TS Bùi Hồng Điệp, Phó Trưởng Khoa Tài chính – Ngân hàng, Trường Đại học Công Thương TPHCM chia sẻ hiện nay khi ngành Ngân hàng đang bước vào giai đoạn chuyển đổi số mạnh mẽ, với trọng tâm là mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số. Chủ đề của sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2023 "Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số" tiếp nối chủ đề "Ứng dụng dữ liệu dân cư trong hoạt động ngân hàng – động lực thúc đẩy chuyển đổi số".
Sinh viên trải nghiệm công nghệ mới tại sự kiện Ngày Thẻ Việt Nam 2024 - Sóng Festival |
Điều này không chỉ thể hiện quyết tâm của ngành Ngân hàng trong việc thực hiện các nhiệm vụ theo Kế hoạch chuyển đổi số ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (theo Quyết định 810/QĐ-NHNN), mà còn khẳng định tầm quan trọng của Đề án 06 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử.
Như vậy, các ngân hàng không chỉ dừng lại ở việc nâng cao năng lực kỹ thuật mà còn cần nguồn nhân lực được trang bị đầy đủ kỹ năng để vận hành và phát triển trong môi trường số hóa, đặc biệt là trong hệ sinh thái ngân hàng mở (Open Banking).
Open Banking dựa trên công nghệ số và APIs, cho phép chia sẻ dữ liệu giữa các tổ chức tài chính và fintech, thúc đẩy sự phát triển các dịch vụ mới. Để sinh viên có thể làm việc hiệu quả trong môi trường này, các trường đại học cần đổi mới chương trình đào tạo, cung cấp kiến thức về công nghệ tài chính, bảo mật, quản lí dữ liệu, và phát triển các kĩ năng mềm như tư duy sáng tạo, khả năng thích ứng, và hiểu biết về quy định pháp lí. Việc trang bị những kĩ năng này là điều cần thiết để sinh viên tự tin tham gia vào thị trường lao động và đóng góp vào sự phát triển của ngành tài chính trong tương lai.
Ông Điệp gợi ý cần trang bị cho sinh viên 6 kĩ năng:
Kĩ năng về công nghệ tài chính (Fintech). Ở kĩ năng này, sinh viên cần được trang bị hiểu biết về API và Open Banking. Sinh viên cần nắm vững cách thức hoạt động của API, vai trò của chúng trong Open Banking, và cách tích hợp chúng vào các dịch vụ tài chính.
Blockchain và tiền mã hóa gồm kiến thức về công nghệ blockchain và các loại tiền mã hóa (cryptocurrency) cũng rất quan trọng, vì chúng đang ngày càng ảnh hưởng đến hệ thống tài chính toàn cầu.
-Phân tích dữ liệu và học máy gồm khả năng phân tích dữ liệu lớn và ứng dụng các kỹ thuật học máy để đưa ra các dự đoán tài chính, phân tích rủi ro, và cải thiện dịch vụ khách hàng.
Thứ hai là kĩ năng an ninh mạng như bảo mật thông tin; quản lí rủi ro công ngh
Thứ ba là kĩ năng quản lí và xử lí dữ liệu gồm phân tích dữ liệu tài chính; quản lí dữ liệu.
Thứ tư là kĩ năng kinh doanh và sáng tạo gồm tư duy kinh doanh; sáng tạo và đổi mới.
Thứ năm là kĩ năng mềm và tư duy toàn cầu gồm kĩ năng giao tiếp và làm việc nhóm; tư duy toàn cầu.
Thứ sáu là hiểu biết về quy định pháp lý và đạo đức nghề nghiệp gồm quy định pháp lí về Open Banking; đạo đức nghề nghiệp
Cuối cùng là kĩ năng thích ứng và tự học gồm thích ứng với thay đổi; tự học.
“Tóm lại, các trường đại học cần cung cấp chương trình đào tạo toàn diện, bao gồm cả kiến thức chuyên môn, kỹ năng công nghệ, và kỹ năng mềm để chuẩn bị cho sinh viên bước vào môi trường làm việc phức tạp và đầy thách thức của hệ sinh thái ngân hàng mở”, ông Điệp khẳng định.