Đón Tết nay nhớ Tết xưa: Điều gì làm Gen Z hoài niệm và hướng đến?

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Tết Nguyên Đán là lễ hội truyền thống có ý nghĩa lớn đối với người Việt Nam. Theo sự biến đổi của thời gian, hương vị của Tết xưa và nay ít nhiều có sự thay đổi. Với các bạn trẻ, Tết xưa và nay có thay đổi như thế nào thì Tết vẫn là dịp để mọi người sum họp, tận hưởng những khoảnh khắc đáng nhớ và tạo ra những kỷ niệm mới.

Với Nguyễn Thị Thanh Thảo (đến từ Thái Bình), sinh viên Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định, một trong những khoảnh khắc đáng nhớ nhất về Tết của những năm trước là khoảnh khắc Thảo và cả gia đình quây quần bên bàn ăn trong ngày Tết. “Cứ mỗi lần Tết đến, mọi người trong gia đình mình từ khắp nơi trở về để sum họp. Bàn ăn đầy ắp các món ăn truyền thống như: Bánh chưng, nem rán, xôi gấc và nhiều món ăn truyền thống khác… Đó không chỉ là những món ăn ngon miệng mà còn mang đến sự ấm áp và hạnh phúc khi cả gia đình quây quần bên nhau, chia sẻ những câu chuyện, những kỷ niệm của năm cũ”, Thanh Thảo chia sẻ.

Đón Tết nay nhớ Tết xưa: Điều gì làm Gen Z hoài niệm và hướng đến? ảnh 1
Thảo tập gói bánh chưng trong dịp Tết Nguyên Đán 2024.

Theo Thảo, ý nghĩa của ngày Tết không chỉ đơn thuần là sự chuyển giao giữa năm cũ và năm mới mà đây còn là dịp để mọi người nhớ về tổ tiên, gia đình và cộng đồng. Trước Tết, mọi người thường làm sạch nhà cửa, xóa đi những vết bẩn và đem lại không khí mới mẻ cho năm mới. Mua sắm để trang trí nhà cửa, mua quà và đồ mới để chuẩn bị cho năm mới là những phần việc không thể thiếu của ngày Tết. Những người thân trong nhà sẽ cùng nhau đón giao thừa. Trong những ngày đầu của năm mới, mọi người thường đi thăm chúc gia đình, người thân, bạn bè để chia sẻ niềm vui, kỷ niệm và thưởng thức các món ăn truyền thống. Sau đó, trẻ em và người trẻ thường được người lớn mừng tuổi lì xì như một cách chúc phúc và may mắn trong năm mới. Những phong tục này không chỉ tạo ra không khí lễ hội mà còn giữ gìn và truyền bá những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Đón Tết nay nhớ Tết xưa: Điều gì làm Gen Z hoài niệm và hướng đến? ảnh 2
Nhiều bạn trẻ hào hứng tham gia hoạt động gói bánh chưng, bánh tét truyền thống.

“Là người trẻ, mình nghĩ bản thân cần có trách nhiệm tiếp tục giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống của ngày Tết. Đồng thời, mình sẽ tiếp thu và thích nghi với sự thay đổi của xã hội để bảo tồn và phát triển văn hóa Việt Nam. Bên cạnh đó, người trẻ cần chia sẻ niềm vui và tình cảm với gia đình, cộng đồng trong dịp Tết, đặc biệt là với những người già và những người có hoàn cảnh khó khăn hơn”, Thanh Thảo tâm sự.

Dương Nhật Vy (đến từ Huế) sinh viên Trường Đại học Luật, Đại học Huế chia sẻ cảm nhận về những khác biệt của Tết nay với Tết xưa: “Bánh chưng và bánh tét là hai món ăn không thể thiếu trong dịp Tết cổ truyền. Dù ngày nay vẫn có, nhưng việc tự làm bánh tại nhà với gia đình đã không còn phổ biến như trước vì mọi người bận rộn với công việc cuộc sống. Tục đốt pháo giấy hay pháo hoa để đón Tết cũng đã giảm đi nhiều, thậm chí bị cấm ở nhiều nơi do lo ngại về an toàn và ô nhiễm tiếng ồn và không khí. Với Tết xưa, mọi người tập trung về nhà để đón Tết cùng gia đình. Còn Tết nay, nhiều người trẻ có xu hướng đi du lịch hoặc chọn cách đón Tết theo phong cách hiện đại như tổ chức các bữa tiệc tại quán”.

