A King Lứu – Chàng sinh viên dân tộc thiểu số quyết tâm chinh phục tình yêu nghệ thuật
0:00 / 0:00
0:00
Nam miền Bắc
Nữ miền Bắc
Nữ miền Nam
Nam miền Nam
SVVN - A King Lứu sinh ra và lớn lên ở xã A Roàng, huyện vùng cao A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, hiện tại đang là sinh viên trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương. Chàng sinh viên sinh năm 2000 này chia sẻ với bạn đọc Chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, báo Tiền Phong về ước mơ cháy bỏng được học âm nhạc của mình.
Mỗi ngày đi bộ 10 km đến trường, bén duyên với cây đàn guitar
Mình có cuộc sống vất vả và khó khăn ngay từ khi còn nhỏ, vì mình sinh ra và lớn lên ở một vùng quê miền núi xa xôi hẻo lánh nhất của tỉnh Thừa Thiên Huế. Mình là con cả, sau mình có một em gái. Nhà mình khó khăn, cơm không đủ ăn ngày ba bữa, vì mẹ mình ốm yếu nên lao động chủ yếu dựa vào bố. Hàng ngày mình phải trèo đèo lội suối 10 km đến trường. Có lẽ cái nghèo luôn làm chúng ta cố gắng, mình đã luôn nỗ lực học tập tốt để 5 năm cấp 1 mình đều đạt được danh hiệu học sinh tiên tiến – danh hiệu cao nhất ở trường.
A King Lứu
Lên cấp 2, mình vẫn tiếp tục đi bộ 4 năm liền, mỗi ngày 10 km như thời học cấp 1. Mình khôn lớn hơn nên đã chịu khó ngoài giờ học đi vào rừng xa vượt đèo suối để lấy tấm bia gỗ về bán kiếm tiền để tự mua đôi dép tổ ong, thêm mấy bộ quần áo… Mình vẫn luôn không ngừng nỗ lực trong việc học và vẫn tiếp tục đạt danh hiệu học sinh tiên tiến trong 4 năm và mình đã thi đỗ vào trường cấp 3 Dân tộc Nội trú của tỉnh.
Có thể nói đây là bước ngoặt đầu tiên của đời mình. Vào lớp 10 được sống tập thể trong ký túc xá cùng với các anh chị và những người cùng tuổi với mình ở các huyện trên địa bàn tỉnh về học, trong số đó có người có điều kiện hơn được bố mẹ sắm cho cây đàn. Cứ mỗi đêm cuối tuần hay sau giờ học tự quản lại thấy các anh chị lôi đàn ra đàn hát xung quanh ký túc và sân trường. Mình nhận thấy sức mạnh của cây đàn guitar và ca hát làm cho tất cả mọi người quây quần bên nhau.
Mình bỗng trỗi dậy ngọn lửa đam mê và bắt đầu tình yêu với cây đàn. Mình đã chủ động học hỏi các anh chị về cách chơi đàn. Mình bắt đầu say mê, có hôm xuống xem và chờ các anh chị chơi xong để ôm đàn và tập đến mức ngủ gật. Cứ thế đến năm lớp 11, mình được bố mẹ mua cho chiếc điện thọai Lumia Nokia để tiện liên lạc về nhà, nhờ nó mà mình cũng có thể lên Youtube để học hỏi thêm về guitar. Mình cứ dằn vặt đắn đo và suy nghĩ, rồi quyết định liều điện cho bố để xin mua cây đàn guitar: “Bố ơi con thích đàn guitar quá, không có đàn con không học được!”. May cho mình là bố đã đồng ý với điều kiện phải chăm học. Ba năm cũng nỗ lực đạt được học sinh tiên tiến và mình không bao giờ quên được tiền mua đàn cho mình là tiền mà bố đi phụ hồ, cây đàn có giá 1.650K( Một triệu sáu trăm năm mươi nghìn đồng).
Đến năm lớp 12, mình chơi guitar khá hơn và đã cùng các bạn thành lập CLB của trường và đi lưu diễn, giúp mình có thêm động lực để theo đuổi nghệ thuật.
