìn giữ và lan tỏa giá trị văn hoá qua từng chiếc đầu lân kỳ công, tinh xảo.
SVVN - Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đang đến rất gần, và như thường lệ, Hà Nội lại chuẩn bị một "bữa tiệc ánh sáng" hoành tráng để chào đón năm mới. Theo kế hoạch của UBND TP. Hà Nội, năm nay thành phố sẽ tổ chức bắn pháo hoa tại 30 địa điểm với 31 trận địa, trải rộng khắp các quận, huyện, để tất cả người dân đều có thể tận hưởng không khí lễ hội.
SVVN - Những năm gần đây, vào mỗi dịp Tết đến xuân về, hình ảnh các bạn trẻ diện những bộ áo dài thướt tha, đủ mọi kiểu dáng, màu sắc đã trở nên quen thuộc. Gen Z – thế hệ được biết đến với cá tính mạnh mẽ và sự nhanh nhạy, đang góp phần làm sống lại văn hóa mặc áo dài ngày Tết. Đối với họ, áo dài ngày Tết không chỉ là một xu hướng nhất thời mà còn là hành trình tìm lại bản sắc, khẳng định giá trị bản thân và thêm yêu văn hóa dân tộc.
SVVN - Trong năm 2024, nhiều sinh viên Việt Nam đã gây ấn tượng bằng những thành tích vượt trội trong học tập, nghiên cứu, khởi nghiệp và đóng góp cho cộng đồng. Các bạn là những tài năng trẻ, truyền cảm hứng bằng câu chuyện của chính mình.
SVVN - Ở tuổi 22, Phí Hạnh Nguyên (năm thứ tư, ngành Sư phạm Ngoại ngữ, trường ĐH Ngoại ngữ, ĐH Đà Nẵng) đã gặt hái được nhiều thành tích đáng nể trong học tập, nghiên cứu khoa học và hoạt động Đoàn - Hội. Nhưng ẩn sau bảng thành tích ấy là cả một hành trình dài của sự cố gắng, đam mê và không ngừng phấn đấu.
SVVN - Sáng 22/1 (tức 23 tháng Chạp), người dân khắp nơi tất bật thả cá tiễn ông Công, ông Táo về trời. Nhưng khác với hình ảnh quen thuộc của nhiều người thả cả cá lẫn túi nilon xuống sông hồ, năm nay, các bạn trẻ Hà Nội đã biến phong tục truyền thống này trở nên 'xanh' hơn bao giờ hết.
SVVN - Tết Nguyên đán là một trong những dịp lễ lớn nhất trong năm ở nước ta. Thời điểm cận Tết, người dân cả nước tất bật sắm sửa đồ đạc để đón một năm mới. Chính vì vậy, đây là thời điểm nhu cầu mua sắm của người dân tăng cao. Một bộ phận giới trẻ với sự thông minh, nhanh nhạy của mình đã tận dụng thời gian “vàng” này để kiếm thêm thu nhập với mức lương hấp dẫn.
SVVN - Tết Nguyên đán, dịp lễ truyền thống lớn nhất năm, không chỉ là thời điểm để mọi người đoàn tụ gia đình mà còn là cơ hội để chị em phụ nữ chăm chút vẻ ngoài, tạo nên diện mạo rạng rỡ nhất. Điều này khiến các dịch vụ trang điểm trở thành ‘hàng hot’ vào những ngày cận Tết, với lịch hẹn thường kín chỗ từ rất sớm.
SVVN - Lê Hoàng Nhân (ngành Sư phạm Toán, trường ĐH Sư phạm, ĐH Đà Nẵng),l đã ghi dấu ấn mạnh mẽ với Danh hiệu ‘Sinh viên 5 tốt’ năm 2024. Đằng sau thành tích ấy là câu chuyện về nỗ lực bền bỉ, tinh thần trách nhiệm và khao khát cống hiến.