Tết xưa và nay: Sự thay đổi trong tâm thức của người trẻ

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Tết Nguyên Đán là lễ hội truyền thống lớn nhất trong năm của người Việt. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của xã hội, Tết Nguyên Đán cũng đã có những thay đổi nhất định, đặc biệt là trong tâm thức của giới trẻ. Vậy người trẻ ngày nay đón Tết thế nào?

Tết của người trẻ: Truyền thống và Hiện đại

Cũng như bao bạn trẻ, khi đặt chân đến một thành phố xa lạ, đông đúc để sinh sống và học tập ​​​​thì Thảo Nhung lại càng trân quý và mong ngóng đến khoảnh khắc được trở về đón Tết cùng gia đình.

Tết xưa và nay: Sự thay đổi trong tâm thức của người trẻ ảnh 1
Thảo Nhung là sinh viên năm 3, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN.

“Mình nhớ thanh âm của những ca khúc xuân rộn ràng. Mình nhớ giây phút được cùng ông bà ngồi trông nồi bánh chưng. Nhớ khoảnh khắc đi chợ Tết cùng mẹ để thưởng thức mùi vị mùa xuân trước thềm năm mới. Mình nhớ cả những bữa cơm đầm ấm và cả những tình cảm ấm áp, những lời chúc mà mọi người dành cho nhau khi cùng đón năm mới dưới bầu trời rực rỡ pháo hoa.” - Thảo Nhung chia sẻ.

Qua bao năm nay, cách gia đình Thảo Nhung đón Tết không có quá nhiều sự thay đổi. Với cô bạn, Tết vẫn là thời điểm lý tưởng để chúng ta trở về quây quần bên gia đình hay gặp gỡ bạn bè sau những tháng ngày đi học, đi làm vất vả.

Có thể thấy, sự dịch chuyển của thời đại, những thay đổi trong suy nghĩ, lối sống, tư duy giữa các thế hệ đã nảy sinh những biến thiên về quan điểm đón Tết. Nhiều bạn trẻ không còn thích ở nhà đón Tết, họ thích đi du lịch bởi với họ, Tết bây giờ được định nghĩa như những ngày nghỉ. Với ước muốn Tết được “xả stress” đúng nghĩa, họ chọn cách lên đường để khám phá, để bung xõa, để “chạy trốn” khỏi những cỗ bàn, mâm bát, chúc tụng mang tính hình thức. Có lẽ, Tết với giới trẻ bây giờ nhẹ nhàng, đơn giản hơn, không còn nặng về tính truyền thống hay những tập tục như trước.

Tết xưa và nay: Sự thay đổi trong tâm thức của người trẻ ảnh 2

Thảo Nhung luôn mong muốn những nét đẹp văn hóa trong dịp Tết cổ truyền vẫn sẽ được các bạn trẻ gìn giữ và phát triển.

Dẫu Tết truyền thống có những sự thay đổi nhất định nhưng vẫn mang một ý nghĩa đặc biệt trong tâm thức của người Việt.

Đối với Thảo Nhung, những giá trị của Tết cổ truyền Việt Nam thông qua các phong tục như làm mứt; gói bánh chưng, bánh tét; tảo mộ; cúng giao thừa… vẫn sẽ được người trẻ lưu giữ và phát triển. Bởi dù cuộc sống có nhiều thay đổi nhưng những bản sắc văn hoá ấy đã đi vào tiềm thức và được người Việt gìn giữ, lưu truyền qua bao thế hệ.

Mặt khác, cần có những sự thay đổi trong dịp Tết để phù hợp hơn với xu hướng phát triển của xã hội, đặc biệt là với nhu cầu của người trẻ. Tết không cần phải đặt nặng câu chuyện ăn uống, nối dài bằng việc dọn dẹp, nấu nướng. Kỳ nghỉ lễ nên là dịp để mọi người nghỉ ngơi, thư giãn và tận hưởng những khoảnh khắc bên gia đình, bạn bè sau một năm dài vất vả.

Vẫn là Tết, dù có cách xa

Dù ở cách xa quê hương hàng ngàn cây số, nhưng đối với cộng đồng du học sinh và kiều bào Việt Nam, Tết vẫn là dịp để mọi người hướng về quê hương, gắn kết với nhau và lưu giữ những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.

Hà Thị Phương Linh, 25 tuổi, đang sinh sống và học tập tại Phần Lan. Trước đó, Phương Linh từng có khoảng thời gian du học tại Hàn Quốc.

Tết xưa và nay: Sự thay đổi trong tâm thức của người trẻ ảnh 3
Vào mỗi dịp Tết, Phương Linh thường tổ chức buổi gặp mặt
hoặc tham gia vào những hoạt động Tết của cộng đồng người Việt để vơi đi nỗi nhớ nhà.

