Sinh viên phấn khởi thực hiện kế hoạch năm mới

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Bước sang năm 2023, ngoài tiếp tục phát huy các thành công đã đạt được trong năm cũ, nhiều sinh viên còn vạch ra mục tiêu cho năm mới, tìm kiếm công việc thực tập, sắp xếp thời gian biểu phù hợp để có thể vừa duy trì học tập ở trường, vừa làm thêm công việc bên ngoài… với mong muốn phát triển bản thân cho hoàn thiện.

Lên sớm để ổn định tinh thần học tập

Trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TP. HCM) sẽ bắt đầu học trực tiếp tại trường vào ngày 6/2 tới. Mặc dù lòng vẫn còn vương vấn không khí gia đình những ngày Tết nhưng Phạm Ngọc Uyên Thy (quê Vũng Tàu) đã lên dây cót, trở lại ký túc xá trước một tuần, sẵn sàng quay lại trường tiếp nhận kiến thức và thử thách mới.

Trong năm mới 2023 này, Uyên Thy đã đặt ra cho mình khá nhiều mục tiêu ngắn hạn và dài hạn: “Trước mắt thì đặt mục tiêu hoàn thành học kỳ mới một cách tốt hơn với mục tiêu điểm trung bình tích lũy trên 8.0. Bên cạnh đó, Hè này mình sẽ được sắp xếp để đi thực tập. Vì vậy, mình cũng đặt mục tiêu lấy nhiều kinh nghiệm tích lũy trong kỳ thực tập tới. Và mục tiêu dài hạn và cũng khó khăn nhất là trong năm 2023 này mình sẽ lấy được bằng IELTS band 6.5+”, Uyên Thy chia sẻ.

Sinh viên phấn khởi thực hiện kế hoạch năm mới ảnh 1

Uyên Thy đặt nhiều kỳ vọng trong năm 2023.

Uyên Thy luôn nghĩ, chỉ cần chăm chỉ sẽ được đền đáp, kết quả sẽ tương xứng với công sức mình bỏ ra. Vì vậy, cô thường học nhiều nhất có thể. “Hầu hết thời gian thì mình dành cho việc học, đặc biệt là tự học. Ngoài việc nghe thầy cô giảng thì mình cũng có tổ chức học nhóm với các bạn, đều là những sinh viên có mục tiêu giống nhau để cùng tiến bộ. Mình cũng thường xin tài liệu từ các anh chị cùng ngành để có thêm kiến thức và kinh nghiệm học tập”, Uyên Thy kể.

Mong muốn có một khởi đầu thuận lợi trong năm mới, Nguyễn Thanh Châu (trường ĐH Công nghiệp TP. HCM, quê Quảng Ngãi) quyết định vào thành phố sớm để có nhiều thời gian chuẩn bị. Thanh Châu nói: “Trường của mình sẽ giảng dạy trực tiếp vào ngày 6/2 nên mình vào trước hai ngày để có thời gian để dọn dẹp, trang trí góc tập và lấy lại sự tập trung trước khi quay lại trường”.

Thanh Châu cho biết, do đã được nghỉ ngơi quá lâu nên cô muốn nhanh chóng bắt tay vào thực hiện dự định đã vạch ra của mình: “Vì là năm thứ ba rồi nên mục tiêu đầu tiên của mình trong năm nay là hoàn thành Tín chỉ ngoại ngữ. Tiếp đó là đạt được Chứng chỉ tin học cơ bản và thi bằng lái xe. Đặc biệt, sắp tới mình sẽ đi thực tập nên mình sẽ cố gắng thu thập thật nhiều kinh nghiệm. Hy vọng rằng những điều này có thể giúp mình có thể tìm được một công việc tốt vào cuối năm”.

Sinh viên phấn khởi thực hiện kế hoạch năm mới ảnh 2

Thanh Châu muốn bắt tay luôn vào thực hiện kế hoạch.

Nâng cao kỹ năng

Là sinh viên năm thứ nhất, Nguyễn Lê Cẩm Tú (trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP. HCM) vẫn chưa thể quen với cảm giác xa nhà.

Tuy nhiên, với nhiều dự định cho năm 2023, Cẩm Tú khẳng định, cô đã nghĩ ra cách để tạo ra hiệu ứng học tập tích cực sau Tết: “Mình sẽ lập nên một bảng danh sách chi tiết những việc sẽ làm trong ngày và bắt buộc bản thân phải hoàn thành nó để xây dựng thói quen và nhanh chóng ổn định nhịp sống”.

Sinh viên phấn khởi thực hiện kế hoạch năm mới ảnh 3
Tú lập một bảng danh sách chi tiết những mục tiêu cần làm trong năm.

Sau một học kỳ làm quen với cuộc sống đại học, Cẩm Tú muốn nhanh chóng xây dựng nền tảng vững chắc cho bản thân: “Mình sẽ kiếm một công việc làm thêm liên quan đến chuyên ngành Marketing mình đang học để kiếm thêm thu nhập và nâng cao kỹ năng thực tiễn”, cô bày tỏ.

