GenZ nói gì khi trải nghiệm ‘cơn sốt’ ChatGPT

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Mới đây, ChatGPT (sản phẩm được đầu tư hàng tỷ USD của Open AI) nổi lên như một hiện tượng khi có thể viết văn, làm thơ, tạo ra các cuộc trò chuyện một cách tự nhiên, thậm chí có thể thay lập trình viên viết code. Bên cạnh đó, mạng xã hội đang lan truyền những hình ảnh hài hước và nhận về nhiều lượt tương tác khi ChatGPT trả lời những câu hỏi của người dùng.

Sau hai tháng trình làng, ChatGPT đã có trên 10 triệu người sử dụng và con số đang tăng lên hàng ngày. Cùng với đó, mọi người tiếp tục chia sẻ những câu chuyện đầy thú vị trong quá trình giao tiếp với công nghệ này.


Tắt đèn trở thành hành động bảo vệ môi trường

Hiện nay, mạng xã hội đang lan truyền những hình ảnh hài hước và nhận về nhiều lượt tương tác khi ChatGPT trả lời những câu hỏi của người dùng. Theo đó, khi được yêu cầu viết bài văn về tác phẩm Tắt đèn của nhà văn Ngô Tất Tố, công nghệ này đã đưa ra những câu trả lời khiến cộng đồng mạng phải "cạn lời".

Chẳng hạn như: "Tắt đèn là một tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh", hay: "Nhà văn Ngô Tất Tố đã qua đời vào năm 1997. Do đó không có cách nào để tắt đèn của ông". Thậm chí là những đoạn văn hoàn toàn "lạc đề”.

GenZ nói gì khi trải nghiệm ‘cơn sốt’ ChatGPT ảnh 1

Sau khi thông tin lan truyền trên mạng xã hội, nhiều người dùng cũng tò mò thử nghiệm công nghệ này và bất ngờ với những câu trả lời khác. Với câu hỏi tương tự, người dùng Hà Chi sau khi nhận được câu trả lời đúng đã chia sẻ: "Bản chất của AI (trí tuệ nhân tạo) là tự học và cải thiện dần, có thể do bị hỏi quá nhiều nên nó đã tự điều chỉnh".

Ở phần bình luận, nhiều người cũng cho rằng công nghệ này chủ yếu sử dụng dữ liệu tiếng Anh để đào tạo nên phần tiếng Việt có lẽ cần thêm thời gian để cải thiện và hoàn thiện.

ChatGPT "lấn sân" sang văn học

“Mình bất ngờ khi ChatGPT không chỉ biết viết luận mà còn có thể làm thơ, dù ngôn từ còn hạn chế và có phần ngây ngô, hài hước. Dễ thấy rằng, lĩnh vực văn học nghệ thuật chưa thể là miền đất hứa của AI nhưng mình vẫn rất mong chờ những thay đổi tiếp theo của ChatGPT", Kiều Trinh (23 tuổi) chia sẻ.

GenZ nói gì khi trải nghiệm ‘cơn sốt’ ChatGPT ảnh 2

Một tác phẩm của ChatGPT cho thấy AI vẫn còn kém khi làm thơ văn (Ảnh chụp màn hình).

"Sau khi thử nghiệm, mình nhận thấy khả năng tiếng Việt của ChatGPT còn rất hạn chế. Để làm được đoạn thơ trên, trước hết phải định nghĩa một loạt khái niệm có liên quan đến cách viết, từ ngữ, luật, vần...; các ngữ cảnh có liên quan. Sau đó mới yêu cầu một lệnh để ra được bài thơ đúng ý", Trinh nói.

Nguyên tắc của tất cả mọi loại AI đều như nhau: Dữ liệu đầu vào (Input) tốt, ý tưởng tốt, kỹ năng ra lệnh tốt, đánh giá được chất lượng của dữ liệu đầu ra (Output)... là có thể hoàn chỉnh. Nhưng vì phải dịch lại nhiều lần nên từ phần dịch đã sai quy tắc thơ. ChatGPT làm thơ tiếng Anh có thể đúng quy tắc, nhưng sau khi dịch ngược lại thì sai rất nhiều về vần điệu, số từ... Tuy nhiên, khó khăn ở đây là do quá trình dịch thuật chứ không phải AI không thể làm thơ.

“Hơn thế, khả năng code (mã hóa) của ChatGPT rất tốt nhưng lại bị động, người dùng phải ra lệnh mới biết làm, có lẽ phải cần đến những lập trình viên giỏi để AI có thể tạo ra những sản phẩm chất lượng", cô nàng giải thích.

Từ làm thơ, xin việc... đến trò chuyện cùng người dùng

Mạnh Tiến (22 tuổi) cũng đã chia sẻ quá trình tiếp cận với ChatGPT từ việc bắt đầu với các chủ đề lớn như: y tế, khoa học, giáo dục..., sau đó trao đổi đến những vấn đề khác một cách tự nhiên hơn.

"Là một người làm truyền thông, mình thường thấy “ngập” trên mạng xã hội những thông tin về công cụ ChatGPT, từ khả năng làm thơ, sửa lỗi, sáng tác nhạc, viết kịch bản… và cả biết đặt câu hỏi một cách điêu luyện như "Sao tôi vẫn độc thân?", "Hôm nay mình ăn gì? như người thật ", anh chàng tâm sự.

Tiến cũng chia sẻ thêm, bản thân anh và đồng nghiệp rất hứng thú với ChatGPT, một công nghệ được cho là đang lăm le đào thải nhân sự của nhiều ngành nghề.

GenZ nói gì khi trải nghiệm ‘cơn sốt’ ChatGPT ảnh 3

Tiến khám phá được rất nhiều các tính năng của ChatGPT (Ảnh: NVCC).

