Profile 'nét căng' của nam sinh Việt trở thành Cố vấn quản lý chiến lược cho tập đoàn đa quốc gia

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Nguyễn Huỳnh Nhật Tiến (TP. HCM) hoàn thành chương trình học song ngành tại trường ĐH DePauw (Mỹ), với thành tích ấn tượng. Chàng trai 2K1 tài năng đang là Cố vấn quản lý chiến lược cho một tập đoàn đa quốc gia có trụ sở tại Mỹ.

Nguyễn Huỳnh Nhật Tiến (2001), cựu học sinh trường THCS và THPT Đinh Thiện Lý, đến Mỹ du học từ năm 2019, sau khi xuất sắc giành được suất học bổng 85% (tương đương 4 tỷ đồng) cho 4 năm học tại trường ĐH DePauw (ngôi trường xếp hạng thứ 45 trong nhóm trường ĐH khai phóng tại Mỹ).

Profile 'nét căng' của nam sinh Việt trở thành Cố vấn quản lý chiến lược cho tập đoàn đa quốc gia ảnh 1

Nguyễn Huỳnh Nhật Tiến.

Sau học kỳ đầu tiên của năm thứ nhất, ngành Truyền thông, Nhật Tiến yêu thích thêm ngành Khoa học Máy tính nên quyết định học song ngành trái ngược, dung nạp thêm kiến thức mới, cơ hội phát triển nghề nghiệp.

Đến năm thứ ba, Tiến tham gia chương trình học tập trao đổi một học kỳ tại ĐH Oxford - ngôi trường danh giá bậc nhất nước Anh.

Profile 'nét căng' của nam sinh Việt trở thành Cố vấn quản lý chiến lược cho tập đoàn đa quốc gia ảnh 2

Nhật Tiến từng học một học kỳ tại University of Oxford (Anh Quốc).

Cũng trong năm thứ ba, Tiến trở thành thực tập sinh tại McKinsey & Company (Chicago, nước Mỹ) - Công ty tư vấn quản lý lớn nhất thế giới. Đến năm 2022, Nhật Tiến tốt nghiệp sớm chương trình Cử nhân 2 chuyên ngành - Khoa học Máy tính và Truyền thông, trong vòng 7 học kỳ, tại ĐH DePauw (DePauw University). Dù học song ngành nhưng Nhật Tiến luôn giữ vững phong độ với GPA 4 năm học là 3.81/4.0, lọt top 5% sinh viên tốt nghiệp xuất sắc (Summa cum laude) tại trường.

Profile 'nét căng' của nam sinh Việt trở thành Cố vấn quản lý chiến lược cho tập đoàn đa quốc gia ảnh 3

Ra trường, Nhật Tiến nhận được 2 lời mời công việc: Đỗ chương trình Management Trainee (quản trị viên tập sự) tại Unilever Việt Nam và cơ hội việc làm từ tập đoàn đa quốc gia Pháp MI-GSO | PCUBED, có trụ sở tại Mỹ. Sau khi suy nghĩ kỹ lưỡng, Tiến quyết định chọn MI-GSO | PCUBED để tiếp tục thực hiện ước mơ của mình.

Profile 'nét căng' của nam sinh Việt trở thành Cố vấn quản lý chiến lược cho tập đoàn đa quốc gia ảnh 4

Nhật Tiến chụp cùng đồng nghiệp tại MI-GSO | PCUBED.

Quy trình phỏng vấn ở công ty đa quốc gia gồm ba vòng. Vòng 1, Nhật Tiến phỏng vấn với ban tuyển dụng nhân sự, tương tự như phỏng vấn xin việc thông thường. Ban tuyển dụng tìm hiểu về học vấn, kinh nghiệm, tính cách, sở thích, lai lịch, xuất thân của thí sinh. Sau vòng 1, công ty thông báo Tiến tiếp tục vòng 2 phỏng vấn, với người quản lý thuộc bộ phận kinh doanh. Về cơ bản đậu hai vòng, Tiến vào vòng 3 phỏng vấn, mà theo Tiến là “khó nuốt”.

