Chuyên gia đưa giải pháp ngăn chặn, đảm bảo an ninh thông tin trong học đường

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Ông Võ Đỗ Thắng, Giám đốc Trung tâm An ninh mạng Athena cho biết, mỗi ngày, trung tâm tiếp nhận khoảng 5.000 cuộc tấn công. Tội phạm công nghệ không giới hạn về địa lý, cuộc gọi giả mạo có thể không xuất phát tại TP. HCM mà có thể gọi đến từ nước ngoài.

Ngày 17/3, tại trường THPT Nguyễn Du (quận 10, TP. HCM), báo Tiền Phong tổ chức buổi tọa đàm “Lỗ hổng thông tin và giải pháp đảm bảo an ninh trong trường học”. Tọa đàm nhằm nhận diện những dấu hiệu lừa đảo, đồng thời đưa ra những giải pháp ngăn chặn, đảm bảo an ninh, an toàn thông tin trong học đường.

Tình trạng lừa đảo công nghệ cao diễn ra phức tạp

Phát biểu khai mạc tọa đàm, Nhà báo Lý Thành Tâm – Trưởng cơ quan Đại diện báo Tiền Phong tại TP. HCM cho biết, thời gian qua, nhiều phụ huynh ở TP. HCM liên tục nhận được những cuộc điện thoại mạo danh giáo viên, nhân viên y tế, nhân viên bệnh viện báo tin học sinh bị tai nạn đang ở bệnh viện và yêu cầu chuyển tiền gấp để cấp cứu. Không ít phụ huynh đã mắc bẫy và hiện tại cơ quan chức năng đang vào cuộc điều tra.

Không chỉ xảy ra tại TP. HCM, tình trạng lừa đảo còn lan rộng ra nhiều tỉnh thành như Hà Nội, Long An, Đà Nẵng… và nhiều địa phương khác, gây hoang mang trong môi trường học đường vốn an lành, trong trẻo.

Chuyên gia đưa giải pháp ngăn chặn, đảm bảo an ninh thông tin trong học đường ảnh 1

Nhà báo Lý Thành Tâm – Trưởng cơ quan Đại diện báo Tiền Phong tại TP. HCM khai mạc buổi tọa đàm. (Ảnh: Phạm Nguyễn)

Trong bối cảnh đó, báo Tiền Phong phối hợp cùng các đơn vị tổ chức tọa đàm với chủ đề: “Lỗ hổng thông tin và giải pháp đảm bảo an ninh trong trường học”, nhằm nhận diện những dấu hiệu lừa đảo, đồng thời đưa ra những giải pháp ngăn chặn, đảm bảo an ninh, an toàn thông tin trong học đường, an ninh trong xã hội.

Chia sẻ tại tọa đàm, Đại úy Huỳnh Đỗ Tấn Thịnh - Phó Bí thư Đoàn Thanh niên Phòng Cảnh sát Hình sự Công an TP. HCM cho biết, trong bối cảnh chuyển đổi số, đối tượng lừa đảo tìm nhiều cách như dùng những lời nói, hình ảnh… để lừa đảo.

"Lỗ hổng thông tin bị đối tượng lừa đảo khai thác bằng nhiều cách. Trong đó, có 20% do các doanh nghiệp tự lộ thông tin. 80% do chính cá nhân đó tự lộ thông tin", Đại úy Huỳnh Đỗ Tấn Thịnh chia sẻ.

Đại úy Thịnh thông tin, mỗi ngày Phòng Cảnh sát Hình sự Công an TP. HCM tiếp nhận nhiều đơn tố cáo, phản ánh... “Vụ việc nóng nhất gần đây là dùng điện thoại để gọi cho phụ huynh thông tin con em bị tai nạn nhập viện để lừa đảo lấy tiền. Đối tượng lừa đảo đưa ra thông tin không đúng sự thật, lấy danh học sinh, người thân; mượn danh cơ quan nhà nước, thậm chí giả danh cơ quan chức năng, giả danh giáo viên, bác sĩ. Tất cả sự lừa đảo đều có sự chuẩn bị kỹ từ trước”, Đại úy Thịnh cho biết thêm.

Chuyên gia đưa giải pháp ngăn chặn, đảm bảo an ninh thông tin trong học đường ảnh 2

Đại úy Huỳnh Đỗ Tấn Thịnh - Phó Bí thư Đoàn Thanh niên Phòng Cảnh sát Hình sự Công an TP. HCM chia sẻ thông tin tại buổi tọa đàm. (Ảnh: Phạm Nguyễn)

Phụ huynh bị lừa đảo vì thiếu thông tin

Thầy Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Du cho biết, nhà trường cũng rất quan tâm đến thông tin về vấn nạn lừa đảo. “Ngay từ ngày đầu, trường đã làm thư khẩn trước khi có chỉ đạo từ cấp trên để cảnh báo cho phụ huynh và học sinh tránh nguy cơ bị lừa”, thầy Thanh Phú chia sẻ.

