Chuyện ngày Tết Nguyên đán của du học sinh Việt khắp năm châu

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Theo học tại các quốc gia với phong tục, tập quán khác nhau trên thế giới, điểm chung của các du học sinh Việt Nam có lẽ chính là không có kỳ nghỉ Tết Nguyên đán như ở quê nhà. Nhưng dù có ở nơi đâu thì họ vẫn có những hoạt động đón chào năm mới, bởi ngày Tết cổ truyền luôn mang một ý nghĩa đặc biệt đối với những người con xa xứ.
Chuyện ngày Tết Nguyên đán của du học sinh Việt khắp năm châu ảnh 1

Nguyên Khuê

Tết năm nay quả thực rất đặc biệt với Nguyên Khuê - du học sinh tại thành phố Tyumen, Liên Bang Nga bởi đây là năm đầu tiên cậu bạn đón Tết xa nhà ở một đất nước khác. Mặc dù rất muốn trở về Việt Nam nhưng vì tình hình dịch bệnh khá phức tạp mà Nguyên Khuê quyết định ở lại và tận hưởng không khí đón Tết mới mẻ tại xứ sở Bạch Dương cùng những người bạn.

Chuyện ngày Tết Nguyên đán của du học sinh Việt khắp năm châu ảnh 2

Nguyên Khuê cùng những người bạn.

“Cảm xúc của mình khi lần đầu tiên đón Tết xa nhà đó chính là sự lạ lẫm cùng một chút nhớ nhung về những năm tháng mình được cùng mọi người quây quần bên nhau trò chuyện trong không khí tưng bừng của ngày Tết cổ truyền. Và chắc chắn điều mình nhớ nhất ở quê hương không gì khác đó chính là gia đình, là láng giềng,… những người dường như đã rất thân thuộc lâu nay, giờ đây chỉ có thể nhìn qua màn hình điện thoại. Mình nhớ nụ cười và cả giọng nói của bố mẹ, anh chị em. Đó là những thứ mà dù có đi xa đến đâu, mỗi đứa con xa xứ như mình vẫn luôn thầm mong được trở về, nhìn ngắm và lưu giữ trọn trong lòng” - Nguyên Khuê bộc bạch.

Chuyện ngày Tết Nguyên đán của du học sinh Việt khắp năm châu ảnh 3

Điều Nguyên Khuê muốn làm nhất vào dịp này chính là gọi về cho bố mẹ để cùng đón giao thừa, kết thúc một năm cũ với nhiều sự kiện đáng nhớ của cuộc đời.

Chàng trai cũng cùng các bạn du học sinh Việt như mình tụ tập nấu ăn và tổ chức các hoạt động văn nghệ trong ngày Tết cổ truyền, cùng sẻ chia và gắn kết nhau hơn để để có thể giúp đỡ nhau trong việc học tập cũng như cuộc sống sau này. Ngoài ra, điều Nguyên Khuê muốn làm nhất vào dịp này chính là gọi về cho bố mẹ để cùng đón giao thừa, kết thúc một năm cũ với nhiều sự kiện đáng nhớ của cuộc đời. Nguyên Khuê chia sẻ: “Mình nghĩ rằng, dù ở bất kì nơi đâu chỉ cần trái tim chúng ta luôn hướng về nơi gọi là gia đình ấy thì mình tin chắc nỗi nhớ sẽ có thể biến thành sức mạnh giúp chúng ta có thêm nghị lực vươn lên trong cuộc sống này. Chúc mọi người một năm mới vui vẻ, hạnh phúc và bình an. Happy new year!”

Chuyện ngày Tết Nguyên đán của du học sinh Việt khắp năm châu ảnh 4

Nguyễn Mỹ Hằng

Cùng chung nỗi nhớ Tết Việt, sinh viên năm cuối trường đại học Wollongong, Úc - Nguyễn Mỹ Hằng chia sẻ: “Vì tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, kèm theo là những thủ tục nghiêm ngặt về quá trình cũng như thời gian cách ly hai chiều (ở cả Việt Nam và Úc), nên mình bất đắc dĩ đón hai cái Tết ở nước ngoài rồi. Nhớ Tết Việt Nam quá!”

