Người dân Việt Nam được tiêm vắc xin sốt xuất huyết

0:00 / 0:00
0:00
Hệ thống tiêm chủng VNVC chính thức ra mắt, triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết cho trẻ từ 4 tuổi và người lớn tại gần 200 trung tâm hiện đại trên toàn quốc, từ 20/9/2024

Người dân Việt Nam có cơ hội tiếp cận vắc xin này sau nhiều thập kỷ mong đợi và chứng kiến dịch bệnh sốt xuất huyết hoành hành, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng.

Người dân Việt Nam được tiêm vắc xin sốt xuất huyết ảnh 1

Hệ thống tiêm chủng VNVC tiên phong tiêm vắc xin sốt xuất huyết. Ảnh: Tuệ Diễm

Theo bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC, đây là vắc xin sốt xuất huyết của hãng Takeda, Nhật Bản, đã được đưa vào sử dụng lần đầu tiên trên thế giới từ năm 2018 đến nay, hiện sử dụng rộng rãi tại hơn 40 quốc gia. Vắc xin có hiệu quả phòng cả 4 tuýp virus sốt xuất huyết gây bệnh (DEN-1, DEN-2, DEN-3, DEN-4), hiệu quả lên đến hơn 80% và ngăn ngừa nguy cơ nhập viện lên đến 90%.

Người dân Việt Nam được tiêm vắc xin sốt xuất huyết ảnh 2

Cận cảnh vắc xin sốt xuất huyết hãng Takeda, Nhật Bản đưa về kho lạnh VNVC.

Bộ Y tế phê duyệt sử dụng vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam từ tháng 5/2024. Hệ thống tiêm chủng VNVC đã nỗ lực cùng với nhà sản xuất đưa vắc xin sớm về Việt Nam kịp thời dự phòng bảo vệ sức khỏe người dân. Sự có mặt kịp thời của vắc xin sốt xuất huyết sẽ cung cấp cho người dân cả nước một biện pháp phòng bệnh hiệu quả, tiết kiệm, giảm áp lực cho ngành y tế dự phòng và y bác sĩ tại bệnh viện phải chiến đấu với dịch bệnh nặng, tử vong cao.

Người dân Việt Nam được tiêm vắc xin sốt xuất huyết ảnh 3

Một bạn trẻ tiêm vắc xin phòng sốt xuất huyết tại VNVC Hoàng Văn Thụ, chiều 20/9. Ảnh: VNVC

Thời điểm hiện nay, triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết càng ý nghĩa hơn khi nhiều dịch bệnh, đặc biệt là sốt xuất huyết đang diễn biến phức tạp, gia tăng số ca mắc khi mưa bão, lũ lụt xảy ra liên tiếp. Bên cạnh đó, sự đô thị hóa và nóng dần lên của toàn cầu đã tạo điều kiện cho muỗi gây bệnh sinh sôi phát triển mạnh.

Người dân Việt Nam được tiêm vắc xin sốt xuất huyết ảnh 4

Giới trẻ tiêm vắc xin sốt xuất huyết để bảo vệ bản thân. Ảnh: VNVC

Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Việt Nam hiện đang lưu hành cả 4 tuýp virus Dengue gây bệnh sốt xuất huyết, trong đó tuýp virus lưu hành chủ yếu là DEN-1, DEN-2. Hàng năm, có khoảng 200.000 ca mắc và hàng chục ca tử vong tại nhiều địa phương. Đặc biệt, tuýp DEN-2 thường liên quan đến các trường hợp mắc sốt xuất huyết nghiêm trọng và gây dịch, và là nguyên nhân lớn dẫn đến các ca tử vong liên quan đến sốt xuất huyết.

