Từ cử nhân Sinh học... đến chủ vườn si rô độc đáo tại Ninh Thuận

SVVN - Chị Nguyễn Ngọc Uyên Trinh (cựu sinh viên trường ĐH KHTN, ĐHQG TP. HCM) đã phát triển thành công vườn si rô hữu cơ tại quê hương Ninh Thuận và đoạt giải Ba cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo, năm 2022”.

Hành trình “chinh phục” cây si rô của cử nhân trẻ

Chị Uyên Trinh sinh ra và lớn lên tại vùng Ninh Sơn, Ninh Thuận, là cựu sinh viên ngành Sinh học - chuyên ngành Sinh lý thực vật, tốt nghiệp vào năm 2011 (trường ĐH KHTN, ĐHQG TP. HCM). Ấp ủ nhiều hoài bão với nông nghiệp hữu cơ, sau tốt nghiệp, nữ cử nhân quyết định về công tác tại Viện Nghiên cứu Bông và Phát triển Nông nghiệp Nha Hố. Thời điểm đó, việc tiếp xúc và phát triển giống cây lạ, đồng thời ứng dụng phương pháp hữu cơ tiên tiến cho vườn nhà là điều vô cùng rủi ro, theo quan điểm của nhiều nông dân. Từ nỗi bận tâm đó, gia đình và bạn bè chị Uyên Trinh đã không ủng hộ dự án trồng si rô “non trẻ”, nhất là khi giống cây chỉ mới được chị trồng thử một lần tại Viện Nghiên cứu.

Sau nhiều lần “thủ thỉ” với ba về việc trồng cây si rô hữu cơ nhưng bị từ chối, chị Uyên Trinh đã nhờ hàng xóm trồng giúp một cây, với hy vọng thuyết phục được gia đình. Kết quả, cây si rô “nhờ trồng” đó đã thành công sai trái, chị cũng được ba an tâm cho trồng thử tại vườn nhà. “Kể ra thì đơn giản nhưng quá trình đó lại mất tận 2 năm”, chị Uyên Trinh nhớ lại.

Từ cử nhân Sinh học... đến chủ vườn si rô độc đáo tại Ninh Thuận ảnh 1
Mứt si rô làm từ trái tươi, lược bỏ hột và ngào với đường phèn để có vị thanh dịu. (Ảnh: Như Quyên)

Khí hậu khô hanh của Ninh Thuận đã tạo môi trường khá thuận lợi cho quá trình trồng và chăm sóc hữu cơ vườn si rô. Tuy nhiên, vườn si rô đỏ vừa lên giống hơn 100 cây lại phải trải qua 3 năm “im ắng” vì dịch bệnh, sau đó mới được chị Uyên Trinh nghiên cứu để thương mại hóa. Vì về cơ bản, trái si rô tươi khó ăn liền được như táo hay nho, nên cần phải chế biến ra thành phẩm, cụ thể là mứt và nước si rô với độ ngọt hài hòa, thanh dịu hơn. Để có được thành quả như hiện tại, chị Uyên Trinh đã tự nghiên cứu, tham gia thêm các câu lạc bộ khởi nghiệp, nữ doanh nhân, nông dân… để tìm cách giúp trái si rô dễ bán hơn. Hơn một năm tìm tòi, thử - sai - sửa, với nhiều cách khác nhau, chị đã có được công thức cho ra nước và mứt si rô thơm ngon, giữ được hương vị tự nhiên mà vẫn bảo quản đủ lâu để giao hàng cho các khách ở xa.

Từ cử nhân Sinh học... đến chủ vườn si rô độc đáo tại Ninh Thuận ảnh 2
Nước si rô có màu đỏ thẫm rất đẹp mắt. (Ảnh: Như Quyên)

Trái si rô cứ thế âm ỷ “bén duyên”, đồng hành cùng cử nhân Sinh học trẻ ngày nào xuyên suốt qua 8 năm. Nhìn dáng vẻ nỗ lực, yêu mến vườn si rô ấy của chị, gia đình và bạn bè cũng đã thuận lòng mà ủng hộ chị hết mình. Hiện tại, ba chị Trinh còn là người thường xuyên hỗ trợ chị tiếp đón khách hàng tại vườn. “Nhiều lúc, khách đông, ba tôi không có thời gian làm việc khác mà chỉ lo nước, mứt si rô và trò chuyện cùng khách là đã hết ngày”, chị vui vẻ kể lại.