Chuyện ngày Tết Nguyên đán của du học sinh Việt khắp năm châu ảnh 5

Mặc dù đã là năm thứ hai đón tết xa xứ, Mỹ Hằng vẫn không khỏi cảm thấy cô đơn, nhớ nhà, nhất là vào những ngày cận Tết vì chỉ cần mở Facebook ra là sẽ thấy mọi người đăng các bài viết khoe các hoạt động dọn nhà, mua sắm, ăn uống tất niên,... Trong khi những ngày này, cuộc sống của cô bạn vẫn diễn ra như mọi ngày bình thường khác, luôn tất bật với việc học và các công việc làm thêm. Điều khiến Mỹ Hằng nhớ nhất là các hoạt động chuẩn bị đón Tết cùng gia đình. “Mình rất thích được đi thả cá vàng cùng bố mẹ ngày 23 tháng Chạp, và cả những ngày giáp Tết đi chợ hoa nữa. Bố mẹ lần nào cũng dạy mình nên chọn đào và quất thế nào cho nhiều lộc để mong cho một năm mới may mắn và thành công” - Mỹ Hằng tâm sự.

Chuyện ngày Tết Nguyên đán của du học sinh Việt khắp năm châu ảnh 6

Tuy vậy, cô bạn cũng cho biết không khí đón Tết của người Việt ở xứ sở Kangaroo cũng sôi nổi không khác gì ở Việt Nam. “Cộng đồng du học sinh Việt ở Úc cũng thường tổ chức các sự kiện đón Tết tại hội trường lớn của trường, mọi người sẽ tụ họp lại với nhau và tham gia các hoạt động thú vị như có năm thì nấu ăn, có năm lại hát karaoke hay chơi boardgame,...

Dĩ nhiên ở Úc cũng sẽ có những khu người Việt và mọi người đón Tết truyền thống không khác nhiều ở Việt, nhưng mình lại ở cùng dân địa phương nên mình không có Tết. Mình có dự định sẽ đến khu người Việt tham gia các lễ hội Tết cho đỡ nhớ nhà, những vì những chỗ đó cách nơi mình ở khá xa (khoảng 3-4 tiếng đi tàu), nên lại dặn lòng thôi để dịp khác.

Mình cùng những người bạn Việt Nam của mình tổ chức một buổi tiệc nho nhỏ tại gia, vào bếp trổ tài tài các món Việt và cùng nhau thức, countdown năm mới và tất nhiên không quên gọi video cho bố mẹ lúc giao thừa. Sau đó thì sắp xếp một ngày đẹp trời để đi “du xuân” ở một vài nơi như là chùa nữa (có một số chùa lớn nhưng phần lớn là theo phong tục Trung Quốc, nên thay vì thế chúng mình đến những chùa nhỏ hơn nhưng thuần Việt), cầu mong cho bản thân và những người mình yêu thương luôn mạnh khoẻ và có một năm mới thật hạnh phúc” - Mỹ Hằng bày tỏ.

Chuyện ngày Tết Nguyên đán của du học sinh Việt khắp năm châu ảnh 7

Duy Bảo

Là cái Tết thứ ba xa nhà, Duy Bảo, hiện đang theo học tại Jacobs University - Đức, bộc bạch: “Mình chỉ thấy nhớ nhà và nhớ không khí sum họp ấm cúng ở nhà thôi. Đương nhiên khi sống ở một đất nước xa xôi, khác phong tục thì cũng hơi lạ lẫm thật và đôi lúc cảm thấy rất lạc lõng. Nhưng giờ thì chắc cũng quen rồi, chỉ là cũng hơi tủi thân vì không được nhận tiền mừng tuổi nữa.”