GenZ nói gì khi trải nghiệm ‘cơn sốt’ ChatGPT ảnh 4
ChatGPT bị người dùng bắt chơi nối chữ (Ảnh sưu tầm).

Ngay cả việc viết thư xin học bổng, viết tiểu luận, trò chuyện giải trí... cũng không làm khó được "người bạn" chatbot này.

"Bạn chỉ cần cho chatbot một vài dữ liệu liên quan đến tiểu sử, ưu, nhược điểm của bản thân là ngay lập tức, bạn sẽ có được một bức thư xin học bổng như mong muốn, vừa mang đậm tính "học thuật" mà lại rất chân thành.

Còn nếu bạn là sinh viên và đang muốn viết một luận văn. Chỉ cần nêu ra các yêu cầu, kể cả mức độ của nó rồi bạn cho ChatGPT làm. Tức thì nó sẽ cho bạn một bài luận văn đầy đủ", Tiến nói.

Hơn nữa, các nhà quản lý của ChatGPT đã nói rằng phản hồi của ChatGPT là thuật toán trí tuệ nhân tạo và dữ liệu mà ChatGPT "học được" không nhất thiết phải là phản hồi chính xác nhất. Nó không đầy đủ và đôi khi vô nghĩa đối với con người. Doanh nhân công nghệ Elon Musk cũng cho rằng: ChatGPT là một tiện ích rất tốt nhưng mặt trái của nó cũng rất đáng sợ: "ChatGPT tốt đến đáng sợ. Chúng ta không xa lắm sự hiểm nguy về tính mạnh mẽ của AI".

Các chuyên gia AI và các giáo sư ở các trường đại học lớn cũng cho rằng ChatGPT giống như các công cụ của thời đại như: Google, Facebook, Twitter... vừa có mặt thuận lợi và có cả mặt tiêu cực. Việc sử dụng nó như thế nào là do mỗi người, còn bác bỏ sự thông minh và mới mẻ của nó thì khó có thể làm được.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Hai thanh niên Sơn La đưa nông nghiệp sạch lên bản đồ số

Hai thanh niên Sơn La đưa nông nghiệp sạch lên bản đồ số

SVVN - Từ một thanh niên sinh ra và lớn lên ở vùng đất Sơn La, Hà Văn Sáng và Quàng Thị Vy không chỉ mang trong mình ước mơ làm giàu từ nông nghiệp mà còn tiên phong áp dụng công nghệ số vào phát triển mô hình chăn nuôi và trồng trọt. Dự án ‘Thanh niên nông thôn chuyển đổi kỹ thuật số’ đã không chỉ tạo ra những sản phẩm nông sản sạch mà còn đưa chúng đến gần hơn với cộng đồng qua nền tảng YouTube, TikTok, Facebook... thu hút hàng nghìn lượt theo dõi.
Cô gái Việt giành 2 học bổng danh giá và cuốn nhật ký tuổi trẻ đặc biệt

Cô gái Việt giành 2 học bổng danh giá và cuốn nhật ký tuổi trẻ đặc biệt

SVVN - Phạm Lê Bảo Ngân, sinh năm 2000, hiện đang theo học Thạc sĩ ngành Luật Kinh doanh Quốc tế và Trọng tài ở Ba Lan với học bổng 100% của trường Đại học Silesia. Sau khi hoàn thành 1 năm học ở Ba Lan, cô nàng đã nhận được học bổng trao đổi sinh viên Erasmus+ của Liên minh Châu Âu, nên cô sẽ hoàn thành năm thứ hai Thạc sĩ Luật ở Ý.
Không khí lạnh tràn về, sinh viên Thủ đô thích nghi thế nào để chuẩn bị cho mùa Đông sắp tới?

Không khí lạnh tràn về, sinh viên Thủ đô thích nghi thế nào để chuẩn bị cho mùa Đông sắp tới?

SVVN - Nhiệt độ giảm sâu, những cơn mưa bất chợt kéo dài từ đêm 25/11 đã khiến nhịp sống của sinh viên Thủ đô thay đổi đáng kể. Trước sự chuyển biến của thời tiết, các bạn trẻ phải tìm cách cân bằng giữa học tập, sinh hoạt và giữ gìn sức khỏe để chuẩn bị thích ứng cho những ngày Đông sắp tới.
Ký ức thầy cô trong lòng sinh viên

Ký ức thầy cô trong lòng sinh viên

SVVN - Ngày 20/11 không chỉ là dịp để tri ân và bày tỏ lòng biết ơn đối với thầy cô, mà còn là cơ hội để bạn trẻ cùng tôn vinh trí tuệ và tình yêu mà những người thầy, người cô đã dành trọn cho thế hệ học trò. Đó là những giá trị không thể đong đếm bằng vật chất, mà là những bài học quý giá, những tình cảm chân thành mà thầy cô đã 'gieo trồng' trong lòng mỗi sinh viên.
Nữ 'Sinh viên 5 tốt' đại diện thế hệ trẻ vinh dự trao hoa tặng Tổng Bí thư Tô Lâm trong sự kiện tôn vinh các nhà giáo

Nữ 'Sinh viên 5 tốt' đại diện thế hệ trẻ vinh dự trao hoa tặng Tổng Bí thư Tô Lâm trong sự kiện tôn vinh các nhà giáo

SVVN - Lê Huyền Trang là sinh viên tiêu biểu của khoa Kinh tế Phát triển, trường ĐH Kinh tế (ĐHQG Hà Nội). Cô vinh dự đại diện thế hệ trẻ cả nước trao hoa tặng Tổng Bí thư Tô Lâm, tại chương trình 'Gặp mặt các nhà giáo tiêu biểu toàn quốc', nhân Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11).