Bệnh sốt xuất huyết có thể gặp ở cả trẻ em và người lớn, trong đó các đối tượng có nguy cơ trở nặng cao hơn là trẻ em, phụ nữ có thai, người mắc các bệnh mãn tính, béo phì… Nếu không được cấp cứu kịp thời, người bệnh có thể gặp các biến chứng nguy hiểm do sốt xuất huyết như tụt huyết áp, suy tim, suy thận, sốc mất máu, suy đa tạng, xuất huyết não, hôn mê… Phụ nữ mang thai có nguy cơ bị chảy máu khó cầm, tiền sản giật, tổn thương chức năng gan, thận, nguy hiểm tính mạng, gây suy thai, sinh non, thai chết lưu.

Nếu không chủ động dự phòng, người mắc bệnh có thể cần nhập viện điều trị, sử dụng thuốc đặc trị, truyền dịch, theo dõi sát dấu hiệu sinh tồn. Đối với ca bệnh nặng, chi phí điều trị có thể lên tới hàng trăm triệu đồng do nằm viện kéo dài, diễn tiến xấu cần trang thiết bị hiện đại. Đỉnh điểm biến chứng nguy hiểm tính mạng người bệnh cần phải chạy ECMO với chi phí có thể lên đến 1 tỷ đồng.

Người dân Việt Nam được tiêm vắc xin sốt xuất huyết ảnh 5

Xe vận chuyển lăn bánh đưa vắc xin sốt xuất huyết đến mọi miền tổ quốc. Ảnh: VNVC

Bệnh sốt xuất huyết ngày càng có diễn biến dịch tễ phức tạp, không còn tính chu kỳ, việc phòng bệnh trước đây rất khó khăn vì đường lây phức tạp qua muỗi truyền bệnh và việc điều trị sốt xuất huyết rất phức tạp, tốn kém. Việc triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam của Hệ thống tiêm chủng VNVC giúp ngành Y tế dự phòng và người dân có thêm vũ khí phòng bệnh lâu dài và đối phó với dịch sốt xuất huyết hiệu quả, tiết kiệm.

“Vắc xin là thành quả rất lớn, sẽ góp phần hiệu quả trong công tác khống chế dịch. Việc sử dụng vắc xin sẽ giảm số ca mắc bệnh, những ca mắc nặng và ca tử vong”, PGS Trần Đắc Phu nhấn mạnh.

Ngay khi Hệ thống tiêm chủng VNVC công bố chính thức tiêm phòng vắc xin sốt xuất huyết tại gần 200 trung tâm tiêm chủng trên toàn quốc, đã thu hút được sự quan tâm, ngóng đợi người dân. Nhiều người trẻ chủ động chia sẻ thông tin về vắc xin, tiêm ngừa bảo vệ sức khỏe cho bản thân, bố mẹ, ông bà - những người từng trải qua dịch sốt xuất huyết.

Tại Việt Nam, từ 1980 - 2018 thường ghi nhận đỉnh dịch mỗi 10 năm, riêng 2019 - 2023 trải qua hai đỉnh dịch năm 2019, 2022. Cả nước có hơn 367.000 ca mắc vào năm 2022, đứng thứ 2 toàn cầu, chỉ sau Brazil.

MỚI - NÓNG
Phát động phong trào ‘Bình dân học vụ số’ và ra mắt nền tảng đào tạo quốc gia
Phát động phong trào ‘Bình dân học vụ số’ và ra mắt nền tảng đào tạo quốc gia
SVVN - Chiều 26/3, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng nhiều vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã phát động phong trào 'Bình dân học vụ số' và ra mắt nền tảng đào tạo tập huấn quốc gia. Đây là bước đi quan trọng nhằm phổ cập tri thức số, trang bị kỹ năng công nghệ cho người dân, góp phần thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện trên cả nước.

