Đừng đọc sách để chạy trốn cuộc sống!

SVVN - Trong một lần nói chuyện với cô giáo cũ về chủ đề sách, cô hỏi tôi: Có lẽ cách dạy con của cô bị sai? 

Cô luôn hướng các con đọc nhiều sách và học theo những điều hay lẽ phải trong sách. Các con cô thông minh, học giỏi nhưng trong cuộc sống nhiều khi các em bị thiệt thòi vì sống thật thà, ngay thẳng. Những lúc như vậy cô thấy thương con vô cùng và tự trách bản thân mình, mặc dù cô biết cuộc đời chưa thể nói trước điều gì và chỉ đến lúc đóng nắp quan tài mới kết luận được. Cô chốt lại một câu là cô cũng giống như mẹ tôi (tôi viết trong cuốn sách “Trường học hay Trường đời”) vẫn luôn tin rằng người đọc nhiều sách thì không thể là người xấu.

Gần đây tôi nhận được rất nhiều câu hỏi của bạn đọc liên quan đến những cuốn sách tôi viết, tôi chấp bút và cả những vấn đề liên quan đến sách và việc đọc sách. Nhiều câu hỏi đơn giản chỉ mang tính cung cấp thông tin, nhưng cũng có những câu hỏi cho thấy người hỏi phải rất yêu quý, tin tưởng tôi thì mới hỏi những câu như vậy. Chẳng hạn mới đây một bạn gửi câu hỏi cho tôi qua facebook cá nhân: Đọc sách có phải là một cách để trốn chạy thực tế cuộc sống không và bạn ấy không giải thoát được những nỗi sợ hãi trong người. Trước đây, có lần đi giao lưu về việc đọc sách, lúc ra về, có bạn sinh viên cũng đã từng hỏi riêng tôi câu này.

Cả hai câu hỏi, tôi đều như được thấy bóng dáng mình trong đó. Ở câu đầu tiên, tôi nghĩ cô giáo tôi đã tìm được câu trả lời như cô đã kết luận, cô hỏi tôi thực ra chỉ để củng cố niềm tin của cô vào những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Ở câu hỏi thứ hai, tôi đã trả lời bạn ấy rằng tôi đọc sách không phải để chạy trốn trong những trang sách, nhưng đôi khi kiến thức thu được từ những trang sách đã đọc trước đó giúp tôi đưa ra được giải pháp tốt hơn khi gặp khó khăn trong cuộc sống. Còn về nỗi sợ hãi, tôi nghĩ ai trong chúng ta cũng có, nhưng những người đọc nhiều sách sẽ có cách đối diện với nó tốt hơn. Chắc chắn là như thế. Và còn một thực tế nữa, nỗi sợ hãi nhiều khi không đáng sợ như chúng ta nghĩ/tưởng đâu.

MỚI - NÓNG
Thi tốt nghiệp THPT 2025: Lần đầu theo chương trình mới, tăng cường đánh giá năng lực và giảm áp lực cho thí sinh
Thi tốt nghiệp THPT 2025: Lần đầu theo chương trình mới, tăng cường đánh giá năng lực và giảm áp lực cho thí sinh
SVVN - Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 sẽ là lần đầu tiên áp dụng theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, với mục tiêu đánh giá toàn diện năng lực học sinh, đồng thời giảm áp lực và chi phí cho thí sinh và xã hội. Bộ GD - ĐT đang chuẩn bị kỹ lưỡng các điều kiện để tổ chức kỳ thi nghiêm túc, an toàn và hiệu quả.
Tỏa sáng Nghị lực Việt 2024: Tuyên dương 38 gương thanh niên khuyết tật tiêu biểu
Tỏa sáng Nghị lực Việt 2024: Tuyên dương 38 gương thanh niên khuyết tật tiêu biểu
SVVN - Tối ngày 7/10, tại Hà Nội, T.Ư Hội LHTN Việt Nam phối hợp cùng Ủy ban Quốc gia về người khuyết tật Việt Nam và TCP Việt Nam tổ chức chương trình “Tỏa sáng Nghị lực Việt”, năm 2024. Chương trình tuyên dương 38 gương thanh niên khuyết tật tiêu biểu, những người đã vượt qua nghịch cảnh, nỗ lực vươn lên trong cuộc sống và đóng góp tích cực cho cộng đồng. 
ĐHQG TP. HCM tiên phong trong việc giảm bớt phương thức thức tuyển sinh vào năm 2025
ĐHQG TP. HCM tiên phong trong việc giảm bớt phương thức thức tuyển sinh vào năm 2025
SVVN - PGS. TS Vũ Hải Quân - Giám đốc ĐHQG TP. HCM cho biết, năm 2025, ĐHQG TP. HCM thống nhất chủ trương thực hiện 3 phương thức tuyển sinh đại học gồm: (1) Xét tuyển thẳng; (2) Xét tuyển dựa trên kết quả Kỳ thi Đánh giá năng lực do ĐHQG TP. HCM tổ chức; (3) Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT. Đồng thời, ĐHQG TP. HCM khuyến khích các đơn vị xây dựng phương thức xét tuyển kết hợp.