Profile 'nét căng' của nam sinh Việt trở thành Cố vấn quản lý chiến lược cho tập đoàn đa quốc gia ảnh 5

“Vòng 3, mình trao đổi trực tiếp với trưởng nhóm quản lý thuộc trụ sở chính ở Pháp. Do mình học song ngành Truyền thông và Khoa học Máy tính, kiến thức học so với công việc thực tiễn hoàn toàn khác nhau. Người phỏng vấn đưa ra bài toán kinh doanh, mình phải suy nghĩ sử dụng công thức gì giải đáp, cách tiếp cận vấn đề giải quyết như thế nào?… sao cho phù hợp. Mình cảm thấy khá thú vị khi được vận dụng kiến thức ngành khác để áp dụng vào tư duy của ngành mới”, Tiến cho biết.

Hiện tại, Nhật Tiến ‘thở phào nhẹ nhõm’ vì trải qua ba vòng phỏng vấn thành công và đang tham gia vai trò Cố vấn quản lý chiến lược cho tập đoàn đa quốc gia của Pháp. Mỗi ngày, Tiến trải nghiệm nhiều công việc khác nhau: Làm việc trực tiếp với khách hàng để lấy thông tin và đưa ra giải pháp giúp họ giải quyết bài toán kinh doanh, họp nhóm, phân tích dữ liệu, xây dựng bảng biểu, kết nối các đồng nghiệp để thu thập thông tin. Năng lượng, chủ động học hỏi, tự tin thể hiện năng lực bản thân… là những điểm mạnh mà Tiến luôn trau dồi, phát huy.

Profile 'nét căng' của nam sinh Việt trở thành Cố vấn quản lý chiến lược cho tập đoàn đa quốc gia ảnh 6

Nhật Tiến chụp cùng các bạn ở nước ngoài.

Chia sẻ thêm kỷ niệm khi đặt chân du học tại Mỹ, Tiến cho biết, với bảng điểm IELTS 7.5 từ khi còn học THPT, nhưng Tiến vẫn gặp trở ngại về ngôn ngữ. Trong lần họp mặt nhà chung với các bạn nam sinh, Tiến lắng nghe các bạn nói chuyện bông đùa có sử dụng nhiều từ lóng mà chẳng hiểu nội dung câu chuyện. Càng không hiểu, Tiến càng tham gia nhiều cuộc đối thoại để tăng khả năng ngôn ngữ.

Profile 'nét căng' của nam sinh Việt trở thành Cố vấn quản lý chiến lược cho tập đoàn đa quốc gia ảnh 7

Nhật Tiến trở thành thực tập sinh tại McKinsey & Company (Chicago, Mỹ).

“Mình nghĩ, hành trình trau dồi vốn tiếng Anh sẽ không bao giờ kết thúc. Chẳng hạn, lần đầu tiên đi làm, mình có cuộc họp với khách hàng và thật sự bị lạc lối vì không hiểu các thuật ngữ chuyên ngành mà họ đề cập. Nhưng vẫn theo công thức cũ, mình càng lắng nghe, tiếp xúc nhiều thì thành thạo. Quan trọng, mình không ngại hỏi lại, nhờ sự giúp đỡ của những người xung quanh gỡ rối. Mình cứ làm thì nó ra phương pháp, trải nghiệm tạo thành kinh nghiệm”, Tiến nói.

Hiện tại, Tiến còn sáng tạo nội dung trên kênh TikTok, với hơn 135.000 lượt theo dõi. Nội dung xoay quanh góc nhìn cuộc sống, công việc, các tips kỹ năng sống, du học hữu ích… Thời gian rảnh, Tiến tăng cường các hoạt động thể chất: Tập gym, thiền buổi sáng… để tái tạo năng lượng, bắt đầu ngày mới làm việc và sống trọn vẹn hơn.