Kể từ khi đi du học, Phương Linh đã đón 3 cái Tết xa nhà. “Mình rất may mắn vì ở cả Hàn Quốc và Phần Lan, mình có một gia đình nhỏ là những người bạn thân thiết của mình. Bọn mình thường tổ chức những bữa tiệc nhỏ và nấu những món ăn Việt Nam để có không khí Tết hơn. Lúc ở nhà có cỗ thì chả bao giờ vào bếp. Sang đây là món Tết truyền thống nào cũng nấu được hết.” - Phương Linh tâm sự.

Tết xưa và nay: Sự thay đổi trong tâm thức của người trẻ ảnh 4
Phương Linh cùng cộng đồng du học sinh Việt Nam đón Tết tại Phần Lan.

Gần 2 cái Tết không được sum họp cùng gia đình, Đặng Hoàng Khánh Linh - sinh viên năm 2 tại Đại học Eötvös Loránd, Cộng hòa Hungary cho biết, năm nay cô cùng Hội Sinh viên Việt Nam tại Hungary sẽ đón một cái Tết đặc biệt hơn.

Tết xưa và nay: Sự thay đổi trong tâm thức của người trẻ ảnh 5
Khánh Linh hiện là uỷ viên Ban Chấp hành và phó Trưởng ban Truyền thông của Hội Sinh viên Việt Nam tại Hungary.

Theo Khánh Linh, dịp Tết Nguyên đán năm nay, Hội Sinh viên Việt Nam tại Hungary sẽ tổ chức một chuỗi sự kiện Tết lớn dành cho cộng đồng sinh viên Việt Nam mang tên “Tết yêu thương". Chuỗi sự kiện này nằm trong tầm nhìn của Hội Sinh viên Việt Nam tại Hungary trong việc tạo ra những sân chơi thú vị cho các bạn sinh viên, cũng như đồng hành cùng các bạn trong những ngày đón Tết tại trời Âu.

Ngày nay, với những người trẻ như Khánh Linh, ý nghĩa của từ “Tết” không chỉ còn gói gọn trong không gian truyền thống của “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ/Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”, hay phần nào mang tính trách nhiệm như “Mồng một Tết cha, mồng hai Tết mẹ, mồng ba Tết thầy”.

Cùng là “Tết yêu thương”, “Tết sum vầy” nhưng mỗi người sẽ có những cách khác nhau để định nghĩa thế nào là Tết đối với họ.

Tết xưa và nay: Sự thay đổi trong tâm thức của người trẻ ảnh 6
Từ khi đi du học đến nay, Khánh Linh chưa về nhà một lần nào.
Tết Nguyên đán năm nay sẽ là cái Tết thứ 2 Khánh Linh đón ở nước ngoài.

Khánh Linh bày tỏ: “Cá nhân mình nghĩ chúng ta không cần và không nên đặt thêm quá nhiều kỳ vọng cứng nhắc về việc giữ gìn các phong tục ngày Tết và truyền thống dân tộc nói chung lên người trẻ. Thành ra, điều đó lại trở thành gánh nặng cho họ và vô tình lại càng xoáy sâu khoảng cách giữa các thế hệ trong thời buổi hội nhập.”

Trên thực tế, nhiều người trẻ hiện nay có rất nhiều nỗ lực sáng tạo để tôn vinh các nét đẹp văn hoá dân tộc chứ không chỉ đơn thuần là tiếp nhận chúng từ thế hệ đi trước. Những phong trào, dự án nghiên cứu khoa học về các tập tục ngày Tết ở ba miền, hay trang phục truyền thống của người Việt qua các thời kỳ được nhiều người trẻ thực hiện. Đây là biểu hiện rõ nhất cho sự gắn bó và tiếp nối tinh thần, tình yêu với văn hoá dân tộc của lớp trẻ hiện đại.

Tết xưa và nay: Sự thay đổi trong tâm thức của người trẻ ảnh 7
“Mình mong những giá trị, ý nghĩa tinh thần, cảm xúc cốt lõi của ngày Tết nói chung sẽ tiếp tục được trân trọng và truyền lại cho các thế hệ hiện tại lẫn tương lai.”

Có lẽ, giới trẻ ngày nay, đã có cách nhìn, cách hiểu, cách biểu hiện ý nghĩa ngày Tết hiện đại, linh hoạt, cá nhân hoá hơn so với những thế hệ trước. Cho dù có nhiều sự đổi thay trong văn hoá Tết nhưng những giá trị truyền thống của Tết cổ truyền Việt Nam vẫn đang được thế hệ trẻ lưu giữ và phát triển, theo cách phù hợp và tất yếu với thời đại.

“Hãy để những vẻ đẹp tinh thần, văn hoá, lịch sử ấy tự thấm dần vào người trẻ một cách sâu sắc thay vì dồn ép, áp đặt chúng một cách khiên cưỡng lên họ. Ngược lại, người trẻ cũng cần phải sẵn sàng mở lòng với việc tiếp nhận, gìn giữ, phát triển các giá trị, thói quen truyền thống tốt đẹp và có cái nhìn công tâm, thấu đáo hơn về chúng.” - nữ du học sinh Việt Nam tại Hungary chia sẻ.

