Dưới góc nhìn của sinh viên ngành Tiếng Anh Thương mại: Học ngôn ngữ hay thương mại?

SVVN - Khi nhắc đến ngành Tiếng Anh Thương mại, không ít người bày tỏ sự thắc mắc rằng ngành học này sẽ chỉ dạy đơn thuần về tiếng Anh được sử dụng trong thương mại, hay bao gồm cả đào tạo về nghiệp vụ liên quan tới kinh tế, kinh doanh? Và môi trường này có gì phù hợp để trở thành điểm đến cho bốn năm đại học của các bạn yêu thích ngôn ngữ Tiếng Anh? Để giải đáp các thắc mắc này, hãy cùng lắng nghe chia sẻ từ chính những sinh viên trong ngành.

Ngôn ngữ song hành với kiến thức kinh tế

Lê Hồng Anh, hiện đang là sinh viên năm 4 chuyên ngành Tiếng Anh Thương mại (Chương trình Chất lượng cao) của Trường Đại học Ngoại thương, bày tỏ: “Tiếng Anh Thương mại chính là học Tiếng Anh dùng trong thương mại, hay rộng hơn là trong kinh tế”.

Chia sẻ về quyết định lựa chọn ngành học này, Hồng Anh tự nhận thấy bản thân là một người có thế mạnh về Tiếng Anh, cũng như vì yêu thích ngôn ngữ này nên mình muốn đi theo định hướng ngành Ngôn ngữ Anh. Tuy nhiên, cá nhân nữ sinh muốn thử sức với một ngành mới, cũng như muốn học thêm các kiến thức liên quan kinh tế nên đã quyết định chọn chuyên ngành Tiếng Anh Thương mại.

Dưới góc nhìn của sinh viên ngành Tiếng Anh Thương mại: Học ngôn ngữ hay thương mại? ảnh 1

Hồng Anh hiện đang cũng đang giữ chức Chủ tịch Mạng lưới sinh viên khoa Tiếng Anh Thương mại (BESN).

Giải đáp câu hỏi của nhiều người khi nhắc đến Tiếng Anh Thương mại rằng “học ngôn ngữ hay kinh tế”, Hồng Anh chia sẻ: “Mỗi ngành nghề đều sẽ có những đặc thù riêng, những thuật ngữ chuyên môn riêng, đòi hỏi tính chính xác cao khi sử dụng ngoại ngữ trong ngành nghề đó. Khi học Tiếng Anh Thương mại, các bạn vẫn sẽ được học các môn đại cương của ngành Ngôn ngữ Anh như Dẫn luận ngôn ngữ học, Ngữ âm học, Ngữ pháp học…để củng cố nền tảng ngôn ngữ của bản thân; sau đó lên năm 3, năm 4, các bạn sẽ học thêm các kiến thức về các chuyên ngành ngôn ngữ và kinh tế để sử dụng trong các ngành nghề khác nhau đó, có thể kể đến như kinh doanh, tài chính, quản trị…”

Mặc dù tự nhận thành tích của bản thân “khá khiêm tốn”, nhưng Hồng Anh cũng rất tự hào vì bản thân đã nỗ lực, cố gắng vượt lên chính mình để đạt được những dấu mốc nhất định: 2 học kỳ đầu năm nhất đạt GPA 4.0; 2 kỳ học bổng KKHT của Trường Đại học Ngoại thương.

