Hãy coi mọi người đều như những người bị thương

SVVN - Khi bạn hiểu rằng mỗi người đều có nỗi đau riêng, bạn sẽ dễ dàng thông cảm với họ, và từ đó, dễ dàng chạm đến họ.

Có một câu chuyện cười thế này: Sau khi tiêm vắc-xin vào cánh tay cho một cậu bé, vị bác sĩ muốn dán một miếng băng y tế vào vết tiêm.

- Xin bác sĩ dán miếng băng lên tay kia của cháu ạ! - Cậu bé năn nỉ và chỉ vào cánh tay không bị tiêm.

- Sao lại làm như thế chứ? - Bác sĩ hỏi - Bác nghĩ là cháu không hiểu vấn đề đấy. Việc dán băng vào là để tất cả mọi người xung quanh biết rằng cháu vừa được tiêm vắc-xin và họ sẽ không đập vào cánh tay đau của cháu cơ mà.

- Xin bác cứ dán băng lên cánh tay kia của cháu! - Cậu bé càng năn nỉ dữ hơn - Bác mới là không hiểu bọn bạn cùng lớp cháu đấy!

Hãy coi mọi người đều như những người bị thương ảnh 1 Cậu bé muốn bác sĩ dán miếng băng lên cánh tay không bị tiêm của mình.

Tất nhiên, cậu bé thì hiểu những đứa bạn cùng lớp của mình. Và cậu không muốn những đứa bạn nghịch ngợm đó biết rõ cánh tay nào của cậu đang bị đau (vì khả năng lớn là chúng sẽ nhằm vào đó mà đập).

Người lớn cũng khá giỏi trong việc che giấu nỗi đau. Thường thì không phải là nỗi đau thể chất, mà là kiểu nỗi đau khó nhìn thấy hơn. Người trưởng thành thường muốn tỏ ra như thể mình đang kiểm soát được mọi việc; rằng mình có thể xử lý được bất kỳ điều gì mà cuộc sống ném về phía mình; rằng mình đang rất vững vàng. Và, thực ra, rất thường xuyên, họ sẽ phải bước đi một mình. Không ai hiểu được. Không ai có mặt ở bên để giúp đỡ.

Hãy coi mọi người đều như những người bị thương ảnh 2 Nhiều người trưởng thành thường che giấu những cảm xúc, những nỗi đau của mình.

Susan Muto, tác giả cuốn sách Blessings That Make Us Be (Tạm dịch: “Những phúc lành tạo nên con người chúng ta”), đã kể câu chuyện về một vị vua nọ cần một người thân cận và giỏi giang để giúp mình quản lý cả vương quốc. Cuối cùng, khi ông chọn được người phù hợp, ông cùng người đó đứng ở ban-công của cung điện, nơi họ có thể phóng tầm mắt nhìn rộng khắp vùng đất đai bao la trước mặt. Người trợ lý được chọn hỏi nhà vua:

- Thưa đức vua, tôi cần phải ghi nhớ nhất điều gì trong khi thực hiện mọi việc theo mong muốn của Ngài?

- Con trai của ta - nhà vua đáp - chỉ có một lời hướng dẫn con cần phải làm theo, đó là hãy coi mọi người đều như những người bị thương.

Đức vua thông thái biết rằng tất cả mọi người đều có nỗi đau, đều có tổn thương theo một cách nào đó. Những vết thương đó có thể không được thể hiện rõ ràng, nhưng chúng vẫn tồn tại.

Hãy coi mọi người đều như những người bị thương ảnh 3 Tác giả Susan Muto: “Hãy coi mọi người đều như những người bị thương”.

Khám phá được rằng người khác đang tổn thương ở đâu, và bạn sẽ có thể chạm tới họ. Hiểu được rằng những miếng băng vô hình thực sự đang được dán ở đâu, và bạn sẽ biết cách để giúp đỡ họ. Biết cách để chữa lành.

Hãy nhìn mọi người như những người bị thương - và bạn sẽ biết mình phải làm gì, phải cư xử theo cách nào.

Theo Internet
MỚI - NÓNG
Hành trình về nguồn của đại biểu Giải thưởng Lý Tự Trọng tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam
Hành trình về nguồn của đại biểu Giải thưởng Lý Tự Trọng tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam
SVVN - Các đại biểu nhận Giải thưởng Lý Tự Trọng đã có một trải nghiệm xúc động khi tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam. Giữa không gian đầy ắp những hiện vật lịch sử, họ cảm nhận được sự hi sinh lớn lao của các thế hệ đi trước và trách nhiệm của mình trong việc tiếp nối, phát huy truyền thống cách mạng.
Nhiều chỉ tiêu vượt mốc ‘Bình dân học vụ số’ tạo dấu ấn
Nhiều chỉ tiêu vượt mốc ‘Bình dân học vụ số’ tạo dấu ấn
SVVN - Chỉ sau hai tuần triển khai, Tháng Thanh niên 2025 đã ghi nhận hàng loạt kết quả bứt phá: Hơn 420.000 người dân được phổ cập kỹ năng số, gần 650 căn nhà được sửa chữa và xây mới, hàng nghìn công trình thanh niên được thực hiện. Đặc biệt, nhiều chỉ tiêu đã chạm mốc 70 - 100% kế hoạch, khẳng định tinh thần xung kích và cống hiến không ngừng của tuổi trẻ Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Ca sĩ Hồ Văn Kãnh và trải nghiệm đáng nhớ cùng ‘Hành trình hạnh phúc – Chuyến xe mùa xuân 2025’

