Trường học hay Trường đời?

SVVN - Tôi thuộc thế hệ 7X. Thời chúng tôi, ai học giỏi nhất thường được giữ lại trường đại học làm giảng viên. Đây là những bạn thực sự xuất sắc, là mẫu hình của sinh viên toàn trường. Được ở lại trường làm giảng viên đại học là mơ ước của đa phần sinh viên chúng tôi thời bấy giờ.

Thời gian gần đây, do yêu cầu công việc, tôi gặp lại khá nhiều bạn bè được giữ lại trường làm giảng viên. Ở tuổi ngoài 40, một số người đã lên làm lãnh đạo quản lý cấp Phòng/Khoa, nhưng nhiều bạn chỉ là giảng viên thường. Một số người có thu nhập tốt (có doanh nghiệp riêng, tham gia tư vấn cho doanh nghiệp, dạy thêm ngoài trường ...), trong khi có nhiều người vẫn chỉ sống nhờ vào lương hằng tháng và tiền dạy vượt giờ. Một số người say sưa nói về các dự án dự định tại ngôi trường mình đang công tác, một số người chỉ ngồi than thở cơ chế, môi trường làm việc...

Tôi có một đối tác và cũng là một người em thân thiết lấy khẩu hiệu: Học hỏi, sáng tạo và đổi mới không ngừng làm phương châm sống và làm việc. Cậu em này nói là làm chứ không phải chỉ hô khẩu hiệu cho vui, làm “màu” trên mạng xã hội. Chính cậu đã động viên tôi đi học thêm rất nhiều kiến thức về quản trị, lãnh đạo, nhân sự, bán hàng, marketing, facebook... Đi học đủ thứ mới phát hiện ra rằng học tập không có điểm dừng. Tốt nghiệp đại học chỉ là điểm khởi đầu cho một hành trình học tập không ngừng nghỉ. Nếu dừng lại và an phận thì dù có là thủ khoa đầu ra đại học thì chỉ sau một thời gian ngắn là trở thành lạc hậu. Những gì học tập được ở trường lớp chính quy chỉ chiếm 10% kiến thức của mỗi người. 20% kiến thức còn lại đến từ các tương tác với xã hội. 70% kiến thức đến từ trải nghiệm. Như vậy, trường đời đóng góp kiến thức cho mỗi chúng ta nhiều hơn trường học (90%). Công thức 10:20:70 cũng giải thích cho nhiều hiện tượng mà chúng ta đã từng tốn rất nhiều giấy mực: Cử nhân thất nghiệp ngày càng tăng trong khi doanh nghiệp đỏ mắt tìm nhân sự; Nhiều bạn học giỏi ở đại học nhưng không vào đời thành công...

Công thức 10:20:70 ở trên đã được thế giới tổng kết lại và được TS Alok Bharadwaj (Nguyên Phó Chủ tịch cao cấp, phụ trách chiến lược của Canon châu Á; Chủ tịch Hiệp hội Giám đốc Marketing châu Á) phân tích rất hay trong cuốn sách "Xây dựng và vận hành hệ thống quản trị nhân sự hiện đại", do tôi biên soạn, được trường doanh nhân HBR phát hành tại Việt Nam vào cuối tháng 8/2019. Tuy nhiên, với các bạn tân sinh viên, tôi xin giải thích rõ hơn để các bạn không hiểu sai về việc học đại học: 10% kiến thức từ đào tạo trường lớp chính quy tuy nhỏ nhưng là cơ sở để mình có 20% và 70% sau đó, nên trước tiên phải học tập ở trường cho tốt. Sau đó mới tính đến quan hệ xã hội, bạn bè (20%). Bước thứ hai là cơ sở cho bước thứ ba: Trải nghiệm thực tế trong công việc cụ thể. Chúc các bạn thành công!

