Sinh viên trường Y Dược sẵn sàng chi viện các tỉnh phía Nam chống dịch

0:00 / 0:00
0:00
Sinh viên trường ĐH Y Hà Nội tình nguyện lên đường hỗ trợ chống dịch COVID-19 tại Bắc Giang. Ảnh: DƯƠNG TRIỀU
Sinh viên trường ĐH Y Hà Nội tình nguyện lên đường hỗ trợ chống dịch COVID-19 tại Bắc Giang. Ảnh: DƯƠNG TRIỀU
SVVN - Hơn 2.200 sinh viên, giảng viên của các trường đại học Y Dược phía Bắc đã sẵn sàng chờ điều động để vào các tỉnh phía Nam hỗ trợ chống dịch COVID-19.

Đáp ứng lời kêu gọi của Bộ Y tế về việc huy động đội ngũ gần 10.000 nhân lực y tế của các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ và các địa phương khu vực miền Bắc, miền Trung hỗ trợ y tế TP. HCM chống dịch, nhiều trường đại học, học viện ngành y đã lên danh sách, tập huấn sinh viên, sẵn sàng chờ điều động.

Đến nay, chỉ tính riêng 8 trường đại học y khoa phía Bắc thuộc Bộ Y tế, đã có hơn 2.200 sinh viên, cán bộ, giảng viên đủ điều kiện lên đường. Ngoài ra, 1.000 sinh viên cũng đã được tập huấn, đào tạo chuyên môn trở thành lực lượng “dự bị sẵn sàng” khi có yêu cầu. Tình nguyện viên khi đi hỗ trợ sẽ được xét nghiệm PCR trước 1 - 2 ngày.

Tại trường ĐH Y tế Công cộng, PGS. TS Hà Văn Như - Trưởng khoa Y học cơ sở cho biết, ngay khi có ý kiến chỉ đạo, 120 người gồm 5 giảng viên, cán bộ từ các khoa Y học cơ sở, Khoa học cơ bản và một số khoa, phòng, cùng 125 sinh viên đã đăng ký sẵn sàng lên đường.

120 người này sẽ chia thành 2 nhóm gồm 100 người đi thực địa tại TP. HCM, còn 20 người sẽ vẫn ở tại Hà Nội để hỗ trợ CDC TP. HCM truy vết dịch tễ từ xa. Nhiều thành viên trong đoàn đã có kinh nghiệm phòng, chống dịch tại Bắc Giang. Dù vậy, trường vẫn tiếp tục đào tạo, tập huấn lại cho tất cả thành viên về chuyên môn, từ việc nhỏ nhất như cách đeo và tháo khẩu trang, mặc trang phục bảo hộ, cách lấy mẫu xét nghiệm hay nhập liệu, truy vết… Trường đã có kế hoạch tiêm vắc xin cho các thành viên trong đoàn ít nhất một mũi.

Từ 6/7, trường ĐH Y Dược Thái Bình phát đi lời kêu gọi sinh viên đăng ký tình nguyện chống dịch COVID-19 tại khu vực phía Nam. Đáp lời kêu gọi, đã có hơn 2.000 sinh viên và cán bộ tự nguyện điền tên vào phiếu đăng ký. Trong số này, phần lớn là sinh viên năm thứ 3 - 4 - 5.

Đặc biệt, không ít sinh viên năm thứ 6 vừa hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp cũng đã đăng ký sẵn sàng chi viện các tỉnh phía Nam chống dịch khi có yêu cầu.

Đến nay, trường ĐH Y Dược Thái Bình đã hoàn thành tập huấn chuyên môn, lấy mẫu xét nghiệm Realtime RT-PCR cho hơn 350 sinh viên, giảng viên của trường (đều âm tính); chủ yếu sinh viên đến từ các khoa như: Y Đa khoa, Điều dưỡng.

Đoàn 350 sinh viên, cán bộ sẽ chia thành 2 đoàn gồm 200 người tham gia đoàn của tỉnh Thái Bình và 150 người tham gia cùng đoàn của Bộ Y tế. Hiện, hơn 150 sinh viên khác của trường ĐH Y Dược Thái Bình cũng đã được tập huấn chuyên môn, sẵn sàng lên đường khi có yêu cầu.