Nói về ưu điểm nhận thấy từ chương trình đào tạo của ngành, nữ sinh cho rằng việc chương trình học Tiếng Anh Thương mại tại Trường Đại học Ngoại thương được xây dựng theo mô hình học tập FSEL - FTU Smart English Learning đã đem đến rất nhiều những trải nghiệm thú vị qua các môn học và dự án. Bản thân Hồng Anh cũng được tham gia thực hiện các dự án Ngôn ngữ - Văn hóa, dự án Hội chợ kinh doanh, các buổi kết nối và trò chuyện với đại diện doanh nghiệp… “Thông qua đó, mình học hỏi thêm được rất nhiều kiến thức và trau dồi kỹ năng mà bản thân có thể đã bỏ qua khi học trên trường”. Ngoài ra, ưu thế về cơ hội việc làm cũng là điểm cô gái hài lòng. “Do được tiếp xúc với đa dạng kiến thức các ngành kinh tế khác nhau, kết hợp với nền tảng tiếng Anh chuyên sâu, các sinh viên ngành Tiếng Anh Thương mại luôn có rất nhiều cơ hội để thử sức theo đuổi nhiều lĩnh vực khác nhau”. Cũng nhờ những năm tháng rèn luyện, Hồng Anh đã có cơ hội trở thành một thành viên của team Phát triển thị trường của Anh ngữ Envis School - một thương hiệu uy tín trong lĩnh vực đào tạo tiếng Anh tại Việt Nam và là một môi trường làm việc tuyệt vời.

Song song với những cơ hội, nữ sinh cũng bày tỏ rằng bản thân gặp không ít khó khăn khi theo đuổi Tiếng Anh Thương mại. Việc vừa phải học kiến thức ngôn ngữ, vừa phải học kiến thức kinh tế là một thử thách đòi hỏi sự kiên trì bền bỉ. “Có nghĩa là, ta sẽ phải học các kiến thức chuyên môn bằng tiếng Anh để hiểu nghĩa và cách sử dụng trong các bối cảnh khác nhau. Điều đó yêu cầu sự tập trung cao độ để nắm vững kiến thức và liên tục trau dồi vốn ngôn ngữ của mình để theo kịp thời đại”.

Năng động, cởi mở nhưng kỷ luật và chuyên nghiệp

Vốn xuất thân là một học sinh chuyên Anh và nhận thấy được “kinh tế là cốt lõi thúc đẩy sự phát triển của đất nước”, Lê Thị Thanh Huyền (20 tuổi), đang là sinh viên năm 3, khoa Tiếng Anh Thương mại Trường Đại học Ngoại thương, từng tự hỏi rằng liệu có ngành học nào kết hợp được hai yếu tố này. Và rồi, nữ sinh đã “tìm thấy” Tiếng Anh Thương mại của Trường Đại học Ngoại thương.

Dưới góc nhìn của sinh viên ngành Tiếng Anh Thương mại: Học ngôn ngữ hay thương mại? ảnh 2

Thanh Huyền cũng “bỏ túi” cho mình bốn lần liên tiếp đạt học bổng loại A, là sinh viên tiêu biểu khoa Tiếng Anh Thương mại (năm học 2022-2023); GPA hiện tại là 3.91/4.0.

Cũng giống với Hồng Anh, Thanh Huyền chia sẻ trải nghiệm của chính bản thân qua ba năm học vừa qua. “Bản chất Tiếng Anh Thương mại là học ngôn ngữ được dùng trong kinh tế thay vì tiếng Anh chung chung dàn trải, ngoài ra, sinh viên cũng được cung cấp lượng kiến thức về kinh tế đại cương”.

Ở trong môi trường năng động, nữ sinh cũng được đầu tư mạnh về mặt hoạt động ngoại khóa. Thanh Huyền đang giữ vị trí trưởng Ban tổ chức của Mạng lưới sinh viên khoa Tiếng Anh Thương mại (BESN) - một tổ chức được lập ra dành riêng cho sinh viên trong khoa.

“Môi trường Tiếng Anh Thương mại tại trường Đại học Ngoại thương nhìn chung thoải mái nhưng đủ chuyên nghiệp. Sinh viên sẽ được làm mọi thứ để phát huy tốt nhất khả năng của mình, nhưng tất nhiên, đi kèm đó là những kỷ luật được khoa đặt ra để đảm bảo chất lượng đầu ra của sinh viên”. Ngoài ra, Thanh Huyền còn chia sẻ những câu chuyện ngoài lề khi được theo học tại đây. “Các thầy cô ở khoa siêu tuyệt vời, mọi người luôn sẵn sàng hỗ trợ sinh viên hết mình, từ việc học tập đến các hoạt động ngoại khóa. Sinh viên nhắn tin xin giúp đỡ lúc một giờ sáng thầy cô vẫn trả lời nhiệt tình!”