Những trăn trở khi là người đổi mới

Theo chị Uyên Trinh, từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường đến khi bắt đầu có những suy nghĩ về chuyện khởi nghiệp, một trong những khó khăn lớn nhất đối với chị chính là việc thay đổi tư duy của người nông dân. Nhiều năm gắn bó với phương pháp truyền thống, các hộ dân nơi đây khá e ngại khi chuyển sang trồng si rô theo hướng hữu cơ, vì nhiều lý do về năng suất, sâu bệnh... “Tuy nhiên, nếu vì sợ mà quay về trồng theo hướng truyền thống, trái si rô sẽ có vị nhẫn đắng vì phân, thuốc hóa học; và rồi cũng không thể chế biến thành phẩm ngon và sạch cho thị trường”, chị bày tỏ.

Từ cử nhân Sinh học... đến chủ vườn si rô độc đáo tại Ninh Thuận ảnh 3
Chị Uyên Trinh và cây si rô ra trái cho vụ mùa mới. (Ảnh: Như Quyên)

Đồng thời, việc điều chỉnh mùa vụ cũng là một thách thức không nhỏ. Khi tất cả các vườn si rô đều cho thu hoạch cùng một lúc, việc chế biến và bảo quản sản phẩm gặp rất nhiều khó khăn. Nói về vấn đề này, chị Uyên Trinh chia sẻ thêm: “Tôi đang nghiên cứu về cách chuyển đổi mùa vụ để có thêm một vụ si rô mới vào đúng dịp Tết. Từ đó, vườn có thể quảng bá sản phẩm sạch của địa phương, đồng thời có thể lan tỏa mạnh hơn về giá trị thực tế của nông nghiệp bền vững”.

Từ cử nhân Sinh học... đến chủ vườn si rô độc đáo tại Ninh Thuận ảnh 4
Rổ si rô đỏ hồng đẹp mắt khi thu hoạch. (Ảnh: Như Quyên)
Từ cử nhân Sinh học... đến chủ vườn si rô độc đáo tại Ninh Thuận ảnh 5
Vườn si rô được trồng hữu cơ nên khoẻ mạnh, ra trái tươi tốt. (Ảnh: Như Quyên)

Với sự nhiệt huyết và sáng tạo không ngừng, chị Uyên Trinh đã biến một loại cây lạ mắt thành những sản phẩm độc đáo thu hút khách du lịch đến với xứ biển Ninh Thuận. Hành trình 8 năm từ lúc còn là cô cử nhân trẻ bỏ việc về quê khởi nghiệp, đến cô chủ vườn si rô độc nhất của chị Uyên Trinh chính là nguồn cảm hứng lớn cho những ai yêu thích nông nghiệp và muốn khởi nghiệp, đặc biệt là những bạn trẻ.

Tại vườn si rô Nông Trại Đỏ (Lương Cang 1, xã Nhơn Sơn, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận) của chị Uyên Trinh, du khách có thể thưởng thức nước và mứt si rô thơm ngon chuẩn sản phẩm OCOP 3 sao cấp Huyện. Ngoài ra, du khách còn có thể tìm hiểu về quy trình trồng trọt, chế biến tự nhiên với quy tắc hữu cơ chuẩn “3 không”: không phun thuốc hóa học, không phân bón hóa học, không phun thuốc diệt cỏ.