Khi kết thúc năm học cuối cấp ba, ai cũng chọn cho mình 1 trường mà mình mong muốn, mình không có điều kiện kinh tế và không được ôn luyện những kiến thức âm nhạc bài bản nên đã ngậm ngùi buồn bã đăng kí vào 2 trường đại học ở Huế. Mình đã đậu 2 trường đại học ở Huế. Nhưng đúng lúc đó mẹ mình đổ bệnh nặng, nhà đã nghèo nay mẹ đổ bệnh lại khó khăn chồng chất, nên mình phải tạm nghỉ để cùng bố đi làm thuê chạy vạy vay tiền chữa bệnh cho mẹ.
Cơ duyên gặp được một người anh trên mạng xã hội
Thời gian sau, mẹ khỏi bệnh, mình lại may mắn có một người anh làm quen được với một người anh qua mạng xã hội facebook. Như một cơ duyên, anh hiểu được những tâm sự và hoàn cảnh ước mơ học nghệ thuật của mình. Anh ấy bảo sẽ giúp đỡ mình ra Hà Nội làm việc cho cửa hàng của anh ấy vừa ôn thi vào trường Nghệ thuật. Lúc đầu mình hơi lo sợ bị lừa vì mình chưa bao giờ được đi xa ra khỏi tỉnh nhà. Nhưng tuổi trẻ với hoài bão khát khao thôi thúc mình đi tìm cơ hội.
Mình đã bắt đầu cho một cuộc hành trình mới cho công việc và học tập ôn thi. Người anh mình quen qua facebook đã giúp đỡ mình cho mình một công việc ở cửa hàng nhạc cụ, anh giao mình tư vấn khách hàng và mình được dạy sửa chữa nhạc cụ guitar, đi ship đàn khắp thành phố Hà Nội… Những trải nghiệm công việc giúp mình mạnh dạn và trưởng thành lên từng ngày. Ở nơi làm việc, vì mình có năng khiếu hát nên được các anh chị nghệ sĩ thân quen của anh chủ cửa hàng giúp mình làm quen với sân khấu và được đi lưu diễn ở các tỉnh cùng các anh chị. Mục đích của việc đi làm thêm đối với mình là để trau dồi kinh nghiệm thực tế, muốn trải qua việc sướng khổ của việc đi diễn với đời thực để sau này khi ra trường bản thân mình sẽ có thêm kinh nghiệm nghệ thuật.
Mình đã cố gắng chăm chỉ làm việc, ngoài giờ làm mình tự tìm tòi học hỏi thêm kiến thức về âm nhạc. Mình cũng may mắn được mọi người quý mến giúp đỡ giới thiệu cho những thầy cô giỏi để ôn thi, các thầy cô biết mình khó khăn nên không lấy tiền học phí, nhưng với điều kiện là mình phải thi đỗ. Không phụ lòng tất cả mọi người, mình thi đỗ vào trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương với 2 ngành chính là sư phạm âm nhạc và thanh nhạc. Trong quá trình học tập, mình đã từng đạt giải 3 dòng nhạc nhẹ sinh viên do trường tổ chức. Năm 2020, mình cũng có những tác phẩm sáng tác: Xót Xa Miền Trung, Sợ gì Covid (2019) ...
Qua bài chia sẻ của mình, hy vọng các bạn sẽ có thêm động lực cho cuộc sống. Dù có thế nào đi nữa hãy vượt qua những mặc cảm, tự ti để nắm bắt những cơ hội học hỏi và biết ơn những người giúp đỡ che chở cho ta qua những lúc khó khăn. Không có gì là không có thể làm được, miễn là mình luôn có thái độ nghiêm túc, sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hôi. Mình muốn bố mẹ và bản làng tự hào về mình.
SVVN - Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD - ĐT) Huỳnh Văn Chương cho biết, Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 được giữ ổn định về hình thức tổ chức, mô hình kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ vẫn giữ ổn định trong năm 2024.
SVVN - Ngày 24/8, tất cả các trường đại học đã hoàn tất công bố điểm trúng tuyển đợt 1. Trước 17h ngày 6/9, tất cả những thí sinh đã trúng tuyển phải xác nhận nhập học trên hệ thống của Bộ GD - ĐT.