Yêu thích chụp ảnh nên năm nay, “phó nháy” Hoàng Thùy Linh (trường ĐH KHTN, ĐHQG TP. HCM) sẽ “nâng cấp” khả năng nhiếp ảnh của mình: “Hiện tại, mình đã xây dựng một kế hoạch cụ thể cho năm mới. Ngoài mục tiêu giành học bổng thì mình sẽ tiếp tục phát triển các kỹ thuật chụp ảnh của bản thân. Tiếp xúc với các phần mềm biên tập chuyên nghiệp để tạo ra những bức ảnh thật đẹp. Đồng thời, tạo thêm một nguồn thu nhập để tự lo cho cuộc sống của mình”, Thùy Linh bộc bạch.

Sinh viên phấn khởi thực hiện kế hoạch năm mới ảnh 4
Thùy Linh tự tin với kế hoạch mình đề ra.

Thùy Linh cũng cho biết thêm, công việc chụp ảnh đi làm thêm giúp cô được đi nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều người, được kích thích đào sâu, mở rộng các kiến thức và phát triển các kỹ năng mềm như giao tiếp, xử lý tình huống, đặc biệt là các vấn đề phát sinh đột ngột…

Còn với Nguyễn Phi Luân (trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM), trong năm 2023 này, anh sẽ dành hết thời gian vào việc học để xây dựng nền tảng kiến thức ngành vững chắc. Phi Luân hy vọng, với những cố gắng của mình mình sẽ không bị trượt bất kỳ môn nào.

Sinh viên phấn khởi thực hiện kế hoạch năm mới ảnh 5
Nguyễn Phi Luân đã lên mục tiêu năm mới cho mình.

“Để nghiêm túc hơn với bản thân mình đã lập ra một bảng thời gian biểu chi tiết. Mình nghĩ, việc này có thể giúp bản thân xác định được công việc phải làm mỗi ngày một cách rõ ràng và tạo nên hiệu quả tích cực”, Phi Luân chắc chắn.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Dự án Trung Thu Cùng Bé Vùng Cao của cô bạn 'Bống Chè Bưởi'

Dự án Trung Thu Cùng Bé Vùng Cao của cô bạn 'Bống Chè Bưởi'

SVVN - “Bống Chè Bưởi” là biệt danh của cô bạn Nguyễn Hoàng Bảo Ngọc, đang là học sinh lớp 11 tại Hà Nội. Năm 10 tuổi, Bảo Ngọc được nhiều khán giả yêu mến qua chương trình “Mặt trời bé con” với hình ảnh cô bé đến từ Tuyên Quang biết kinh doanh món chè bưởi như người lớn. Đến nay, Bảo Ngọc đã nấu chè và bán chè được gần 9 năm, dự án “Chè bưởi Bống nấu” của cô bạn còn gọi vốn thành công ở chương trình Shark Tank Việt Nam năm 2018.
Kỳ công phục dựng lồng đèn truyền thống trăm tuổi

Kỳ công phục dựng lồng đèn truyền thống trăm tuổi

SVVN - Trong khi nhiều người trẻ chọn con đường đi tìm cái mới, cái hiện đại để nâng cao đời sống tinh thần của người dân, thì vẫn có những người trẻ chọn hướng quay về với những giá trị xưa cũ của dân tộc: Chị Nguyễn Thị Kim Thủy và anh Nguyễn Hoàng Sơn (cựu sinh viên trường ĐH Kiến trúc TP. HCM), đồng sáng lập cửa hàng quà tặng văn hóa Khởi Đăng Tác Khí (KĐTK).
Chàng trai Hải Phòng kiên trì làm nội dung giáo dục trên TikTok: Không có đường tắt trong dạy và học

Chàng trai Hải Phòng kiên trì làm nội dung giáo dục trên TikTok: Không có đường tắt trong dạy và học

SVVN - Tốt nghiệp trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội, Đặng Quốc Dũng (sinh năm 2000) hiện đang học Thạc sĩ ngành Giảng dạy Ngôn ngữ Anh tại trường Southern New Hampshire. Chàng trai gốc Hải Phòng còn được cộng đồng giáo viên, học sinh biết đến qua kênh TikTok “Dũng Đi Dạy” với những nội dung mang tính giáo dục cao liên quan đến việc dạy và học tiếng Anh.
Hành trình biến ‘giấc mơ nghệ thuật’ trở thành hiện thực của chàng trai từng nặng 100kg

Hành trình biến ‘giấc mơ nghệ thuật’ trở thành hiện thực của chàng trai từng nặng 100kg

SVVN - Từng là nạn nhân của body shaming, bị bạn bè “chê bai, dè bỉu”, chàng trai Nolan với thân hình quá khổ, mang trong mình ước mơ nghệ thuật đã quyết tâm thay đổi, “lột xác” để theo đuổi ước mơ. Bên cạnh đó là những khó khăn vô cùng khác, nhưng cũng không thể “dập tắt” niềm đam mê nghệ thuật của bản thân Nolan.