Thị trường việc làm Hè cho sinh viên bắt đầu sôi động

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Nghỉ Hè, thay vì đi học thêm hoặc đăng ký thêm học phần các môn, nhiều bạn trẻ chọn đi làm thêm để tích lũy kinh nghiệm, tăng thu nhập để bù đắp sự thiếu hụt do học phí tăng.

Nhộn nhịp sinh viên tìm việc làm Hè

Nhiều trường đại học điều chỉnh mức học phí cho năm học mới theo chiều hướng tăng hơn từ 10 - 20%, khiến sinh viên khỏi lo lắng. Việc chọn đi làm thêm Hè, chuẩn bị tiền để nộp học phí cho năm học mới phụ ba mẹ cũng là một trong những lý do phổ biến mà nhiều sinh viên chia sẻ.

Các công việc được các bạn sinh viên chọn lựa đa dạng: chạy xe công nghệ, gia sư, đi hát, phục vụ quán cà phê, bán hàng online… Thảo Quân (năm thứ nhất, trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG TP. HCM) chia sẻ: “Mình đã bắt đầu đi làm khi Hè đến từ hồi học lớp 11, dù ba mẹ có phản đối vì sợ ảnh hưởng đến chất lượng học tập. Lên đại học, mình vẫn tiếp tục làm thêm khi nghỉ Hè. Sở dĩ mình đi làm vào mỗi dịp Hè vì lúc này mình có nhiều thời gian. Mình làm ở quán có máy lạnh, mát hơn phòng trọ. Mình cũng ráng kiếm tiền để có thể phụ ba mẹ đóng học phí vì năm nay học phí trường mình lại tăng rồi”. Thảo Quân còn cho biết, khi đi làm thêm, Quân thấy mình mở rộng quan hệ, năng động và lanh lẹ hơn.

Thị trường việc làm Hè cho sinh viên bắt đầu sôi động ảnh 1

Thảo Quân (năm thứ nhất, trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG TP. HCM) làm thêm tại một quán cà phê khi nghỉ Hè.

Không chỉ cho rằng Hè là một khoảng thời gian lý tưởng để có thể kiếm việc làm thêm trang trải cuộc sống, các bạn trẻ còn cho đây là dịp để tích lũy kinh nghiệm cho bản thân, có thể mua những thứ mình thích.

Trần Tiên (năm thứ hai, trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM) cho biết: “Trong thời gian nghỉ Hè, mình có nhiều thời gian rảnh hơn. Bên cạnh việc đi học, mình muốn đi làm thêm để có nhiều trải nghiệm mới. Mình nghĩ, người trẻ, đặc biệt là sinh viên thì càng cần đi làm thêm. Khi đi làm thêm, mình có nhiều kiến thức mà ở trường mình không được học. Mình học được cách cẩn thận, tỉ mỉ, chu đáo hơn trong cách cư xử với chủ, với đồng nghiệp. Ngoài ra, mình còn có thể dành dụm một ít tiền để mua những thứ mình thích. Đặc biệt, mình biết thương ba mẹ mình hơn và quý trọng giá trị của đồng tiền”.

Thị trường việc làm Hè cho sinh viên bắt đầu sôi động ảnh 2

Nhiều công việc làm thêm cho các bạn sinh viên dịp hè.

Văn Minh (trường ĐH Công nghệ thông tin, ĐHQG TP. HCM) bày tỏ: “Tranh thủ nghỉ Hè, mình kiếm công việc liên quan đến chuyên ngành mình đang học để làm và mình nhận ra có những kỹ năng, kiến thức mình chưa được học tại trường”.

Không ít bạn trẻ dành nhiều thời gian để tìm việc làm nhưng câu trả lời các bạn nhận được từ nhà tuyển dụng là từ chối vì đã tuyển đủ nhân viên. Điều đó cho thấy, tìm việc làm khi Hè hiện đang được nhiều bạn trẻ quan tâm.

Một số bạn sinh viên cảm thấy hoài nghi về khả năng của bản thân khi bị các công ty, quán ăn từ chối liên tục. Quỳnh Anh (năm thứ ba, trường ĐH Tài chính – Marketing) tâm sự: “Mình nộp CV vào rất nhiều công ty nhưng mình không nhận lại được một email hẹn phỏng vấn nào. Mình chuyển qua xin làm phục vụ, nhân viên pha chế ở các quán cà phê thì bị từ chối vì đã tuyển đủ người. Mình vẫn phải cố gắng tìm thêm các công việc khác”.