Chuyên gia đưa giải pháp ngăn chặn, đảm bảo an ninh thông tin trong học đường ảnh 3

Thầy Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Du đưa ra giải pháp giúp đảm bảo thông tin trong học đường. (Ảnh: Phạm Nguyễn)

Theo thầy Phú, từ thực trạng của xã hội hiện nay ở các bệnh viện đang thiếu thuốc, trang thiết bị điều trị cho bệnh nhân nên khi nghe nói cần tiền mua thuốc phụ huynh sẽ rất lo lắng. Thầy Phú cho rằng, khi nhận cuộc điện thoại lừa đảo cần chủ động kết nối video call để xem người gọi có quen hay không từ đó nhận diện được mức độ chính xác của thông tin ban đầu. Trên thực tế, tình trạng thiếu thông tin là vấn đề chung các phụ huynh đang gặp phải.

Chia sẻ về việc phụ huynh nhận được thông tin con em nhập viện từ kẻ lừa đảo, ThS Lê Minh Hiển - Trưởng phòng Công tác Xã hội, Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, ngày 3/3, có 2 phụ huynh đến bệnh viện tìm thông tin của con bị tai nạn nhập viện nguy kịch nhưng tìm thông tin không thấy. Nhân viên y tế đã cảnh giác với thông tin và chuyển đến bảo vệ để phối hợp với công an xử lý. Bệnh viện cũng đã cung cấp thông tin đến tất cả cơ quan truyền thông để cảnh báo vụ việc với dấu hiệu lừa đảo. "Nhưng những ngày sau, bệnh viện tiếp tục nhận thêm nhiều vụ việc tương tự", ThS Lê Minh Hiển nói.

Chuyên gia đưa giải pháp ngăn chặn, đảm bảo an ninh thông tin trong học đường ảnh 4

Các bạn trẻ chia sẻ về những tình huống mà người thân bị lừa đảo. (Ảnh: Phạm Nguyễn)

Chia sẻ tại buổi tọa đàm, thầy Nguyễn Đình Độ - Hiệu trưởng trường THPT Thành Nhân nhìn nhận, trong việc xuất hiện nạn lừa đảo, nhà trường và phụ huynh phải phối hợp thật tốt thì sẽ hạn chế vấn nạn này. Trong đó, khi tiếp nhận thông tin vụ việc thì cần gọi cho giáo viên chủ nhiệm để xác minh con em mình có thật sự bị như vậy không.

Chuyên gia đưa giải pháp ngăn chặn, đảm bảo an ninh thông tin trong học đường ảnh 5

Thầy Nguyễn Đình Độ - Hiệu trưởng trường THPT Thành Nhân chia sẻ tại buổi tọa đàm. (Ảnh: Phạm Nguyễn)

Ông Võ Đỗ Thắng, Giám đốc Trung tâm An ninh mạng Athena cho biết, mỗi ngày, trung tâm tiếp nhận khoảng 5.000 cuộc tấn công. Tội phạm công nghệ không giới hạn về địa lý, cuộc gọi giả mạo có thể không xuất phát tại TP. HCM mà có thể gọi đến từ nước ngoài. “Các bạn trẻ sử dụng thiết bị công nghệ ngày càng nhiều nhưng chưa lường trước được các cạm bẫy trên không gian mạng. Luật An ninh mạng, an toàn thông tin nên có chương trình giáo dục để nâng cao nhận thức của học sinh, sinh viên từ đó phòng tránh hiệu quả các rủi ro”, ông Võ Đỗ Thắng bày tỏ.

Chuyên gia đưa giải pháp ngăn chặn, đảm bảo an ninh thông tin trong học đường ảnh 6

Ông Võ Đỗ Thắng, Giám đốc Trung tâm An ninh mạng Athena. (Ảnh: Phạm Nguyễn)

Đưa ra giải pháp, ông Đặng Mạnh Trung, Vụ trưởng, Trưởng Cơ quan thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương tại TP. HCM cho rằng, Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Thông tin - Truyền thông liên tục cảnh báo hình thức lừa đảo này, để cung cấp thông tin đến người dân giúp người dân ý thức được hậu quả khi bị tội phạm công nghệ tấn công.

"Để ngăn chặn mưu đồ của tội phạm công nghệ cao, cơ quan chức năng đặc biệt là cơ quan công an cần có giải pháp kịp thời để xử lý nghiêm hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật. Bản thân những người dễ bị tấn, công lợi dụng cần phải tăng cường phòng vệ để tăng sức đề kháng của mình, góp phần ngăn chặn tội phạm. Mỗi công dân cũng phải có trách nhiệm phối hợp với cơ quan chức năng để xử lý thông tin vi phạm”, ông Đặng Mạnh Trung nhấn mạnh.