MỚI - NÓNG
Nhà trọ sinh viên: Đừng để ‘hộp diêm’ trở thành ‘bẫy lửa’
Nhà trọ sinh viên: Đừng để ‘hộp diêm’ trở thành ‘bẫy lửa’
SVVN - Với mong muốn tìm được nhà trọ vừa rẻ nhưng vẫn riêng tư, nhiều nhà trọ “hộp diêm” trở thành lựa chọn “lý tưởng” của các bạn sinh viên. Tuy nhiên, nhà trọ hộp diêm lại tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ cao, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng và tài sản người ở. Theo Thạc sĩ (Th.S)/ Kỹ sư xây dựng Lê Hữu Cương, chính sự chủ quan và chạy theo lợi nhuận của chủ trọ trong thiết kế và xây dựng đã góp phần làm gia tăng rủi ro về an toàn.
Tiến sĩ, chuyên gia Tâm lý Nguyễn Thị Thu Hiền: ‘Bạn không cần phải hoàn hảo để được yêu thích và chấp nhận’
Tiến sĩ, chuyên gia Tâm lý Nguyễn Thị Thu Hiền: ‘Bạn không cần phải hoàn hảo để được yêu thích và chấp nhận’
SVVN - Trong thời đại mạng xã hội phát triển mạnh mẽ, nhiều bạn trẻ bị cuốn vào áp lực phải luôn hoàn hảo từ ngoại hình lẫn thành công để nhận được sự công nhận từ người khác. Tuy nhiên, theo Tiến sĩ, chuyên gia Tâm lý Nguyễn Thị Thu Hiền, sự ám ảnh với hình ảnh hoàn hảo không chỉ tạo ra áp lực vô hình mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần của giới trẻ. 
Gặp gỡ 'nàng Pu' ngoài đời thực: Nữ sinh Mường kiên cường vượt lên hoàn cảnh
Gặp gỡ 'nàng Pu' ngoài đời thực: Nữ sinh Mường kiên cường vượt lên hoàn cảnh
SVVN - Sinh ra tại thôn Nậm Giang 2, một trong những thôn đặc biệt khó khăn của xã Nậm Chạc (Bát Xát, Lào Cai), Phùng Thị Thúy – cô sinh viên năm 3 ngành Quản lý hoạt động tư tưởng - văn hóa của Học viện Báo chí và Tuyên truyền – đã và đang từng bước chinh phục con đường ước mơ với ý chí và nghị lực phi thường.

Có thể bạn quan tâm

Thử thách bản thân để đối diện với nỗi sợ hãi

Thử thách bản thân để đối diện với nỗi sợ hãi

SVVN - Ricmin Hoang đang là một người mẫu trẻ tại Việt Nam. Với sự quyết tâm và lòng đam mê, không ngừng tìm kiếm thử thách mới trong sự nghiệp nghệ thuật, Ricmin Hoang mong muốn không chỉ chứng minh tài năng của bản thân, mà còn đối mặt với những nỗi sợ đã đeo bám suốt nhiều năm qua.
Nhà trọ không đảm bảo an toàn PCCC sắp phải dừng hoạt động: Sinh viên và chủ trọ ứng phó ra sao?

Nhà trọ không đảm bảo an toàn PCCC sắp phải dừng hoạt động: Sinh viên và chủ trọ ứng phó ra sao?

SVVN - Từ ngày 1/4, theo Chỉ thị 19/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy (PCCC), những nhà trọ không đảm bảo an toàn PCCC sẽ phải dừng hoạt động sau ngày 30/3/2025. Trước thông tin này, nhiều sinh viên bày tỏ sự lo lắng, tìm thêm phương án khi đang thuê trọ trên địa bàn TP. HCM.
Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025: Cơ hội và trải nghiệm ‘đặc thù’ của sinh viên Học viện Ngoại giao

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025: Cơ hội và trải nghiệm ‘đặc thù’ của sinh viên Học viện Ngoại giao

SVVN - Vinh dự là đơn vị tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025 (AFF 2025), Học viện Ngoại giao có ưu thế với nhiều sinh viên trẻ đầy năng động, nhiệt huyết và có kỹ năng công tác ngoại giao tốt. Chính vì vậy, đây vừa là một nguồn nhân lực tiềm năng hỗ trợ Diễn đàn diễn ra suôn sẻ, vừa là cơ hội để các bạn sinh viên Ngoại giao được đóng góp cho hoạt động đối ngoại của đất nước.