Đón Tết nay nhớ Tết xưa: Điều gì làm Gen Z hoài niệm và hướng đến? ảnh 3
Nhật Vy hào hứng đón Tết truyền thống và lưu lại kỉ niệm với bộ ảnh Tết.

Điều khiến Nhật Vy cảm thấy hạnh phúc và vui vẻ trong dịp Tết là những ngày cả gia đình tíu tít cùng nhau chuẩn bị cho Tết: “Rửa lá bánh, ngâm gạo, kho cá, một nhành hoa đào rực rỡ hương xuân, mâm ngũ quả tròn đầy đêm giao thừa, cả nhà quây quần gói bánh chưng, đậu vàng, gạo trắng, thịt mỡ, lá xanh và bao nhiêu ân tình thương mến được gói gém vuông vắn, được gửi vào đó cùng truyền thống gia đình, những mong ước về sự đủ đầy, tròn vẹn. Nồi thịt đông, bát dưa muối của mẹ, rồi cá kho của bà… Và quan trọng nhất là không khí đầm ấm quanh bàn ăn cùng những người thân yêu nhất”.

Đón Tết nay nhớ Tết xưa: Điều gì làm Gen Z hoài niệm và hướng đến? ảnh 4

Đối với Nhật Vy, Tết là dịp để mỗi người nghỉ ngơi, thực hiện các phong tục truyền thống và đón nhận một năm mới nhiều niềm vui.

Theo Nhật Vy, Tết là cơ hội để mọi người quay về nhà sum họp cùng gia đình, bày tỏ lòng biết ơn tổ tiên và cầu chúc cho một năm mới an lành. Phong tục ngày Tết ở Việt Nam khá đa dạng như: Phong tục lì xì, đi chùa cầu may, dọn dẹp nhà cửa, lễ hội mùa xuân, bắn pháo hoa, thi đấu cờ... “Mình nghĩ là sẽ có nhiều hình thức để thể hiện trách nhiệm của một người trẻ đối với việc bảo tồn và phát triển Tết Nguyên Đán. Chúng ta có thể tìm hiểu và nắm vững ý nghĩa, nguồn gốc các phong tục liên quan đến Tết. Thực hiện và phát huy các phong tục truyền thống như: Trang trí nhà cửa, chuẩn bị mâm ngũ quả, gói bánh chưng, bánh tét, thăm hỏi người thân, chia sẻ kiến thức và các trải nghiệm về Tết với bạn bè, người thân, cộng đồng. Kết hợp phong tục truyền thống với những cách tiếp cận hiện đại để tạo ra không khí Tết phù hợp với người trẻ”.

Võ Nguyễn Hoàng Đa (đến từ Long An) sinh viên Trường Đại học Sư phạm TDTT TP HCM (UPES) cho biết về điều mà cậu hoài niệm về Tết của những năm trước là sự quây quần bên gia đình. Với Hoàng Đa, khi còn nhỏ cậu không cần phải suy nghĩ, lo âu cho cuộc sống nên mỗi lần Tết đến xuân về mang lại cảm giác háo hức khó tả. Đặc biệt vào ngày mùng 1 tết, ông bà, cha mẹ cùng anh chị em và những cô, chú, bác của Hoàng Đa lại tụ họp cùng nhau gói bánh chưng, bánh tét. Với trẻ con, ai cũng háo hức, muốn được khoác lên mình bộ quần áo mới, nhận phong bao lì xì. “Khi mình đã lớn, mình thấy ai cũng có gia đình riêng, cuộc sống riêng cần phải lo, kể cả chính bản thân mình. Tết vẫn là Tết nhưng điều thay đổi là mình không còn hồn nhiên như trước nên mỗi cái tết sau này cảm giác háo hức không còn nữa. Phần nào là vì tình hình chung, thời buổi kinh tế, không chỉ riêng Hoàng Đa, mà còn có khá nhiều gia đình kinh doanh hay đặc biệt là các bạn sinh viên vẫn chọn ở lại Thành phố làm việc xuyên tết để tìm thêm thu nhập trang trải cuộc sống của mình. Vì thế, vẫn đối với Hoàng Đa hoài niệm nhất chính là tuổi trẻ, không lo, không nghĩ, vô tư bên gia đình đón Tết. Tết khác hay con người ta đổi khác cũng chỉ là cách nhìn. Tuy nhiên, mình luôn tin yêu chào đón vào một năm mới với mọi điều may mắn, tốt lành”, Hoàng Đa bày tỏ.