Thị trường việc làm Hè cho sinh viên bắt đầu sôi động ảnh 3
Nhiều quán cà phê tuyển nhân viên ở các nhóm trên mạng xã hội.

Nhận dạng thông tin "việc làm ma"

Thượng úy Vũ Mạnh Tuấn - Phó Bí thư Đoàn Thanh niên trường CĐ Cảnh sát Nhân dân 2 chỉ ra 4 cách nhận diện việc làm “thật” – “giả” để các bạn sinh viên có thể áp dụng thẩm định khi tham gia tìm kiếm việc làm.

Trước hết thông tin công ty, việc làm không rõ ràng, theo Thượng úy Tuấn, cần dành thời gian tìm hiểu địa chỉ, website công ty và trụ sở công ty.

Với những thông tin tuyển dụng sơ sài, sai chính tả (đặc biệt lưu ý trên mạng xã hội), Thượng úy Vũ Mạnh Tuấn lưu ý cũng cần tìm hiểu về tài khoản của người đăng, chú ý đến cách bình luận kiểu “xin job”, “inbox”...; những trang web khóa thông tin, khóa bình luận khán giả, không có địa chỉ, thông tin rõ ràng thường lập lên để lừa đảo, bán hàng giả...

Bên cạnh đó, các bạn trẻ cần cảnh giác khi đọc những cụm từ được sử dụng trong thông tin tuyển dụng: “việc nhẹ lương cao”, “cần gấp”, “không yêu cầu kinh nghiệm”, “nhận 500.000 đồng mỗi ngày”, "đi làm ngay”, “việc nhẹ nhàng”...”.

Ngoài ra, Thượng úy Vũ Mạnh Tuấn lưu ý thêm với những công việc không cần thử việc hay kiểm tra năng lực. Vì theo Thượng úy Tuấn, những công ty uy tín thường có 2 - 3 vòng kiểm tra, có yêu cầu về số lượng, vị trí công việc rõ ràng cụ thể.

Cách xử lý khi bị lừa đảo việc làm:

1) Chụp màn hình lại làm bằng chứng nhằm thông tin đến cơ quan có thẩm quyền, lực lượng công an, liên hệ với công an phường, và phòng Công tác sinh viên để tuyên truyền đến các bạn sinh viên khác.

2) Tự mình làm tuyên truyền viên, mạnh dạn chia sẻ câu chuyện của mình tới mọi người xung quanh dưới mọi hình thức: truyền miệng, thông qua các trang truyền thông như fanpage trường, trong nhóm Zalo, Mess để ngăn chặn hoạt động lừa đảo của các đối tượng...

3) Đi chung với nhau, khi đi nhớ nhắc địa chỉ cho bạn bè của mình, đề phòng trường hợp nguy hiểm để có thể giải cứu kịp thời.

4) Truy cập website: Dauhieuluadao.com của Google hợp tác cùng Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) nhằm giúp mọi người tìm hiểu thêm các tình huống lừa đảo phổ biến cũng như “nguyên tắc vàng” để ngăn chặn.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu chỉ đạo tại Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ X (năm 2020). Ảnh: VGP

Chàng sinh viên chia sẻ về lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

SVVN - Có lẽ, kỷ niệm đáng nhớ nhất của tôi năm 18 tuổi là vinh dự trở thành điển hình tiên tiến, đại biểu trẻ nhất của Đoàn đại biểu tỉnh Gia Lai tham dự Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ X (năm 2020) và đặc biệt là được diện kiến, được lắng nghe những lời căn dặn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Tình yêu môi trường xóa tan những nỗi sợ, thúc đẩy bạn trở thành ‘chiến binh’

Tình yêu môi trường xóa tan những nỗi sợ, thúc đẩy bạn trở thành ‘chiến binh’

SVVN - Phạm Khắc Tùng hiện đang theo học hệ đào tạo từ xa ngành Quản trị Kinh doanh tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Bằng ước mong cống hiến cho môi trường, Khắc Tùng đã tham gia Hà Nội Xanh, nhóm tình nguyện độc lập được thành lập vào tháng 12 năm 2022, bởi anh Nguyễn Tiến Huy cùng các bạn trẻ khác với mục tiêu bảo vệ môi trường tại Hà Nội. Sau thời gian hoạt động và cống hiến với tất cả trách nhiệm và cái tâm chân thành, hiện tại, anh là Trưởng Ban Sự kiện tại Hà Nội Xanh.