Con thích vào ngoại thương, mẹ lại hướng vào sư phạm

SVVN - Trong chương trình nói chuyện về nghề nghiệp với học sinh lớp 12 của hai trường chuyên Thái Bình và Quảng Ninh mới đây tại Hà Nội, một bạn gái ưa nhìn chủ động bắt chuyện với tôi và đưa ra những câu hỏi rất thông minh.

Học chuyên Anh mà có lợi thế về giao tiếp như vậy sẽ có nhiều cơ hội thành công trong công việc sau này, dù làm bất cứ công việc gì.

Trong nhiều câu hỏi của cô gái, có một câu mà nhiều bạn học sinh cuối cấp cũng thường hay hỏi tôi: Phải làm thế nào khi cô thích đăng ký vào trường Đại học Ngoại thương, trong khi mẹ cô lại muốn cô vào trường Đại học Sư phạm. Lý do mẹ cô đưa ra là vì bà là giáo viên, có thể xin được việc làm cho cô (làm giáo viên) sau khi tốt nghiệp đại học, nếu cô học Sư phạm.

Những gì mẹ cô gái đang suy luận cũng giống với rất nhiều các ông bố bà mẹ ở Việt Nam. Họ chẳng có gì sai khi mong muốn những điều tốt đẹp nhất đến với con mình, giống như thời của họ: Cứ học cho tốt, thi đỗ vào một trường đại học, ra trường xin được việc làm trong cơ quan nhà nước, sau đó về hưu có lương hằng tháng cho đến lúc từ giã cõi đời. Cách tư duy này là “Do” (Làm) trước, “Have” (Có) sau. Và chắc chắn một điều là đa phần họ không biết sơ đồ Ikigai (*), không quan tâm nhiều đến đam mê, sở trường, nhu cầu xã hội...

Tuy nhiên, với các bạn trẻ hiện nay, họ lại tư duy ngược với phụ huynh, đa phần họ biết họ muốn trở thành ai (dựa trên đam mê và sở trường) và họ sẽ chọn ngành học để trở thành người đó, có nghĩa là “Have” trước, “Do” sau. Như vậy là những bạn sinh năm 2002 sẽ không thể hiểu tư duy của phụ huynh là đương nhiên. Và sẽ là có lỗi nếu phụ huynh tiếp tục nhồi vào đầu con em mình tư duy học để vào cơ quan nhà nước để có công việc ổn định, sau này về hưu có lương.

Trở lại câu chuyện của cô học sinh trường chuyên đã đặt câu hỏi cho tôi. Với sức học của cô thì việc vào Ngoại thương hay Sư phạm là không quá khó. Nếu học Sư phạm, sau này đi dạy, cô vẫn có thể làm tốt công việc của một cô giáo. Nhưng làm một việc mình không thích (dù là làm tốt) thì mãi mãi vẫn không sướng, không được là chính mình, không thể đạt được Ikigai. Ông bố bà mẹ nào cũng muốn con mình được hạnh phúc, nhưng không phải ai cũng hiểu hạnh phúc thực sự của con là gì.

(*) Ikigai là một triết lý sống của người Nhật, sau đó được nhiều chuyên gia hướng nghiệp “mượn” để nói về một công việc, nghề nghiệp lý tưởng phải hội tụ đủ 4 yếu tố: Đam mê, Sở trường, Nhu cầu xã hội, Kiếm ra tiền từ công việc đó.

MỚI - NÓNG
Hành trình gắn kết cộng đồng và lan tỏa tinh thần thể thao
Hành trình gắn kết cộng đồng và lan tỏa tinh thần thể thao
SVVN - Chiều 14/12, tại Bắc Giang, đã diễn ra Lễ Bế mạc Sports Hub và Tổng kết Giải bóng đá Thanh niên nông thôn toàn quốc năm 2024, đánh dấu một năm hợp tác giữa T.Ư Đoàn và Sabeco. Chương trình không chỉ tôn vinh các thành tựu đạt được mà còn khẳng định cam kết lâu dài của các bên trong việc thúc đẩy phong trào thể thao, nâng cao sức khỏe cộng đồng.