Sau một năm trải nghiệm trong môi trường Tiếng Anh Thương mại, Đỗ Thị Trang, sinh viên năm hai ngành cũng có chung suy nghĩ với đàn chị khóa trên khi cảm thấy quy trình đào tạo ngành Tiếng Anh Thương mại tại Trường Đại học Ngoại thương khá chất lượng. Các môn học được đưa ra phù hợp, đảm bảo người học có thể vừa có kiến thức liên quan đến lĩnh vực kinh tế, vừa có trình độ ngoại ngữ ở mức khá tốt trở lên. Năm học vừa qua, Đỗ Trang đã đạt GPA 4.0 và nhận học bổng Giỏi của khoa.

Về thành tích ngoại khóa, cô nàng sôi nổi tham gia câu lạc bộ võ ở trường, hiện đang giữ chức Phó Chủ tịch câu lạc bộ Võ thuật và Tầm nhìn quốc tế FBIS FTU (trường Đại học Ngoại thương). “Trong hơn một năm học tập ở trường Đại học Ngoại thương, mình có nhiều trải nghiệm với thầy cô và các bạn, nhưng điều tuyệt vời nhất với mình đó là trở thành thành viên của Câu lạc bộ Võ thuật và Tầm nhìn quốc tế FBIS FTU. Với mình, câu lạc bộ ấy chính là ngôi nhà thứ hai. Mọi người rất ấm áp, hòa đồng và thân thiện. Cho vậy, đây không chỉ là cơ hội để mở rộng mối quan hệ, mà là còn nơi để học hỏi và phát triển bản thân”.

Dưới góc nhìn của sinh viên ngành Tiếng Anh Thương mại: Học ngôn ngữ hay thương mại? ảnh 3

Không chỉ có kết quả tốt trong việc học tập, mà vừa rồi, cô gái cũng đã đạt được thành tích cao trong các giải đấu bộ môn Karate.

Cơ hội phát triển về kỹ năng mềm và các mối quan hệ xã hội

Với nhiều sinh viên học ngành Tiếng Anh Thương mại, môi trường năng động nhưng kỷ luật vừa đủ không chỉ là yếu tố thu hút họ, mà còn là những trải nghiệm về kiến thức học thuật và cơ hội để phát triển các kỹ năng mềm cũng như các mối quan hệ xã hội.

Nguyễn Tài Uyên (19 tuổi) là sinh viên năm hai ngành Tiếng Anh Thương Mại hệ Chất lượng cao Trường Đại học Ngoại thương, chia sẻ: “Ngành học đã giúp mình củng cố kiến thức chuyên môn, hỗ trợ mình trong việc tìm kiếm các công việc part-time liên quan đến ngôn ngữ như Trợ giảng Tiếng Anh, Trợ giảng hỗ trợ soạn tài liệu Tiếng Anh. Bên cạnh những môn mang tính học thuật và lý thuyết cao, chúng mình có những môn học kích thích sự sáng tạo, niềm đam mê ngôn ngữ và sự tìm tòi về văn hóa các nước nói tiếng Anh như Văn học Anh - Mỹ. Trong thời gian sắp tới, mình sẽ tiếp tục trau dồi kiến thức cũng như kỹ năng chuyên môn trong những năm tới để có thêm nhiều cơ hội thử sức trong tương lai”.

Mở rộng mạng lưới quan hệ là điều mà Tài Uyên có được khi tham gia tổ chức nhiều hoạt động cho sinh viên như các sự kiện Ngày hội định hướng, FBE NIGHT 2024: The Ambassador, các talkshow lắng nghe sinh viên, project ngoại khóa môn học như Dự án Đọc hay Trade Fair,...

Dưới góc nhìn của sinh viên ngành Tiếng Anh Thương mại: Học ngôn ngữ hay thương mại? ảnh 4

Học kỳ I năm nhất, Tài Uyên đạt GPA 3.8/4.0. Ngoài ra, cô nàng cũng tham gia viết bài đăng trong kỷ yếu Hội nghị Khoa học cấp đơn vị của khoa vào năm nhất.