SVVN - Trần Quốc Thắng (22 tuổi) là sinh viên tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa chất, chuyên ngành Kĩ thuật điều khiển và tự động hóa, khoa Cơ - Điện. Trong 4 năm đại học, Quốc Thắng đã gặt hái được nhiều học bổng khuyến khích học tập, nhiều khen thưởng đã đóng góp tích cực trong công tác Đoàn - Hội và phong trào sinh viên, danh hiệu Sinh viên 5 tốt cấp thành phố. Hiện anh đang theo học chương trình Sĩ quan dự bị Bộ Binh tại Trường Quân sự Quân Khu 2.
SVVN - Nguyễn Hữu Mạnh - K24 Học viện Ngân hàng - đến từ huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Mạnh đang là Phó Chủ tịch Hội Sinh viên Học viện Ngân hàng, Ủy viên Liên chi Đoàn khoa Hệ thống thông tin quản lý, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Tin học Ngân hàng, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Youth Media Club. Mạnh luôn giữ kết quả học tập tốt, điểm rèn luyện xuất sắc và luôn tích cực, năng nổ trong các hoạt động Đoàn - Hội của Học viện.
SVVN - Nguyễn Văn Quốc Khánh (20 tuổi) là sinh viên năm thứ 3, khóa 71, khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Trong khi các bạn cùng trang lứa ở nhiều địa phương có xu hướng lựa chọn những ngành nghề đã và đang được cho là thịnh hành, phù hợp với thời đại công nghệ 4.0, Quốc Khánh dành riêng cho mình tình yêu với nghề Sư phạm để tiếp bước truyền thống gia đình.
SVVN - Bùi Quang Huy, 22 tuổi, quê quán ở huyện Nam Đàn – tỉnh Nghệ An, là sinh viên ngành Kỹ thuật Xây dựng dân dụng và Công nghiệp, trường Đại học Vinh. Sinh ra trong một gia đình bố mẹ làm nghề lao động tự do, điều kiện gia đình không mấy khá giả, nên khi vào đại học, anh đã xác định luôn cố gắng hết sức, và đã 2 lần được vinh dự nhận học bổng Vallet.
SVVN - Từ một nữ sinh nhút nhát, tự ti và ngại giao tiếp với người lạ, Thanh Tâm không ngừng nỗ lực cố gắng trong bốn năm đại học để dần thay đổi và hoàn thiện bản thân. Cô gái 22 tuổi vừa tốt nghiệp thủ khoa ngành Nhật Bản học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
SVVN - Nguyễn Thanh Thảo - 21 tuổi đến từ huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang là thủ khoa đầu vào ngành Quan hệ Công chúng Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn năm 2020. Thảo là một cô gái phải chịu nhiều thiệt thòi nhưng cô luôn gạt những khó khăn sang một bên và sống một cách độc lập, tích cực, cố gắng. Bằng sự nỗ lực không ngừng nghỉ, cô gái đã gặt hái được nhiều thành tích đáng nể từ học tập, hoạt động Đoàn - Hội cho đến công việc là một Freelancer.
SVVN - Nguyễn Như Ngọc - Sinh viên năm 3; Ủy viên Ban Thư Ký trường Đại học Kinh tế Quốc dân - trưởng thành hơn nhờ việc tham gia tích cực vào công tác Đoàn - Hội. Cô gái luôn xác định nhiệm vụ của bản thân là góp phần lan tỏa các giá trị văn hoá, chủ động học tập và phát triển toàn diện để có thể trở thành công dân toàn cầu.
SVVN - Trịnh Lê Quỳnh Như là sinh viên năm 4 Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH) - chuyên ngành Truyền thông Đa phương tiện. Quỳnh Như chia sẻ những thách thức mà một sinh viên năm cuối phải trải qua nhưng đầy ắp ý nghĩa.
SVVN - Nguyễn Thị Phương Huyền đang là sinh viên năm thứ 3 Trường Đại học Công nghệ Sài Gòn. Ngoài có thành tích học tập nổi bật, nữ sinh còn là một cán bộ Đoàn - Hội tiêu biểu. Hiện tại, Huyền đang đảm nhiệm vị trí Ủy viên Ban Thường vụ Đoàn trường, Chủ tịch Hội Sinh viên Trường Đại học Công nghệ Sài Gòn.