Có thể bạn quan tâm

Câu chuyện chống chọi với bệnh ung thư truyền cảm hứng của nữ sinh trường ĐH Sư phạm TP. HCM

Câu chuyện chống chọi với bệnh ung thư truyền cảm hứng của nữ sinh trường ĐH Sư phạm TP. HCM

SVVN - Căn bệnh ung thư hạch bạch huyết (Lymphoma) đến quá sớm với Nguyễn Phương Thảo (2002), ngay khi cô 22 tuổi. Từ một cô sinh viên chuyên ngành Ngôn ngữ Anh của trường ĐH Sư phạm TP. HCM, Thảo trở thành 'nữ chiến binh' chiến đấu kiên cường với bệnh tật. Hơn một năm chống chọi với ung thư của Thảo nhiều nước mắt, nhưng cũng là câu chuyện truyền cảm hứng cho nhiều bạn trẻ.
Ca sĩ Hồ Văn Kãnh và trải nghiệm đáng nhớ cùng ‘Hành trình hạnh phúc – Chuyến xe mùa xuân 2025’

Ca sĩ Hồ Văn Kãnh và trải nghiệm đáng nhớ cùng ‘Hành trình hạnh phúc – Chuyến xe mùa xuân 2025’

SVVN - Ngày 23/1/2025 (tức 24 tháng Chạp năm Giáp Thìn), ca sĩ Hồ Văn Kãnh đã có một hành trình đặc biệt khi tham gia chương trình “Hành trình hạnh phúc – Chuyến xe mùa xuân 2025” do VTV8 thực hiện. Điểm đến của chuyến đi là cửa khẩu Cha Lo, bản Y Leng , thuộc xã Dân Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình – nơi biên cương Tổ quốc với những người lính biên phòng ngày đêm canh giữ bình yên cho quê hương.
10,000 cây số đến Việt Nam: Câu chuyện đi để trở về của chàng trai đến từ châu Phi

10,000 cây số đến Việt Nam: Câu chuyện đi để trở về của chàng trai đến từ châu Phi

SVVN - Pepuere Pempeme Théophile, đến từ Cameroon, học viên thạc sĩ chương trình Khoa học Máy tính, chuyên ngành Hệ thống thông minh và Đa phương tiện tại Viện Quốc tế Pháp ngữ (IFI) đã lựa chọn Khoa Kỹ thuật và Công nghệ Ứng dụng tại Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH) là điểm đến cho hành trình 6 tháng nghiên cứu và thực tập sắp tới. Cùng tìm hiểu về câu chuyện của Théophile trong bài viết dưới đây nhé.
Người trẻ 'rần rần' với trào lưu 'Thắng đời 1-0'

Người trẻ 'rần rần' với trào lưu 'Thắng đời 1-0'

SVVN - Những ngày đầu năm 2025, mạng xã hội tràn ngập những bài đăng kèm theo các cụm từ "thắng đời" hay "thua đời" cùng với các tỷ số như "thắng đời 1-0" , "thắng đời 2-0" … Những con số này thoạt nhìn giống như kết quả của một trận đấu thể thao, nhưng thực chất lại là cách Gen Z ghi nhận những khoảnh khắc, thành tựu đáng nhớ trong cuộc sống.
Chuyến du Xuân của sinh viên Pháp trường USTH

Chuyến du Xuân của sinh viên Pháp trường USTH

SVVN - Xúng xính trong chiếc áo dài Việt Nam và thăm thú phố phường Hà Nội bằng xe máy, hai sinh viên trao đổi người Pháp tại Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH), Clara và Mika đã có những trải nghiệm khó quên tại Hà Nội trong không khí hân hoan của dịp Tết cổ truyền Việt Nam.
Bộ ảnh chào Xuân mang bản sắc dân tộc H'mông

Bộ ảnh chào Xuân mang bản sắc dân tộc H'mông

SVVN - Thay vì trang phục áo dài truyền thống như mọi năm, Doãn Hồng Vân thực hiện bộ ảnh mang bản sắc của người dân tộc H'mông chào Xuân Ất Tỵ năm 2025. Đánh dấu mùa Xuân đầu tiên của cô trong vai trò nữ sinh ngành Sư phạm Âm nhạc, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.