Tết truyền thống của người Việt dù có trải qua những biến động của thời gian, nhưng vẫn luôn là một dịp để con người ta hướng về cội nguồn, gắn kết với gia đình, bè bạn và cùng nhau đón chào một năm mới an lành, hạnh phúc.

Ảnh: NVCC

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Nữ cán bộ Đoàn xuất sắc chinh phục danh hiệu Thủ khoa: Hành trình từ giảng đường đến cống hiến xã hội

Nữ cán bộ Đoàn xuất sắc chinh phục danh hiệu Thủ khoa: Hành trình từ giảng đường đến cống hiến xã hội

SVVN - Vũ Thu Hằng – Thủ khoa tốt nghiệp trường ĐH Ngoại ngữ (ĐHQG Hà Nội) không chỉ gây ấn tượng với thành tích học tập xuất sắc mà còn là một cán bộ Đoàn đầy nhiệt huyết. Với vai trò Ủy viên Ban Thường vụ Đoàn Trường, Hằng đã tích cực tham gia và lãnh đạo nhiều hoạt động Đoàn – Hội, đồng thời đại diện sinh viên Việt Nam tham gia các chương trình giao lưu quốc tế. Hành trình của Hằng là minh chứng cho sự kết hợp hoàn hảo giữa kiến thức vững chắc và tinh thần cống hiến cho cộng đồng.
Thủ khoa Hồng Nga: Từ ước mơ đến hiện thực - Một hành trình cảm hứng

Thủ khoa Hồng Nga: Từ ước mơ đến hiện thực - Một hành trình cảm hứng

SVVN - Hoàng Thị Hồng Nga - Thủ khoa kép đầu vào và đầu ra ngành Công nghệ Nông nghiệp, trường ĐH Công nghệ (ĐHQG Hà Nội) có điểm học tập xuất sắc 3,78/4,0. Trong quá trình học tập 4,5 năm tại trường, nữ sinh đã nhận nhiều học bổng danh giá, đồng thời có 6 bài báo được công bố trên các tạp chí khoa học và hội nghị quốc tế.
Chinh phục địa hình: Giải đua ôtô – môtô Tuyên Quang 2024 đầy kịch tính

Chinh phục địa hình: Giải đua ôtô – môtô Tuyên Quang 2024 đầy kịch tính

SVVN - Giải trình diễn lái xe và đua ô tô - mô tô địa hình mở rộng lần thứ III, năm 2024 diễn ra ngày 28/9 tại tỉnh Tuyên Quang, quy tụ gần 60 đội đua từ khắp cả nước và một số nước trên thế giới. Với mục tiêu là nâng cao ý thức lái xe an toàn và khuyến khích các tay đua tham gia hoạt động xã hội, từ thiện ở những vùng khó khăn. Các vận động viên sẽ thi đấu trên các cung đường dài 2,5 km và 3,5 km, mang đến những màn trình diễn kỹ thuật mạo hiểm đầy ấn tượng.
Hành trình theo đuổi âm nhạc cổ điển của chàng nghệ sĩ Piano 9X tài năng

Hành trình theo đuổi âm nhạc cổ điển của chàng nghệ sĩ Piano 9X tài năng

SVVN - Nhật Anh tốt nghiệp Học viện Âm nhạc Hannover tại Đức và là một nghệ sĩ tài năng với nhiều thành tích nổi bật tại các cuộc thi Piano. Mang tình yêu lớn dành cho âm nhạc cổ điển, thông qua các buổi hòa nhạc cộng đồng, Nhật Anh mong muốn đưa loại hình nghệ thuật âm nhạc hàn lâm này đến gần hơn với giới trẻ và khán giả Việt.
Giới trẻ Malaysia 'phát cuồng' vì gỏi cuốn Việt Nam: Hơn 1.000 cuốn được bán trong tích tắc!

Giới trẻ Malaysia 'phát cuồng' vì gỏi cuốn Việt Nam: Hơn 1.000 cuốn được bán trong tích tắc!

SVVN - Gần đây, gỏi cuốn Việt Nam đã bất ngờ trở thành "hot trend" tại Malaysia, thu hút sự quan tâm giới trẻ nước này. Sự kết hợp hài hòa giữa các nguyên liệu tươi ngon cùng phong cách chế biến độc đáo biến món ăn trở thành lựa chọn yêu thích trong thực đơn hàng ngày của nhiều bạn trẻ tại xứ sở tháp đôi.
Bệnh viện Mắt Sài Gòn Sông Hàn tiếp sức hơn 2,000 tân sinh viên ngày đầu đến trường

Bệnh viện Mắt Sài Gòn Sông Hàn tiếp sức hơn 2,000 tân sinh viên ngày đầu đến trường

Hòa chung không khí ngày đầu tựu trường của Tân sinh viên, tháng 9 vừa qua, Bệnh viện Mắt Sài Gòn Sông Hàn đã có mặt tại các điểm Trường Đại học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng tiếp thêm năng lượng cho hơn 2,000 bạn Tân sinh viên tại các điểm trường Đại học Ngoại Ngữ Đại học Đà Nẵng và Trường Đại học Quốc tế Đại học Duy Tân.