Sinh viên làm thêm thời 4.0: Tài chính hay kinh nghiệm là ưu tiên hàng đầu?

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Thế hệ Z được biết đến là những bạn trẻ năng động, tài giỏi và không ngại thử sức với những điều mới. Vậy trong thời buổi thị trường việc làm ngày càng cạnh tranh, giữa tài chính và kinh nghiệm – sinh viên gen Z sẽ ưu tiên tích lũy điều gì khi còn đang đi học?

Đi làm thêm ngoài giờ học hiện đang là lựa chọn hàng đầu của các bạn sinh viên gen Z. Không chỉ mang tới một khoản thu nhập để chi trả các khoản sinh hoạt phí hàng tháng, một công việc làm thêm phù hợp sẽ là một bước đệm lớn giúp các bạn tích lũy kinh nghiệm và phát triển bản thân sau này.

“Ăn chắc, mặc bền”

Rời xa khỏi vòng tay che chở của gia đình và thường xuyên phải đối mặt với các khoản chi phí, nhiều sinh viên đã lựa chọn đi làm thêm để kiếm thêm thu nhập trang trải cuộc sống.

Bạn Trần Quang Đăng, hiện đang là sinh viên năm hai trường Đại học Dược, chia sẻ: “Vì tính chất công việc liên quan đến chuyên ngành không dành cho sinh viên đang theo học tại trường và cần có thêm chi phí để trang trải cuộc sống, mình đã lựa chọn những công việc không đòi hỏi kỹ năng chuyên môn như: thu ngân, phục vụ ở các quán ăn…”.

Đăng chia sẻ thêm, bản thân rất yêu thích công việc liên quan đến chuyên ngành đang theo học. Khi có đủ nguồn lực tài chính, Đăng sẵn sàng thử sức ngay khi cơ hội đến để không trở nên bỡ ngỡ trước thị trường việc làm ngày càng cạnh tranh như hiện nay.

Đồng tình với Đăng, bạn Trần Minh Hiếu – sinh viên năm nhất chuyên ngành Marketing trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng: “Công việc liên quan đến chuyên ngành của mình hiện tại rất nhiều. Thế nhưng, đối với một sinh viên năm nhất như mình hiện nay, việc kiếm thêm một khoản thu nhập ổn định tại các doanh nghiệp lớn thực sự rất khó. Đa phần họ chỉ nhận vị trí thực tập sinh không lương hoặc có hỗ trợ thêm một khoản chi phí nhỏ để đi lại.

Những khoản hỗ trợ đó không đủ để mình trang trải các khoản chi phí trong cuộc sống hàng ngày. Chính vì vậy, mình ưu tiên lựa chọn những công việc ở những doanh nghiệp quy mô nhỏ, start-up với khoản thu nhập phù hợp.”

“Đa nhiệm” để tiến xa hơn

Dù vẫn phải trang trải các khoản chi phí hàng tháng, thế nhưng không thể phủ nhận rằng đời sống sinh viên của các bạn gen Z hiện đã được cải thiện rất nhiều so với thế hệ trước. Từ đó, gen Z có nhiều cơ hội rộng mở để phát triển bản thân thông qua những công việc làm thêm sau giờ học.

Lựa chọn đi làm thêm ngay từ khi năm nhất, bạn Vũ Lê Phương Thảo – sinh viên năm 3 Học viện Báo chí và Tuyên truyền chia sẻ: “Sinh ra trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay, sinh viên hoàn toàn có thể tích lũy đồng thời tài chính và kinh nghiệm nếu như bạn có kỹ năng đa nhiệm (multitask)”.

Sinh viên làm thêm thời 4.0: Tài chính hay kinh nghiệm là ưu tiên hàng đầu? ảnh 1

Sinh viên hoàn toàn có thể làm nhiều công việc làm thêm khác nhau tại cùng một thời điểm nếu như biết cách sắp xếp (Ảnh: Đức Thái)

Tuy nhiên, khi lựa chọn đa nhiệm đồng nghĩa với việc thời gian và công sức bạn bỏ ra sẽ nhiều hơn. Nếu không biết cách cân đối, rất có thể bạn sẽ rơi vào tình trạng quá tải và không hoàn thành tốt chất lượng công việc bạn đã cam kết.

Cơ hội rộng mở đối với sinh viên thời 4.0

Nếu chịu khó để ý và quan sát thì các bạn sinh viên gen Z hoàn toàn có thể kiếm được công việc làm thêm phù hợp ngay tại nhà. Chỉ với một thiết bị công nghệ và câu lệnh tìm kiếm với từ khóa “việc làm thêm sinh viên”, gen Z dễ dàng tìm thấy những bài đăng tuyển dụng công việc làm thêm trên các trang mạng xã hội phổ biến hiện nay.

Sinh viên làm thêm thời 4.0: Tài chính hay kinh nghiệm là ưu tiên hàng đầu? ảnh 2
Nhiều hội nhóm tuyển dụng sinh viên làm thêm trên mạng xã hội Facebook (Ảnh: Đức Thái).

Thế nhưng, cơ hội tìm kiếm việc làm thêm rộng mở sẽ đi kèm với nhiều rủi ro xảy ra với sinh viên không có tinh thần cảnh giác. Là quản trị viên của nhóm “Tìm việc làm thêm cho sinh viên tại Hà Nội” với 142 nghìn thành viên, bạn Hoàng Minh Hằng chia sẻ: “Hàng ngày mình phê duyệt hơn 10 bài viết trong hội nhóm. Thế nhưng, không phải bài viết nào cũng đúng với mục đích là tìm kiếm việc làm cho sinh viên của hội nhóm đã đề ra.