Theo PGS. TS Phạm Văn Mạnh - Phó Hiệu trưởng trường ĐH Y Dược Hải Phòng, đến nay trường đã huy động đủ 360 thành viên gồm gần 30 giảng viên, cán bộ và hơn 330 sinh viên. Công tác tập huấn, huấn luyện chuyên môn đang tiếp tục được triển khai, đảm bảo các thành viên nhuần nhuyễn, sẵn sàng thực hiện mọi yêu cầu từ lãnh đạo Bộ Y tế và bộ phận thường trực đặc biệt tại TP. HCM. Trước khi lên đường 1 - 2 ngày, trường sẽ thực hiện xét nghiệm Realtime RT-PCR cho đoàn.

Tương tự, hàng nghìn cán bộ, giảng viên, sinh viên trường ĐH Điều dưỡng Nam Định, Học viện Y dược học Cổ truyền Việt Nam, ĐH Y Dược Thái Nguyên, ĐH Kỹ thuật Y tế Hải Dương, đã được tập huấn kỹ lưỡng, đang trong trạng thái chờ được điều động từ Bộ Y tế. Nhiều người trong số này đã có kinh nghiệm "thực chiến" ở Bắc Giang, Bắc Ninh.

Vừa gửi 350 giảng viên, sinh viên vào chi viện cho Bình Dương chống dịch, trường ĐH Y Hà Nội vẫn đang tập huấn, chuẩn bị cho 500 sinh viên khác sẵn sàng lên đường hỗ trợ.

MỚI - NÓNG
Chàng trai đậu đại học năm 14 tuổi và khao khát cống hiến cho cộng đồng
Chàng trai đậu đại học năm 14 tuổi và khao khát cống hiến cho cộng đồng
SVVN - Lê Gia Hồng Phúc (sinh năm 2004) đã tạo nên một hành trình học tập và phát triển đáng ngưỡng mộ. Từ việc đỗ đại học ngành Kinh doanh quốc tế (Business Studies) tại trường ĐH Ngoại thương khi mới 14 tuổi, Phúc hiện đang là cán bộ quản lý chương trình về Môi trường, biến đổi khí hậu và năng lượng tại Quỹ Châu Á (Việt Nam) ở tuổi 20.
Nam sinh với dấu ấn rực rỡ cùng danh hiệu ‘Sinh viên 5 tốt’ cấp Trung ương
Nam sinh với dấu ấn rực rỡ cùng danh hiệu ‘Sinh viên 5 tốt’ cấp Trung ương
SVVN - Thời sinh viên luôn là quãng thời gian đáng nhớ, nơi mỗi người trẻ có cơ hội học tập, cống hiến và khẳng định bản thân. Với Nguyễn Lê Duy Đăng (năm thứ 3, trường ĐH Xây dựng Miền Tây, Vĩnh Long), hành trình đạt danh hiệu ‘Sinh viên 5 tốt’ cấp T.Ư chính là dấu ấn rực rỡ nhất, ghi lại những nỗ lực không ngừng và tinh thần nhiệt huyết của tuổi trẻ.

Có thể bạn quan tâm

Thủ khoa Sư phạm Âm nhạc cùng hành trình chinh phục chứng chỉ ABRSM và lan tỏa tình yêu Piano đến người trẻ

Thủ khoa Sư phạm Âm nhạc cùng hành trình chinh phục chứng chỉ ABRSM và lan tỏa tình yêu Piano đến người trẻ

SVVN - Phạm Nguyễn Phương Thảo (sinh năm 1991) hiện là giáo viên dạy Piano. Cô đã ghi dấu ấn với loạt thành tích ấn tượng: Huy chương Vàng tại “Liên hoan Casio Festival” năm 2004 và 2007, thủ khoa đầu vào chuyên ngành Sư phạm Âm nhạc Đại học Sài Gòn năm 2009 với hai điểm 10 tròn, và chứng chỉ ABRSM xuất sắc loại Distinction. Với trái tim yêu nghề và khát khao cống hiến, Thảo không ngừng chinh phục những cột mốc mới, lan tỏa tình yêu Piano đến thế hệ trẻ.
Miền Bắc rét kỷ lục từ đầu mùa, giới trẻ nô nức lên núi 'săn' băng giá

Miền Bắc rét kỷ lục từ đầu mùa, giới trẻ nô nức lên núi 'săn' băng giá

SVVN - Đợt rét đậm những ngày qua, với nhiệt độ xuống thấp kỷ lục đang biến miền Bắc nước ta thành một bức tranh mùa Đông tuyệt đẹp. Những bạn trẻ đam mê xê dịch không ngại cái lạnh cắt da, ùn ùn kéo nhau đến Sa Pa (Lào Cai), Mẫu Sơn (Lạng Sơn), hay các vùng núi cao Tây Bắc để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của băng giá.