Chuyện ngày Tết Nguyên đán của du học sinh Việt khắp năm châu ảnh 8

Duy Bảo và các bạn ở Jacobs cũng có một buổi tất niên cùng nhau bởi mọi người rất ít khi tụ tập nên đây là dịp để cập nhật tình hình của bạn bè và chia sẻ với nhau nhiều điều. Nói về Tết của mình, cậu bạn bày tỏ: “Kế hoạch đón tết của mình vẫn như hai năm qua, đó là không làm gì cả vì điều kiện dịch bệnh ở Đức không cho phép. Tuy nhiên mình vẫn cố dành thời gian khai bút đầu năm, vì mình tin phong tục này sẽ đem lại may mắn cho việc học tập và làm việc của mình. Mình cũng hy vọng có thời gian nấu được những món truyền thống mà quê mình ở Hà Tĩnh hay làm như là bò kho và nem rán. Mong là nó sẽ ngon.”

Chuyện ngày Tết Nguyên đán của du học sinh Việt khắp năm châu ảnh 9
Chuyện ngày Tết Nguyên đán của du học sinh Việt khắp năm châu ảnh 10

Yến

Là du học sinh theo học ngành Hospitality tại trường Swiss Hotel Management School, Thụy Sĩ, song Yến lại may mắn hơn các bạn khác khi năm nay đã có cơ hội được đón tết tại quê nhà sau ba cái Tết xa xứ. Yến tâm sự: “Để nói về cảm xúc khi đón Tết xa nhà thì thực sự… khó nói lắm. Trước kia ở Việt Nam, mỗi khi Tết đến thì mình luôn phụ giúp gia đình chuẩn bị, được hòa mình trong không khí Tết cổ truyền, được đi chúc Tết, thăm họ hàng, được mừng tuổi,… Nhưng khi sang Thụy Sĩ, mình chỉ tự cảm nhận rằng à, Tết đã đến rồi với bản thân mình và cộng đồng người Việt (rất ít) tại đây thôi. Mọi người xung quanh và không khí học tập, làm việc bên này thì vẫn như bao ngày bình thường khác.”

Chuyện ngày Tết Nguyên đán của du học sinh Việt khắp năm châu ảnh 11

Hiện tại, khi đã được đón Tết bên gia đình, kế hoạch của Yến cũng trở nên đặc biệt hơn nhiều so với ba năm vừa rồi. “Do COVID- 19 nên có nhiều hoạt động còn hạn chế, nhưng được trở về, được ăn Tết tại quê hương như hiện tại thì mình nghĩ đó cũng là ước muốn của rất nhiều các bạn du học sinh nói riêng và những người con của Việt Nam nói chung. Vậy nên mình sẽ tận dụng cơ hội và sự may mắn này để ở bên gia đình và bạn bè nhiều nhất, tận hưởng dịp Tết cổ truyền một cách trọn vẹn, làm những điều mình luôn mong muốn khi được trở về trước khi quay lại Thụy Sĩ “chiến đấu” tiếp cho tương lai” - Cô bạn chia sẻ.

Chuyện ngày Tết Nguyên đán của du học sinh Việt khắp năm châu ảnh 12
Chuyện ngày Tết Nguyên đán của du học sinh Việt khắp năm châu ảnh 13
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Chàng mẫu điển trai tự hào mang ba dòng máu, mong muốn chinh phục thành công nghề, trở thành KOL

Chàng mẫu điển trai tự hào mang ba dòng máu, mong muốn chinh phục thành công nghề, trở thành KOL

SVVN - Yong Luan hiện đang là sinh viên năm tư của trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM. Bên cạnh đó, cậu bạn còn được biết đến là một nam người mẫu, hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật. Tự hào khi sinh ra là người con của Việt Nam mang ba dòng máu, Yong Luan mong muốn có thể chinh phục thành công nghề, sải bước trên các sàn catwalk lớn và trở thành KOL được nhiều người yêu mến, quan tâm.
Lột xác từ chiếc kén của chính mình

Lột xác từ chiếc kén của chính mình

SVVN - Nguyễn Đức Lộc là sinh viên năm hai ngành Kinh tế Quốc tế, Học viện Ngoại Giao. Khi học THPT, Lộc đã bén duyên với hoạt động truyền thông: quản lý fanpage của trường, trưởng ban truyền thông trong đợt tuyển sinh lớp 10. Lộc luôn biết ơn những kiến thức được học tại Học viện giúp anh có cái nhìn tổng quát về nền kinh tế Việt Nam và các kỹ năng mềm như quản lý tài chính, tiếp thị, quản trị doanh nghiệp,... Đây là nền tảng quan trọng để hiểu rõ về quy trình kinh doanh, quản lý dự án truyền thông.
 Cố gắng từng chút chậm rãi tiến bước để chạm đến ước mơ