Đón Tết nay nhớ Tết xưa: Điều gì làm Gen Z hoài niệm và hướng đến? ảnh 5

Tết năm nay, Hoàng Đa tiếp tục tham gia chiến dịch Xuân Tình nguyện của Đoàn Thanh Niên - Hội sinh viên, Trường Đại học Sư phạm TDTT TP HCM. Với sự tín nhiệm từ Đảng uỷ - Ban Giám hiệu, Hoàng Đa được trao nhiệm vụ Chỉ huy trưởng của chiến dịch Xuân UPES 2024. Với Đa, Xuân Tình nguyện mang lại nhiều niềm vui, hạnh phúc khó tả: “Xuân năm nay là một năm đặc biệt với Đa vì đã là sinh viên năm cuối và đây cũng là chiến dịch Xuân Tình nguyện cuối cùng ở thời sinh viên. Những con người xa lạ đến với nhau bằng cái gọi là tình nguyện. Mỗi năm tại Xuân Tình nguyện, mình đều được nghe những “chiến sĩ” của Xuân Tình nguyện kể về cuộc sống của họ, việc xa nhà lên thành phố học hay chia sẻ về những điều học được qua các hoạt động, chiến dịch, rút kinh nghiệm cùng nhau lắng nghe và thấu hiểu. Từ những con người xa lạ, nhiều tình cảm, có khi trở thành bạn tốt và đồng hành cùng nhau trên con đường học tập, cuộc sống”.

Đón Tết nay nhớ Tết xưa: Điều gì làm Gen Z hoài niệm và hướng đến? ảnh 6
Các “chiến sĩ” Xuân Tình nguyện đoàn kết và nhiệt huyết với các hoạt động tình nguyện.

“Mình hạnh phúc khi được làm “chiến sĩ” được đồng hành những người bạn chung chí hướng, cùng chiến dịch Xuân Tình nguyện của Trường và Thành phố. Mình đã cùng với các bạn sinh viên UPES thực hiện những hoạt động góp phần tích cực đến cộng đồng và xã hội như: Hỗ trợ các ông bà, cô chú neo đơn dọn dẹp nhà đón Tết, trao tặng nhiều phần quà cho gia đình chính sách, mẹ Việt Nam anh hùng, thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn, thanh niên công nhân không về quê ăn Tết, dọn dẹp vệ sinh đường sá và sơn vẽ lại các mảng tường tại các trường tiểu học, THCS, đi thăm tặng các chiến sĩ tại các chốt biên phòng ở Sài Gòn và Cần Giờ, gói những phần bánh chưng bánh tét, gửi đến các bạn sinh viên không về quê trong dịp tết… Quay về với gia đình, điều đầu tiên Đa nghĩ rằng chúng ta phải là người con, người cháu hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, kính trên nhường dưới và đặc biệt là gắn kết các thành viên trong gia đình. Sang năm mới, bản thân không ngừng học hỏi, phát triển về tri thức, kỹ năng trong cuộc sống, góp phần phát triển quê hương, đất nước”, Hoàng Đa bộc bạch.

Đón Tết nay nhớ Tết xưa: Điều gì làm Gen Z hoài niệm và hướng đến? ảnh 7
Chàng sinh viên hạnh phúc khi được tham gia các hoạt động Tết đóng góp cho cộng đồng, xã hội.

Với người trẻ, dù Tết có thay đổi như thế nào đi chăng nữa, Tết vẫn là dịp để nghỉ ngơi, sum họp bên người thân, gia đình sau những tháng ngày học tập và làm việc. Đồng thời, người trẻ luôn khát khao mang đến những giá trị tích cực cho đồng, hướng đến một năm mới tràn đầy niềm vui và hạnh phúc.

Ảnh NVCC

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Kỳ thực tập mùa hè đáng nhớ của những 'nhà báo' năm nhất đến từ Học viện Ngoại giao

Kỳ thực tập mùa hè đáng nhớ của những 'nhà báo' năm nhất đến từ Học viện Ngoại giao

SVVN - Thực tập ngay từ năm nhất là một cơ hội lớn đối với các sinh viên ngành Truyền thông Quốc tế - Học viện Ngoại giao. Trải qua kỳ thực tập mùa hè 2024 đầy ý nghĩa tại Ban Sinh  viên, báo Tiền Phong, 5 sinh viên Ngoại giao đã thêm vào hành trang của riêng mình những bài học và kinh nghiệm quý giá trên hành trình theo đuổi giấc mơ “cầm bút” trong tương lai.
Mọi sự nỗ lực đều sẽ được đền đáp xứng đáng!