Có thể bạn quan tâm

Tiến sĩ Khúc Thế Anh chia sẻ 'bí kíp' quản lý tài chính, giúp tân sinh viên không rơi vào 'bẫy' chi tiêu

Tiến sĩ Khúc Thế Anh chia sẻ 'bí kíp' quản lý tài chính, giúp tân sinh viên không rơi vào 'bẫy' chi tiêu

SVVN - Tiếp tục loạt bài viết chào đón các tân sinh viên năm học 2024-2025, Chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, Báo Tiền Phong mời bạn gặp gỡ tiến sĩ Khúc Thế Anh, giảng viên Viện Ngân hàng - Tài chính, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Ông Khúc Thế Anh sẽ chia sẻ về kỹ năng quản lý tài chính dành cho tân sinh viên.
Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân: Làm phóng sự hay, phải lặn giỏi!

Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân: Làm phóng sự hay, phải lặn giỏi!

SVVN - Người làm phóng sự giỏi ngoài việc chắc kiến thức chuyên môn còn phải lặn giỏi, để thấy được 7 phần còn lại của tảng băng trôi. Bởi nếu đã bỏ công đi tìm thì phải tìm cho ra sự thật hoàn chỉnh. Đó chính là cốt lõi chia sẻ của nhà báo Huỳnh Dũng Nhân trong một buổi nói chuyện với sinh viên báo chí Hà Nội.
Nhà báo Nguyễn Tuấn Anh

Cách nào để được vào làm việc tại các tòa báo?

SVVN - Sáng nay, nhận được số báo đặc biệt, trên đó có bài viết của cậu con trai bên cạnh bài viết của người anh nổi tiếng đã đưa mình đến với nghề báo, mình sẽ trả lời câu hỏi của nhiều bạn sinh viên học báo chí hay hỏi mình: Làm thế nào để được vào làm việc tại các tòa soạn báo?
Nhà báo Nguyễn Tuấn Anh

Chọn ngành nghề vì thần tượng, rủi ro cao!

SVVN - Thằng cháu tôi cứ nằng nặc đòi theo học truyền thông vì muốn được giống như anh Lê Hồng Quang – Phóng viên Đài Truyền hình Việt Nam tại châu Âu. Điều này hết sức bình thường trong cuộc sống và không chỉ có cháu tôi mà rất nhiều bạn trẻ khác đang chọn ngành học tương tự như vậy.
Nhà báo Nguyễn Tuấn Anh

Giàu hơn TS Lê Thẩm Dương quá dễ?

SVVN - Cách đây mấy năm báo Sinh Viên Việt Nam- Hoa Học Trò luôn có rất đông cộng tác viên là sinh viên các trường đại học. Nhiều bạn đến toà soạn không chỉ để viết bài cộng tác mà còn để được tham gia tổ chức các sự kiện, thậm chí chỉ đến để nói chuyện chia sẻ thông tin với các anh chị phóng viên, biên tập viên.
Bạn có bao nhiêu bộ mặt?

Bạn có bao nhiêu bộ mặt?

SVVN -   Có bạn nữ inbox qua facebook tâm sự vừa quyết định chia tay bạn trai vì phát hiện ra sự khác biệt quá lớn giữa những gì người ấy thể hiện trên facebook cá nhân và thực tế cuộc sống.
Ga Cẩm Giàng và những ký ức tuổi trẻ

Ga Cẩm Giàng và những ký ức tuổi trẻ

SVVN -   “Cẩm Giàng” bỗng trở thành là từ khoá rất “hot” mấy hôm nay. Hà Nội ra thông báo ai từ Cẩm Giàng, Hải Dương lên cũng phải khai báo y tế. Nhiều tỉnh thành khác cũng có thông báo như vậy vì Cẩm Giàng có thể sẽ là một ổ dịch COVID-19 mới.