Chuyên gia đưa giải pháp ngăn chặn, đảm bảo an ninh thông tin trong học đường ảnh 7

Ông Đặng Mạnh Trung, Vụ trưởng, Trưởng Cơ quan thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương tại TP. HCM phát biểu trong buổi tọa đàm.

Cũng theo ông Trung, cơ quan chức năng cần kiên quyết, nghiêm túc hạn chế và loại bỏ tội phạm chiếm đoạt thông tin để lừa đảo. Tội phạm diễn ra rất dai dẳng, cộng đồng luôn nóng lòng xử lý khẩn cấp. Hành lang pháp lý đã quy định rõ từng hành vi vi phạm cụ thể. Tuy nhiên, cũng cần thiết rà soát lại việc vận hành luật và cần bổ sung cho hành lang pháp lý để khi có phát sinh thì ngăn chặn ngay, góp phần bảo đảm an toàn cho xã hội.

Bà Đào Nguyên Phương Thảo (khoa Luật, trường ĐH Mở TP. HCM) chia sẻ: "Người mạo danh giáo viên gọi điện cho phụ huynh để thông báo học sinh bị tai nạn nhập viện cấp cứu trong tình trạng nguy kịch để chiếm đoạt tài sản sẽ bị cải tạo không giam giữ từ 3 tháng đến 20 năm hoặc chung thân. Về nguồn lộ thông tin, nếu một người lấy thông tin của người khác đem bán thương mại thì bị xử phạt hành chính. Tuy nhiên, nếu người đó cấu kết ngay từ đầu, muốn sử dụng thông tin đó để lừa đảo thì người đó sẽ bị xem là đồng phạm với đối tượng lừa đảo".

MỚI - NÓNG
 Hành trình trọn vẹn của ‘Sao Tháng Giêng’ tỉnh Quảng Ngãi
Hành trình trọn vẹn của ‘Sao Tháng Giêng’ tỉnh Quảng Ngãi
SVVN - Lê Hải Phong (nguyên Chủ tịch Hội Sinh viên trường ĐH Công nghệ thông tin, ĐHQG TP. HCM) vừa xuất sắc nằm trong 112 sinh viên tiêu biểu nhận Giải thưởng ‘Sao Tháng Giêng’ do T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam trao tặng. Từ sự nỗ lực và cống hiến hết mình, Hải Phong đã biến 4 năm đại học thành một hành trình ý nghĩa và trọn vẹn.
Tìm giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động Chi hội Sinh viên trên địa bàn TP. HCM
Tìm giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động Chi hội Sinh viên trên địa bàn TP. HCM
SVVN - Ngày 12/1, tại trường ĐH Sư phạm TP. HCM, Hội Sinh viên TP. HCM đã tổ chức diễn đàn 'Nâng chất Chi hội Sinh viên - Hoạt động Chi hội Sinh viên trên địa bàn Thành phố'. Chương trình thu hút sự tham gia của đông đảo đại biểu khách mời cùng các cán bộ Hội, hội viên, sinh viên tiêu biểu đến từ các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn TP. HCM.

Có thể bạn quan tâm

Thủ khoa Sư phạm Âm nhạc cùng hành trình chinh phục chứng chỉ ABRSM và lan tỏa tình yêu Piano đến người trẻ

Thủ khoa Sư phạm Âm nhạc cùng hành trình chinh phục chứng chỉ ABRSM và lan tỏa tình yêu Piano đến người trẻ

SVVN - Phạm Nguyễn Phương Thảo (sinh năm 1991) hiện là giáo viên dạy Piano. Cô đã ghi dấu ấn với loạt thành tích ấn tượng: Huy chương Vàng tại “Liên hoan Casio Festival” năm 2004 và 2007, thủ khoa đầu vào chuyên ngành Sư phạm Âm nhạc Đại học Sài Gòn năm 2009 với hai điểm 10 tròn, và chứng chỉ ABRSM xuất sắc loại Distinction. Với trái tim yêu nghề và khát khao cống hiến, Thảo không ngừng chinh phục những cột mốc mới, lan tỏa tình yêu Piano đến thế hệ trẻ.
Nữ thủ khoa người Nùng cùng nỗ lực vượt khó vươn lên nghịch cảnh

Nữ thủ khoa người Nùng cùng nỗ lực vượt khó vươn lên nghịch cảnh

SVVN - Để có vị trí dẫn đầu toàn tỉnh khối C00, Phạm Thị Phượng (dân tộc Nùng) đã nỗ lực không ngừng cùng khát khao viết tiếp giấc mơ được đi học của mình. Phạm Thị Phượng là thủ khoa toàn tỉnh Đắk Lắk khối C00, với số điểm 29,5 điểm (Văn: 9,5; Lịch sử: 10; Địa lý: 10). Hiện tại Phượng đang theo học tại ngành Sư phạm Ngữ văn (trường ĐH Tây nguyên).