Ca sĩ Hồ Văn Kãnh và trải nghiệm đáng nhớ cùng ‘Hành trình hạnh phúc – Chuyến xe mùa xuân 2025’

SVVN - Ngày 23/1/2025 (tức 24 tháng Chạp năm Giáp Thìn), ca sĩ Hồ Văn Kãnh đã có một hành trình đặc biệt khi tham gia chương trình “Hành trình hạnh phúc – Chuyến xe mùa xuân 2025” do VTV8 thực hiện. Điểm đến của chuyến đi là cửa khẩu Cha Lo, bản Y Leng , thuộc xã Dân Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình – nơi biên cương Tổ quốc với những người lính biên phòng ngày đêm canh giữ bình yên cho quê hương.
10,000 cây số đến Việt Nam: Câu chuyện đi để trở về của chàng trai đến từ châu Phi

10,000 cây số đến Việt Nam: Câu chuyện đi để trở về của chàng trai đến từ châu Phi

SVVN - Pepuere Pempeme Théophile, đến từ Cameroon, học viên thạc sĩ chương trình Khoa học Máy tính, chuyên ngành Hệ thống thông minh và Đa phương tiện tại Viện Quốc tế Pháp ngữ (IFI) đã lựa chọn Khoa Kỹ thuật và Công nghệ Ứng dụng tại Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH) là điểm đến cho hành trình 6 tháng nghiên cứu và thực tập sắp tới. Cùng tìm hiểu về câu chuyện của Théophile trong bài viết dưới đây nhé.
Người trẻ 'rần rần' với trào lưu 'Thắng đời 1-0'

Người trẻ 'rần rần' với trào lưu 'Thắng đời 1-0'

SVVN - Những ngày đầu năm 2025, mạng xã hội tràn ngập những bài đăng kèm theo các cụm từ "thắng đời" hay "thua đời" cùng với các tỷ số như "thắng đời 1-0" , "thắng đời 2-0" … Những con số này thoạt nhìn giống như kết quả của một trận đấu thể thao, nhưng thực chất lại là cách Gen Z ghi nhận những khoảnh khắc, thành tựu đáng nhớ trong cuộc sống.
Chuyến du Xuân của sinh viên Pháp trường USTH

Chuyến du Xuân của sinh viên Pháp trường USTH

SVVN - Xúng xính trong chiếc áo dài Việt Nam và thăm thú phố phường Hà Nội bằng xe máy, hai sinh viên trao đổi người Pháp tại Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH), Clara và Mika đã có những trải nghiệm khó quên tại Hà Nội trong không khí hân hoan của dịp Tết cổ truyền Việt Nam.
Bộ ảnh chào Xuân mang bản sắc dân tộc H'mông

Bộ ảnh chào Xuân mang bản sắc dân tộc H'mông

SVVN - Thay vì trang phục áo dài truyền thống như mọi năm, Doãn Hồng Vân thực hiện bộ ảnh mang bản sắc của người dân tộc H'mông chào Xuân Ất Tỵ năm 2025. Đánh dấu mùa Xuân đầu tiên của cô trong vai trò nữ sinh ngành Sư phạm Âm nhạc, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 
Hoa khôi Áo dài Việt Nam 2025 Nguyễn Phương Hà: Tết là dịp tôn vinh vẻ đẹp truyền thống Việt

Hoa khôi Áo dài Việt Nam 2025 Nguyễn Phương Hà: Tết là dịp tôn vinh vẻ đẹp truyền thống Việt

SVVN - Với danh hiệu Hoa khôi Áo dài Việt Nam 2025, Nguyễn Phương Hà (Mộc Châm) mang trong mình sứ mệnh lan tỏa vẻ đẹp văn hóa truyền thống dân tộc. Đối với cô, Tết không chỉ là thời điểm đoàn viên mà còn là cơ hội để tôn vinh giá trị áo dài – biểu tượng trường tồn của phụ nữ Việt. Qua mỗi dịp Tết, Phương Hà mong muốn giữ gìn và phát huy nét đẹp truyền thống trong từng tà áo, góp phần đưa văn hóa Việt vươn xa hơn.