Chúng ta kết nối qua việc lắng nghe - bạn có thể lắng nghe “to” hơn?

SVVN - “Nhu cầu thực sự của một người, một nhu cầu cồn cào nhất, chính là có ai đó lắng nghe mình…, không phải như là lắng nghe một ‘bệnh nhân’, mà là lắng nghe một tâm hồn”.

Có một người nói chuyện với hàng xóm của mình, rằng:

- Tôi mới mua cái máy trợ thính mới. Giá những 800 đôla cơ đấy. Nhưng phải nói rằng nó đúng là tuyệt đỉnh. Hoàn hảo!

- Thật ư! - Người hàng xóm thốt lên - Ông dùng nó mấy ngày rồi vậy?

- Mười hai giờ hai lăm phút.

Có lẽ cái máy trợ thính đắt tiền này cũng không giúp chủ nhân nghe được chuẩn hơn.

Nhưng nói cho cùng, những rắc rối hay gặp nhất trong giao tiếp thường không phải là do thính giác. Mà thường là chúng ta có vấn đề với việc lắng nghe.

Chúng ta kết nối qua việc lắng nghe - bạn có thể lắng nghe “to” hơn? ảnh 1 Phần lớn các vấn đề xảy ra trong giao tiếp không phải là do thính giác.

Nhà tâm lý học Carl Rogers từng nói: “Nhu cầu thực sự của một người, một nhu cầu cồn cào nhất, chính là có ai đó lắng nghe mình…, không phải như là lắng nghe một ‘bệnh nhân’, mà là lắng nghe một tâm hồn”. Lắng nghe tốt chính là cách đáp ứng một mong muốn lớn của con người. Có lẽ đó là một trong những lý do mà nhiều người sẵn sàng trả hàng trăm đôla mỗi giờ không vì lý do gì khác ngoài việc được ai đó lắng nghe mình. Khi có người thực sự lắng nghe, thì đó là một điều hiếm có và đẹp đẽ.

Cách kết nối cơ bản và mạnh mẽ nhất với một người khác cũng chính là lắng nghe. Thuần túy là lắng nghe. Và có lẽ thứ quan trọng nhất mà con người có thể cho nhau chính là sự chú ý thực sự. Sự chú ý từ trái tim. Khi người khác nói, bạn đừng làm gì khác ngoài việc đón nhận những lời đó. Lắng nghe họ. Quan tâm đến những điều họ nói.

Chúng ta kết nối qua việc lắng nghe - bạn có thể lắng nghe “to” hơn? ảnh 2 Ai cũng muốn có người thực sự lắng nghe mình.

Từng có một người quen của tôi kể rằng, khi cô ấy cố gắng kể câu chuyện của mình thì người khác rất hay ngắt lời để nói rằng cũng có lần, chuyện tương tự đã xảy ra với họ. Thế là, nỗi đau của cô ấy bỗng nhiên trở thành câu chuyện của họ, về họ. Cuối cùng, cô ấy ngừng nói chuyện với hầu hết mọi người. Cô ấy rất cô độc.

Chúng ta kết nối qua việc lắng nghe. Khi chúng ta ngắt lời người khác để nói cho họ biết rằng chúng ta hiểu rồi, biết rồi, thì tức là chúng ta chuyển sự tập trung chú ý sang bản thân mình. Còn khi chúng ta lắng nghe, thì họ biết là chúng ta quan tâm. Rất nhiều người bệnh đã nói rằng họ cảm thấy dễ chịu hơn, nhẹ nhàng hơn khi có người lắng nghe mình.

Chúng ta kết nối qua việc lắng nghe - bạn có thể lắng nghe “to” hơn? ảnh 3 Những người bệnh nói rằng họ thấy dễ chịu hơn khi được lắng nghe.

Tôi thậm chí cũng đã học được cách lắng nghe khi người khác khóc. Ngày trước, tôi thường đưa cho họ cái khăn giấy, cho đến khi tôi nhận ra rằng làm như vậy khiến họ có thể cảm thấy rằng tôi muốn họ ngừng khóc ngay đi. Bây giờ thì tôi chỉ lắng nghe thôi. Khi họ đã khóc đủ mức mình cần, họ vẫn thấy tôi ngồi bên cạnh họ.

Một điều đơn giản như vậy nhưng không dễ mà học được. Nó thực ra khác xa những gì tôi đã được dạy từ khi còn nhỏ. Tôi từng nghĩ rằng một số người hay im lặng là bởi họ quá nhút nhát, không dám nói. Nhưng giờ thì tôi biết rằng, một sự im lặng dịu dàng còn có sức mạnh hàn gắn và kết nối hơn hầu hết các từ ngữ hoa mỹ.

Chúng ta kết nối qua việc lắng nghe - bạn có thể lắng nghe “to” hơn? ảnh 4 Đôi khi, chúng ta cần lắng nghe ngay cả lúc người khác đang khóc.

Một đứa trẻ đã từng nói thế này: “Ông không cần cố gắng nói to làm gì cho mệt, cháu sẽ cố gắng nghe to hơn”.