MỚI - NÓNG
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
SVVN - Bộ GD - ĐT đã có thông tin chính thức về việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT cho thí sinh chưa đỗ kỳ thi năm 2024. Theo đó, từ năm 2025, những học sinh chưa đỗ Kỳ thi Tốt nghiệp năm 2024 và những năm trước đó sẽ được tổ chức thi tốt nghiệp đúng nội dung chương trình giáo dục phổ thông đã được học, theo tinh thần đảm bảo đầy đủ quyền lợi của học sinh.

Có thể bạn quan tâm

Nhà báo Nguyễn Tuấn Anh

Cách nào để được vào làm việc tại các tòa báo?

SVVN - Sáng nay, nhận được số báo đặc biệt, trên đó có bài viết của cậu con trai bên cạnh bài viết của người anh nổi tiếng đã đưa mình đến với nghề báo, mình sẽ trả lời câu hỏi của nhiều bạn sinh viên học báo chí hay hỏi mình: Làm thế nào để được vào làm việc tại các tòa soạn báo?
Nhà báo Nguyễn Tuấn Anh

Chọn ngành nghề vì thần tượng, rủi ro cao!

SVVN - Thằng cháu tôi cứ nằng nặc đòi theo học truyền thông vì muốn được giống như anh Lê Hồng Quang – Phóng viên Đài Truyền hình Việt Nam tại châu Âu. Điều này hết sức bình thường trong cuộc sống và không chỉ có cháu tôi mà rất nhiều bạn trẻ khác đang chọn ngành học tương tự như vậy.
Nhà báo Nguyễn Tuấn Anh

Giàu hơn TS Lê Thẩm Dương quá dễ?

SVVN - Cách đây mấy năm báo Sinh Viên Việt Nam- Hoa Học Trò luôn có rất đông cộng tác viên là sinh viên các trường đại học. Nhiều bạn đến toà soạn không chỉ để viết bài cộng tác mà còn để được tham gia tổ chức các sự kiện, thậm chí chỉ đến để nói chuyện chia sẻ thông tin với các anh chị phóng viên, biên tập viên.
Bạn có bao nhiêu bộ mặt?

Bạn có bao nhiêu bộ mặt?

SVVN -   Có bạn nữ inbox qua facebook tâm sự vừa quyết định chia tay bạn trai vì phát hiện ra sự khác biệt quá lớn giữa những gì người ấy thể hiện trên facebook cá nhân và thực tế cuộc sống.
Ga Cẩm Giàng và những ký ức tuổi trẻ

Ga Cẩm Giàng và những ký ức tuổi trẻ

SVVN -   “Cẩm Giàng” bỗng trở thành là từ khoá rất “hot” mấy hôm nay. Hà Nội ra thông báo ai từ Cẩm Giàng, Hải Dương lên cũng phải khai báo y tế. Nhiều tỉnh thành khác cũng có thông báo như vậy vì Cẩm Giàng có thể sẽ là một ổ dịch COVID-19 mới.
Cơ hội từ... TẾT

Cơ hội từ... TẾT

SVVN - Từ hồi hay đi đến các trường đại học nói chuyện, nhiều bạn sinh viên kết bạn trên facebook và gọi tôi là Thầy. Lúc đầu nghe thấy ngượng vì mình có dạy các bạn ấy được điều gì to tát đâu, nhưng sau cũng... kệ. Những dịp Lễ Tết các bạn ấy hay nhắn tin chúc mừng, thậm chí có bạn viết những lá thư dài tâm sự.
Nhà báo Nguyễn Tuấn Anh

Tân sinh viên trước ngưỡng cửa tự lập

SVVN - Mấy hôm trước, các anh chị bên VTV6 mời nói về chủ đề Tân sinh viên trước ngưỡng cửa tự lập. Đây là chủ đề không xa lạ gì với tôi, vì tôi đã phụ trách nội dung hàng loạt chương trình Chào tân sinh viên do báo Sinh Viên Việt Nam tổ chức từ nhiều năm nay. Trước đó, tôi cũng là chủ biên các ấn phẩm “Cẩm nang tân sinh viên” của báo Sinh Viên Việt Nam – Hoa Học Trò.