Sau một năm học Tiếng Anh Thương mại, nữ sinh hiểu ngành mình học là đào tạo về kiến thức cơ bản về ngôn ngữ và khả năng sử dụng tiếng Anh thành thạo, đặc biệt là tiếng Anh trong giao tiếp kinh doanh, thương thảo hợp đồng đồng thời cung cấp kiến thức về kinh tế, kinh doanh và quản lý cần thiết để thích ứng với môi trường kinh doanh quốc tế. Hiểu một cách ngắn gọn, Tiếng Anh Thương mại là học chuyên sâu về ngôn ngữ Anh và ứng dụng ngôn ngữ trong kinh tế. Chương trình đào tạo của ngành mình có nhiều môn khá nặng lý thuyết với giáo trình dày và phức tạp. “Mình gặp khó khăn khi học những môn chuyên ngành có lượng kiến thức lớn như vậy trong khoảng thời gian từ 3 – 6 tháng. Tất nhiên, chúng mình cũng được tạo điều kiện làm bài thảo luận, dự án nhóm, bài thuyết trình để tăng sự tương tác giữa giảng viên với sinh viên cũng như giữa sinh viên với nhau. Vậy nên, quá trình học của chúng mình phần nào nhanh chóng và suôn sẻ hơn”.

“Nếu các bạn có niềm đam mê về ngôn ngữ cũng như kinh tế, muốn học chuyên sâu hơn về tiếng Anh ứng dụng trong kinh tế hay chỉ đơn giản là muốn một môi trường năng động, rộng mở, ngành Tiếng Anh Thương mại sẽ là một lựa chọn đáng để cân nhắc”. Không chỉ Hồng Anh, Thanh Huyền, Đỗ Trang hay Tài Uyên, mà các sinh viên khác ngành Tiếng Anh Thương mại cũng cho rằng đây không phải là ngành sẽ hướng tới đào tạo một công việc cụ thể, mà sẽ cho sinh viên công cụ để tự khám phá tiềm năng của chính mình, tự ứng dụng kiến thức và kỹ năng học được vào nhiều ngành nghề khác nhau; đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy mạnh quá trình toàn cầu hóa, hội nhập sâu rộng với khu vực và thế giới.

(Ảnh: NVCC)

MỚI - NÓNG
Bộ GD - ĐT công bố sớm đề thi tham khảo Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025: Tạo đà cho thí sinh chuẩn bị
Bộ GD - ĐT công bố sớm đề thi tham khảo Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025: Tạo đà cho thí sinh chuẩn bị
SVVN - Năm 2025, Kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ lần đầu tiên được tổ chức theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Để chuẩn bị tốt cho kỳ thi này, Bộ GD - ĐT đã chủ động xây dựng đề thi tham khảo từ rất sớm, tạo điều kiện để các trường, giáo viên và học sinh có thể chủ động trong dạy và học. Đề thi tham khảo năm nay được công bố sớm hơn gần 5 tháng so với các năm trước, giúp học sinh có thêm thời gian ôn tập và chuẩn bị kỹ lưỡng hơn.

Có thể bạn quan tâm

 Nhà sáng chế tuổi teen giành học bổng RMIT nhờ robot phân loại rác sử dụng AI

Nhà sáng chế tuổi teen giành học bổng RMIT nhờ robot phân loại rác sử dụng AI

SVVN - Đa tài, đa sở thích, ham học hỏi – Đào Hiểu Phong được mọi người xung quanh biết đến là một học sinh xuất sắc toàn diện, một nhà phát minh trẻ và một “tín đồ” nhạc jazz. Bước vào cánh cửa đại học, chủ nhân học bổng RMIT hy vọng sẽ tiếp tục sáng tạo với công nghệ lấy người dùng làm trung tâm, vì lợi ích cộng đồng.
Quán quân 'Đường lên đỉnh Olympia' Võ Quang Phú Đức: Hành trình xây dựng 'bức tường tri thức' cho quê hương Huế

Quán quân 'Đường lên đỉnh Olympia' Võ Quang Phú Đức: Hành trình xây dựng 'bức tường tri thức' cho quê hương Huế