Ngày hôm nay sẽ thế nào nếu bạn “cố gắng nghe to hơn”? Hãy thử xem nhé.

MỚI - NÓNG
Những ‘Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu’ 2024: Tiên phong trong khoa học và cống hiến cho tương lai Việt Nam
Những ‘Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu’ 2024: Tiên phong trong khoa học và cống hiến cho tương lai Việt Nam
SVVN - Giải thưởng ‘Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu’ năm 2024 vinh danh những cá nhân xuất sắc, biểu dương những đóng góp to lớn của giới trẻ trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, thể thao, văn hóa và xã hội. Qua thành tích cá nhân, những gương mặt trẻ tiêu biểu trở thành nguồn cảm hứng mạnh mẽ, khẳng định vai trò quan trọng của thế hệ trẻ Việt Nam trong công cuộc phát triển đất nước.

Có thể bạn quan tâm

Câu chuyện chống chọi với bệnh ung thư truyền cảm hứng của nữ sinh trường ĐH Sư phạm TP. HCM

Câu chuyện chống chọi với bệnh ung thư truyền cảm hứng của nữ sinh trường ĐH Sư phạm TP. HCM

SVVN - Căn bệnh ung thư hạch bạch huyết (Lymphoma) đến quá sớm với Nguyễn Phương Thảo (2002), ngay khi cô 22 tuổi. Từ một cô sinh viên chuyên ngành Ngôn ngữ Anh của trường ĐH Sư phạm TP. HCM, Thảo trở thành 'nữ chiến binh' chiến đấu kiên cường với bệnh tật. Hơn một năm chống chọi với ung thư của Thảo nhiều nước mắt, nhưng cũng là câu chuyện truyền cảm hứng cho nhiều bạn trẻ.
Ca sĩ Hồ Văn Kãnh và trải nghiệm đáng nhớ cùng ‘Hành trình hạnh phúc – Chuyến xe mùa xuân 2025’

Ca sĩ Hồ Văn Kãnh và trải nghiệm đáng nhớ cùng ‘Hành trình hạnh phúc – Chuyến xe mùa xuân 2025’

SVVN - Ngày 23/1/2025 (tức 24 tháng Chạp năm Giáp Thìn), ca sĩ Hồ Văn Kãnh đã có một hành trình đặc biệt khi tham gia chương trình “Hành trình hạnh phúc – Chuyến xe mùa xuân 2025” do VTV8 thực hiện. Điểm đến của chuyến đi là cửa khẩu Cha Lo, bản Y Leng , thuộc xã Dân Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình – nơi biên cương Tổ quốc với những người lính biên phòng ngày đêm canh giữ bình yên cho quê hương.
10,000 cây số đến Việt Nam: Câu chuyện đi để trở về của chàng trai đến từ châu Phi

10,000 cây số đến Việt Nam: Câu chuyện đi để trở về của chàng trai đến từ châu Phi

SVVN - Pepuere Pempeme Théophile, đến từ Cameroon, học viên thạc sĩ chương trình Khoa học Máy tính, chuyên ngành Hệ thống thông minh và Đa phương tiện tại Viện Quốc tế Pháp ngữ (IFI) đã lựa chọn Khoa Kỹ thuật và Công nghệ Ứng dụng tại Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH) là điểm đến cho hành trình 6 tháng nghiên cứu và thực tập sắp tới. Cùng tìm hiểu về câu chuyện của Théophile trong bài viết dưới đây nhé.
Người trẻ 'rần rần' với trào lưu 'Thắng đời 1-0'

Người trẻ 'rần rần' với trào lưu 'Thắng đời 1-0'

SVVN - Những ngày đầu năm 2025, mạng xã hội tràn ngập những bài đăng kèm theo các cụm từ "thắng đời" hay "thua đời" cùng với các tỷ số như "thắng đời 1-0" , "thắng đời 2-0" … Những con số này thoạt nhìn giống như kết quả của một trận đấu thể thao, nhưng thực chất lại là cách Gen Z ghi nhận những khoảnh khắc, thành tựu đáng nhớ trong cuộc sống.
Chuyến du Xuân của sinh viên Pháp trường USTH

Chuyến du Xuân của sinh viên Pháp trường USTH

SVVN - Xúng xính trong chiếc áo dài Việt Nam và thăm thú phố phường Hà Nội bằng xe máy, hai sinh viên trao đổi người Pháp tại Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH), Clara và Mika đã có những trải nghiệm khó quên tại Hà Nội trong không khí hân hoan của dịp Tết cổ truyền Việt Nam.
Bộ ảnh chào Xuân mang bản sắc dân tộc H'mông

Bộ ảnh chào Xuân mang bản sắc dân tộc H'mông

SVVN - Thay vì trang phục áo dài truyền thống như mọi năm, Doãn Hồng Vân thực hiện bộ ảnh mang bản sắc của người dân tộc H'mông chào Xuân Ất Tỵ năm 2025. Đánh dấu mùa Xuân đầu tiên của cô trong vai trò nữ sinh ngành Sư phạm Âm nhạc, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.