Mọi sự nỗ lực đều sẽ được đền đáp xứng đáng!

SVVN - Vốn là một người không thích xuất hiện trước ống kính, tuy nhiên sau khi được tiếp xúc với nghệ thuật, Minh Trang dần cảm thấy bén duyên và yêu nghề nhiều hơn. Bắt đầu đi lên từ mảng kid, sau đó là mẫu teen và hoạt động cho đến hiện tại, Minh Trang càng khẳng định sự quyết tâm chinh phục niềm đam mê diễn xuất nhiều hơn, sau 2 lần thi đại học và trở thành tân sinh viên chuyên ngành Diễn viên kịch, điện ảnh – truyền hình của trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội.
Chân dung nữ thủ khoa khối D07 tỉnh Thái Nguyên sau một năm 'chọn Ngoại giao'

Chân dung nữ thủ khoa khối D07 tỉnh Thái Nguyên sau một năm 'chọn Ngoại giao'

SVVN - Trần Thu Trang (sinh năm 2005) hiện là sinh viên năm hai khoa Truyền thông và Văn hóa đối ngoại Học viện Ngoại giao. Với số điểm 28.25 tại kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023, cô đã xuất sắc trở thành Thủ khoa khối D07 của tỉnh Thái Nguyên. Mang theo nhiều kỳ vọng khi bước vào cánh cửa đại học, Thu Trang đã không ngừng học tập, phát triển và chứng tỏ bản thân trong năm đầu tại Học viện.
Hoa khôi duyên dáng Ngoại thương 2022 rạng rỡ ngày tốt nghiệp

Hoa khôi duyên dáng Ngoại thương 2022 rạng rỡ ngày tốt nghiệp

SVVN - Trần Hà Linh - Cựu sinh viên K59 chương trình Chất lượng cao Kinh tế chuyên ngành Kinh tế đối ngoại, Hoa khôi cuộc thi Duyên dáng Ngoại thương năm 2022 vừa chính thức nhận bằng tốt nghiệp vào cuối tuần vừa qua. Cùng lắng nghe những chia sẻ của Hoa khôi Ngoại thương trong thời điểm chính thức rời xa giảng đường đại học.
Hành trình từ nữ học sinh trường chuyên đến thủ khoa Quản trị Marketing

Hành trình từ nữ học sinh trường chuyên đến thủ khoa Quản trị Marketing

SVVN - Nguyễn Phan Mỹ Vân, sinh năm 2002 tại Hà Nội, là thủ khoa tốt nghiệp chuyên ngành Quản trị Marketing Chất lượng cao, lớp Quản trị Marketing CLC62C, khoa Marketing, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân với GPA 3.92/4.0. Cô bạn đã gặt hái được nhiều thành tích tiêu biểu, trong đó nổi bật là việc giành học bổng khuyến khích học tập trong 6/7 kỳ và lọt vào Top 5 toàn quốc tại Bảng Digital - Sinh viên trong cuộc thi Việt Nam Young Lions 2023.
Nữ thủ khoa ngành Truyền thông Marketing NEU xuất sắc chinh phục học bổng thạc sĩ danh giá tại Anh Quốc

Nữ thủ khoa ngành Truyền thông Marketing NEU xuất sắc chinh phục học bổng thạc sĩ danh giá tại Anh Quốc

SVVN - Bùi Hoàng Yến Nhi (sinh năm 2002) là nữ sinh viên xuất sắc đạt danh hiệu thủ khoa chuyên ngành Truyền thông Marketing Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU) với GPA 3.9/4.0. Cô đã chinh phục nhiều học bổng khuyến khích học tập, đặc biệt đã giành được Học bổng Southampton Presidential International Scholarship cho khóa thạc sĩ Marketing Analytics tại University of Southampton, Anh Quốc.
Thủ khoa ngành Quan hệ công chúng và hành trình chinh phục ước mơ

Thủ khoa ngành Quan hệ công chúng và hành trình chinh phục ước mơ

SVVN - Phạm Thị Yên Hòa, cô gái trẻ đến từ vùng quê Bắc Giang, đã xuất sắc trở thành thủ khoa ngành Quan hệ Công chúng của Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, ĐHQG Hà Nội với GPA 3.75 cùng bảng thành tích dày đặc. Thành công của Yên Hòa là kết quả của lòng kiên trì, sự nỗ lực không ngừng và sự ủng hộ vững chắc từ gia đình, bạn bè.