Cố gắng từng chút chậm rãi tiến bước để chạm đến ước mơ

SVVN - Đào Đăng Minh (sinh năm 2003) quê Quảng Ninh, hiện là sinh viên năm 2 – ngành Y Đa khoa Trường Đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên. Gia đình có nhiều người làm trong ngành Y, bởi vậy Đăng Minh ngưỡng mộ hình ảnh Bác sĩ cùng với giá trị sự cống hiến lớn lao của ngành Y tế cho cộng đồng và xã hội. Được sự ủng hộ từ gia đình, Đăng Minh đã chuẩn bị hành trang chinh phục ước mơ với mong muốn được góp sức nhỏ bé để chăm sóc sức khỏe cho mọi người và sống làm người có ích cho xã hội.
Hãy trở thành sinh viên giỏi từ kiến thức tới kỹ năng để đi thật xa trên mọi chặng đường

Hãy trở thành sinh viên giỏi từ kiến thức tới kỹ năng để đi thật xa trên mọi chặng đường

SVVN - Nguyễn Chí Thành (sinh năm 2001) là sinh viên Trường Đại học Giao thông Vận tải, chuyên ngành Quản trị Logistics. Theo Thành mỗi trải nghiệm đều là một hành trình cho bản thân nhiều điều mới mẻ, dù có vấp ngã hay thành công thì đều góp phần tạo nên cuộc sống muôn màu. Mặc dù là một sinh viên kỹ thuật nhưng Thành có đam mê sâu sắc với lĩnh vực diễn thuyết, hùng biện – một kỹ năng tưởng chừng quá xa lạ với các bạn sinh viên kỹ thuật khô khan.
Cô MC trường báo: Luôn phải sống tử tế và sẵn sàng làm việc

Cô MC trường báo: Luôn phải sống tử tế và sẵn sàng làm việc

SVVN - Lê Bảo Ngân (sinh năm 2001), hiện đang là sinh viên chuyên ngành Báo truyền hình Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Cô nàng chính là một trong hai thủ khoa đầu vào khối R16 Báo truyền hình năm 2019 với số điểm 26,27. Với niềm đam mê cây mic, Ngân đang thử sức với rất nhiều công việc khác nhau để trau dồi thêm kỹ năng cho bản thân.
Nữ sinh trường Báo chia sẻ: 'Chăm chỉ và nỗ lực không ngừng là điểm mấu chốt để đạt được thành công'

Nữ sinh trường Báo chia sẻ: 'Chăm chỉ và nỗ lực không ngừng là điểm mấu chốt để đạt được thành công'

SVVN - Hà Thục Khánh Huyền (21 tuổi, quê Quảng Ninh) đang theo học tại ngành Quảng cáo, Khoa Quan hệ Công chúng và Quảng cáo, Học viện Báo chí và Tuyên Truyền. Ngoài học tập trên lớp, Huyền còn có đam mê với ngành truyền thông marketing, cụ thể cô nàng đang là một content creator và đạt nhiều thành tựu.
Hành trình từ cậu sinh viên miền núi trở thành MC, người mẫu ảnh, KOL đa tài

Hành trình từ cậu sinh viên miền núi trở thành MC, người mẫu ảnh, KOL đa tài

SVVN - Lê Minh Trực (sinh năm 2003) đang là sinh viên chuyên ngành Kinh doanh thể thao và tổ chức sự kiện của trường Đại học Tôn Đức Thắng. Với niềm đam mê từ nhỏ, trải qua nhiều khó khăn, từ một cậu sinh viên miền núi, Minh Trực đã và đang chinh phục ước mơ, trở thành MC, KOL, người mẫu ảnh cho nhiều chương trình, thương hiệu.