Nhiều kẻ gian lợi dụng nhu cầu tìm kiếm việc làm của các bạn sinh viên nên đã vẽ ra những công việc làm thêm trá hình để tiếp tay cho mục đích xấu của họ, cụ thể như lừa sinh viên bán sản phẩm không rõ nguồn gốc, tuyển dụng việc làm trái pháp luật. Hoặc tinh vi hơn, kẻ gian sẽ là đối tượng lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của sinh viên bằng những thủ đoạn như bắt sinh viên cọc tiền để giữ vị trí việc làm, tuyển dụng rồi ăn chặn tiền công của sinh viên…”

Đi làm thêm sẽ đem cho bạn có thêm một khoản thu nhập cố định hàng tháng và tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm giao tiếp xã hội. Thế nhưng các bạn sinh viên đừng quá mải mê công việc làm thêm mà lơ là công việc chính là trau dồi kiến thức, kỹ năng trên giảng đường đại học!

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Nữ sinh Học viện Báo chí và Tuyên truyền xem Truyền thông là điểm tựa trên cung đường sự nghiệp tương lai

Nữ sinh Học viện Báo chí và Tuyên truyền xem Truyền thông là điểm tựa trên cung đường sự nghiệp tương lai

SVVN - Dám nghĩ, dám làm là tinh thần Nguyễn Thị Lan Anh (sinh năm 2004) luôn sở hữu. Học tập trong môi trường năng động và sáng tạo Học viện Báo chí và Tuyên truyền, cô nắm bắt các cơ hội để phát triển ngành Truyền thông mình đang theo đuổi. Hiện tại, nhờ quá trình phấn đấu và làm việc trách nhiệm, cô đã có ‘bảng’ kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực này.
Nữ sinh Nghệ An sở hữu thành tích đáng ngưỡng mộ chia sẻ bí quyết cân bằng thời gian hiệu quả

Nữ sinh Nghệ An sở hữu thành tích đáng ngưỡng mộ chia sẻ bí quyết cân bằng thời gian hiệu quả

SVVN - Nguyễn Lê Nam Phương (quê Thanh Chương, Nghệ An) đang là sinh viên năm nhất ngành Truyền thông quốc tế, Học viện Ngoại giao. Nữ sinh đang sở hữu bảng thành tích đáng ngưỡng mộ khi vừa là Gương mặt sinh viên của trường vừa là Đại sứ truyền thông của hoàng loạt tổ chức lớn, và còn là nhà sáng tạo nội dung trên nền tảng số. Nữ sinh cho biết có được thành quả trên là nhờ vào lối sống kỷ luật với bản thân và cách quản lý thời gian hiệu quả ngay từ những năm trung học.
Nở muộn nhưng rực rỡ - Hành trình truyền cảm hứng của một nhà báo trẻ

Nở muộn nhưng rực rỡ - Hành trình truyền cảm hứng của một nhà báo trẻ

SVVN - Vũ Thị Phương Anh, một đóa hoa nở muộn nhưng rực rỡ, là minh chứng cho nghị lực phi thường và đam mê mãnh liệt. Bước vào giảng đường muộn hơn hai năm so với bạn bè do đi du học và đối mặt với biến cố gia đình khi mẹ lâm bệnh, Phương Anh không hề gục ngã trước khó khăn. Thay vào đó, cô đã biến những thử thách thành động lực để bứt phá, đạt được thành công vang dội.
Hãy chân thành trao đi trước, đừng kì vọng nhận lại được gì

Hãy chân thành trao đi trước, đừng kì vọng nhận lại được gì

SVVN - Bén duyên với tình nguyện, Nguyễn Hưng Hòa (sinh năm 2000) đã và đang có những tháng ngày tuổi trẻ tràn đầy nhiệt huyết cống hiến. Hiện tại, nhờ vào sự kết hợp giữa thứ mình thích, điều mình giỏi và điều xã hội cần, cô đã phát triển sự nghiệp trên con đường truyền thông xã hội đậm tinh thần trẻ thiện nguyện.
Tân Chủ tịch Hội Sinh viên Học viện Tài chính: ‘Tuổi trẻ là để học hỏi, hành động và tạo ra sự khác biệt’

Tân Chủ tịch Hội Sinh viên Học viện Tài chính: ‘Tuổi trẻ là để học hỏi, hành động và tạo ra sự khác biệt’

SVVN - Với vai trò là Chủ tịch Hội Sinh viên Học viện Tài chính, Nguyễn Lan Anh - sinh viên năm hai chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp, Học viện Tài chính - cho rằng tuổi trẻ là khoảng thời gian đẹp nhất của đời người để đón nhận những cơ hội đến với bản thân và đem lại thật nhiều thành tựu tích cực cho xã hội.
Nguyễn Trịnh Minh Anh - Chủ động tìm kiếm cơ hội, chủ động thành công

Nguyễn Trịnh Minh Anh - Chủ động tìm kiếm cơ hội, chủ động thành công

SVVN - Minh Anh - một cô gái cá tính, tài năng và vô cùng “đa nhiệm”. Tuy chỉ mới 22 tuổi nhưng Minh Anh đã khiến cho nhiều người cảm thấy nể phục bởi sự nhanh nhạy và không ngại khám phá để đem đến những cú đột phá của bản thân. Cùng lắng nghe câu chuyện đầy thú vị của một cô nàng tuổi đôi mươi nhưng dám làm, dám nghĩ để thực hiện đam mê của mình nhé.