Profile 'nét căng' của nam sinh Việt trở thành Cố vấn quản lý chiến lược cho tập đoàn đa quốc gia ảnh 8

Bài học mà Nhật Tiến rút ra trong quá trình du học và làm việc tại Mỹ, gói gọn trong câu nói: Network is your net worth (tạm dịch: Vòng tròn kết nối của bạn là giá trị thực của bạn). “Mình có lời khuyên dành cho các bạn chuẩn bị ra nước ngoài học tập là nên trau dồi vốn tiếng Anh thật tốt để tự tin giao tiếp, mở rộng mối quan hệ. Bên cạnh đó, các bạn cần có sự tò mò, luôn đặt câu hỏi khi tiếp cận văn hóa bản địa, cách làm việc mới… Việc giỏi tiếng Anh và sự tò mò giúp bạn mở rộng vòng tròn kết nối, cởi mở tư duy tiếp thu cái mới. Từ đó, các bạn hiểu rõ về đất nước đang sinh sống, học tập và làm việc hiệu quả”, Tiến nói.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Chai nhựa tái sinh, hành trình tiếp nối: Trao giải 20 triệu đồng cho trường đại học thu gom nhiều vỏ chai/lon nhất

Chai nhựa tái sinh, hành trình tiếp nối: Trao giải 20 triệu đồng cho trường đại học thu gom nhiều vỏ chai/lon nhất

SVVN - Tiếp nối thành công năm thứ nhất, Coca-Cola Việt Nam phối hợp cùng báo Tiền Phong tiếp tục triển khai chương trình "Chai nhựa tái sinh, hành trình tiếp nối" năm thứ hai tại các trường đại học tại TP.HCM. Chương trình mong muốn đem đến nguồn cảm hứng cho người tiêu dùng, đặc biệt là thế hệ trẻ hình thành thói quen thu gom chai, lon đã qua sử dụng và gửi đi tái chế, vì một thế giới không rác thải.
Viết sách kỹ năng khó hay dễ?

Viết sách kỹ năng khó hay dễ?

SVVN - Nhà báo Nguyễn Tuấn Anh - Trưởng ban Sinh viên, báo Tiền Phong - được mời chia sẻ trên kênh VTV1 Đài truyền hình Việt Nam về chủ đề sách kỹ năng ở Việt Nam. Anh cũng là chuyên gia tư vấn xuất bản sách uy tín từ gần 10 năm nay. Chuyên trang Sinh Viên Việt Nam xin trích đăng một số nội dung trả lời của nhà báo Nguyễn Tuấn Anh tại buổi ghi hình chương trình.
Du học song ngành tại Mỹ, nam sinh Việt chia sẻ những trải nghiệm tuổi trẻ đặc biệt nhất

Du học song ngành tại Mỹ, nam sinh Việt chia sẻ những trải nghiệm tuổi trẻ đặc biệt nhất

SVVN - Hứa Nhật Thạnh (năm thứ tư, học song ngành Toán học/ Khoa học Máy tính và Khoa học Chính trị, trường ĐH Columbia, Mỹ) ngoài thành tích học tập ấn tượng, Nhật Thạnh từng là thực tập sinh tại ngân hàng đầu tư hàng đầu phố Wall, đồng thời tích cực tham gia các dự án xã hội nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững.
Nữ sinh tóc xanh Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH) đỗ học bổng toàn phần thạc sĩ châu Âu

Nữ sinh tóc xanh Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH) đỗ học bổng toàn phần thạc sĩ châu Âu

SVVN - Với mái tóc ngắn nhuộm nổi bật, Hoài Thu là cô gái ngành kỹ thuật đam mê học hỏi, khám phá và không ngừng tiến bộ. Chỉ trong ba năm đại học, nữ sinh USTH hoàn thành 180 tín chỉ, học thêm tiếng Pháp, đạt nhiều giải thưởng lớn nhỏ, đi trao đổi và thực tập tại Ý, trước khi giành học bổng thạc sĩ Erasmus Mundus.