Có thể bạn quan tâm

Nhà báo Nguyễn Tuấn Anh

Cách nào để được vào làm việc tại các tòa báo?

SVVN - Sáng nay, nhận được số báo đặc biệt, trên đó có bài viết của cậu con trai bên cạnh bài viết của người anh nổi tiếng đã đưa mình đến với nghề báo, mình sẽ trả lời câu hỏi của nhiều bạn sinh viên học báo chí hay hỏi mình: Làm thế nào để được vào làm việc tại các tòa soạn báo?
Nhà báo Nguyễn Tuấn Anh

Chọn ngành nghề vì thần tượng, rủi ro cao!

SVVN - Thằng cháu tôi cứ nằng nặc đòi theo học truyền thông vì muốn được giống như anh Lê Hồng Quang – Phóng viên Đài Truyền hình Việt Nam tại châu Âu. Điều này hết sức bình thường trong cuộc sống và không chỉ có cháu tôi mà rất nhiều bạn trẻ khác đang chọn ngành học tương tự như vậy.
Nhà báo Nguyễn Tuấn Anh

Giàu hơn TS Lê Thẩm Dương quá dễ?

SVVN - Cách đây mấy năm báo Sinh Viên Việt Nam- Hoa Học Trò luôn có rất đông cộng tác viên là sinh viên các trường đại học. Nhiều bạn đến toà soạn không chỉ để viết bài cộng tác mà còn để được tham gia tổ chức các sự kiện, thậm chí chỉ đến để nói chuyện chia sẻ thông tin với các anh chị phóng viên, biên tập viên.
Bạn có bao nhiêu bộ mặt?

Bạn có bao nhiêu bộ mặt?

SVVN -   Có bạn nữ inbox qua facebook tâm sự vừa quyết định chia tay bạn trai vì phát hiện ra sự khác biệt quá lớn giữa những gì người ấy thể hiện trên facebook cá nhân và thực tế cuộc sống.
Ga Cẩm Giàng và những ký ức tuổi trẻ

Ga Cẩm Giàng và những ký ức tuổi trẻ

SVVN -   “Cẩm Giàng” bỗng trở thành là từ khoá rất “hot” mấy hôm nay. Hà Nội ra thông báo ai từ Cẩm Giàng, Hải Dương lên cũng phải khai báo y tế. Nhiều tỉnh thành khác cũng có thông báo như vậy vì Cẩm Giàng có thể sẽ là một ổ dịch COVID-19 mới.
Cơ hội từ... TẾT

Cơ hội từ... TẾT

SVVN - Từ hồi hay đi đến các trường đại học nói chuyện, nhiều bạn sinh viên kết bạn trên facebook và gọi tôi là Thầy. Lúc đầu nghe thấy ngượng vì mình có dạy các bạn ấy được điều gì to tát đâu, nhưng sau cũng... kệ. Những dịp Lễ Tết các bạn ấy hay nhắn tin chúc mừng, thậm chí có bạn viết những lá thư dài tâm sự.
Nhà báo Nguyễn Tuấn Anh

Tân sinh viên trước ngưỡng cửa tự lập

SVVN - Mấy hôm trước, các anh chị bên VTV6 mời nói về chủ đề Tân sinh viên trước ngưỡng cửa tự lập. Đây là chủ đề không xa lạ gì với tôi, vì tôi đã phụ trách nội dung hàng loạt chương trình Chào tân sinh viên do báo Sinh Viên Việt Nam tổ chức từ nhiều năm nay. Trước đó, tôi cũng là chủ biên các ấn phẩm “Cẩm nang tân sinh viên” của báo Sinh Viên Việt Nam – Hoa Học Trò.