SVVN - Tinh thần hiếu học của xứ Huế một lần nữa được khẳng định qua hành trình chinh phục tri thức của Võ Quang Phú Đức – Quán quân 'Đường lên đỉnh Olympia', năm thứ 24. Như dòng sông Hương hiền hòa nhưng đầy nội lực, Phú Đức không ngừng trau dồi kiến thức, từng bước xây dựng 'bức tường tri thức' vững chắc để vươn ra thế giới và góp phần làm giàu đẹp quê hương, đất nước.
 AI là con dao hai lưỡi đối với thông tin y khoa

AI là con dao hai lưỡi đối với thông tin y khoa

SVVN - Nếu hỏi AI về các vấn đề tim mạch bằng tiếng Việt, bạn có thể nhận được lời khuyên về bệnh Parkinson. Đây là một trong những phát hiện bất ngờ từ công trình khoa học do các nghiên cứu viên Đại học RMIT Việt Nam dẫn đầu, mới được công bố trên Tạp chí Y khoa Anh quốc (BMJ).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự Lễ khai giảng năm học mới

Học viện Nông nghiệp Việt Nam đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự Lễ khai giảng năm học mới

SVVN - Chào đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tới dự Lễ khai giảng năm học mới 2024 - 2025, GS. TS Nguyễn Thị Lan - Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam coi đây là sự động viên to lớn đối với thầy và trò Học viện, đúng vào dịp kỷ niệm 68 năm thành lập, đánh dấu một chặng đường dài với nhiều nỗ lực và thành tựu vượt bậc trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Bốn tài năng trẻ xuất sắc tại Đường lên đỉnh Olympia: Ai sẽ chạm tay vào vòng nguyệt quế?

Bốn tài năng trẻ xuất sắc tại Đường lên đỉnh Olympia: Ai sẽ chạm tay vào vòng nguyệt quế?

SVVN - Trận Chung kết ‘Đường lên đỉnh Olympia’ năm 2024 hứa hẹn sẽ vô cùng hấp dẫn với sự góp mặt của bốn thí sinh xuất sắc: Trần Trung Kiên (Phú Yên), Nguyễn Quốc Nhật Minh (Gia Lai), Võ Quang Phú Đức (Thừa Thiên - Huế) và Nguyễn Nguyên Phú (Hà Nội). Các thí sinh này đã xuất sắc vượt qua các vòng thi Quý để giành vé vào Chung kết, diễn ra vào sáng Chủ nhật, 13/10 tới.
Thi tốt nghiệp THPT 2025: Lần đầu theo chương trình mới, tăng cường đánh giá năng lực và giảm áp lực cho thí sinh

Thi tốt nghiệp THPT 2025: Lần đầu theo chương trình mới, tăng cường đánh giá năng lực và giảm áp lực cho thí sinh

SVVN - Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 sẽ là lần đầu tiên áp dụng theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, với mục tiêu đánh giá toàn diện năng lực học sinh, đồng thời giảm áp lực và chi phí cho thí sinh và xã hội. Bộ GD - ĐT đang chuẩn bị kỹ lưỡng các điều kiện để tổ chức kỳ thi nghiêm túc, an toàn và hiệu quả.
Chủ tịch sáng lập Diễn đàn Kinh tế Thế giới đưa ra lời khuyên cho bạn trẻ Việt Nam trong thời đại 4.0

Chủ tịch sáng lập Diễn đàn Kinh tế Thế giới đưa ra lời khuyên cho bạn trẻ Việt Nam trong thời đại 4.0

SVVN - Trong chuyến thăm và làm việc tại TP. HCM từ ngày 5 - 6/10/2024, GS Klaus Schwab, Chủ tịch sáng lập Diễn đàn Kinh tế Thế giới - World Economic Forum (WEF) đã có nhiều hoạt động, trong đó có buổi nói chuyện với sinh viên các trường đại học và công dân trẻ tiêu biểu của TP. HCM với chủ đề “Kinh tế tri thức - Nền tảng cho tương lai thịnh vượng và hành động của giới trẻ”.