Nam sinh trường Báo hết mình theo đuổi đam mê với nghề dẫn

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Nguyễn Duy An (21 tuổi, đến từ Phú Thọ) là sinh viên năm 4 của Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Hiện tại, An đồng thời đảm nhiệm 2 vai trò là: Phó Bí thư Liên chi đoàn khoa Chính trị học và Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ MC (AMC) - Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Bên cạnh việc học ở trường, An đang theo đuổi công việc dẫn chương trình, đồng thời làm trợ giảng tại một trung tâm chuyên đào tạo về giọng nói và kỹ năng mềm.
Nam sinh trường Báo hết mình theo đuổi đam mê với nghề dẫn ảnh 1

Đến với nghề dẫn sau một lần “bất đắc dĩ” phải lên sân khấu

Duy An cho biết, bản thân đã từng không quá yêu thích việc cầm mic bởi đam mê của cậu là hát, nhảy, múa cho đến khi bất ngờ được cô Bí thư trường cấp ba giao nhiệm vụ xử lý nhanh tình huống cho chương trình Trung thu. “Đêm đó mình khá hoảng nhưng vẫn cố liều thử sức. Kết quả, mình làm tốt hơn những gì kỳ vọng khi dẫn dắt một chương trình không cần kịch bản. Kể từ đấy, mình bắt đầu tìm hiểu, học hỏi và yêu thích công việc này. Với mình, sự kiện đó là duyên lớn nhất thôi thúc mình theo đuổi nghề dẫn đến bây giờ”, An chia sẻ.

Lên đại học, niềm đam mê cầm mic của An được phát huy khi cậu có cơ hội tham gia câu lạc bộ MC, đồng thời dẫn dắt các chương trình, sự kiện lớn, nhỏ trong và ngoài trường. Trong nghề dẫn, An tự thấy bản thân là một người sở hữu năng lượng truyền tải tốt, một chất giọng nội lực, ấm áp, và một phong thái dẫn pha chút hài hước. Với tất cả những điểm mạnh đó, cậu sinh viên trường Báo cố gắng biến thành nét dẫn riêng của mình. Bên cạnh những lợi thế, An cũng tự nhận bản thân còn một số những nhược điểm và nhược điểm lớn nhất đó chính là dễ bị nói dại, nói hố.

Nam sinh trường Báo hết mình theo đuổi đam mê với nghề dẫn ảnh 2

Bên cạnh việc học ở trường, An đang theo đuổi công việc dẫn chương trình.

Chia sẻ về một kỷ niệm đáng nhớ khi đi dẫn, An cho biết: “Đó là lần đầu tiên mình dẫn tại “Thánh đường học viện Báo chí” cho chương trình Premiere 2022 - The Compass cùng với một MC nữ của trường. Thay vì đọc là The Compass (Chiếc La Bàn), chúng mình đã đọc nhầm thành “Chiếc Bàn Là”. Lúc đó cả hai bọn mình đứng nhìn cả hội trường cười một pha rất lớn. Tuy nhiên, mọi người đều rất thoải mái hô hào và coi đó là “miếng hài” để cả hội trường vui hơn. Nhờ vậy, chúng mình cũng phần nào bớt áp lực, vừa vui vừa tự kiểm điểm để cùng nhau tốt hơn.”

Với An, câu chuyện hôm đó là một kỉ niệm đẹp vì đó là lần đầu tiên An được đứng tại “Hội trường C” - sân khấu mà rất rất nhiều các anh chị An ngưỡng mộ đã được dẫn. Đó cũng lần An được khen, được tiếp thêm nhiều động lực và tình yêu với nghề dẫn chương trình.

Đến thời điểm hiện tại, khi đã trở thành sinh viên năm 4, Nguyễn Duy An đã đúc kết cho bản thân được kha khá kinh nghiệm làm nghề cũng như đạt được thành tích nho nhỏ như “Top 10 MC tại Cafe sáng cùng VTV3”.

Nam sinh trường Báo hết mình theo đuổi đam mê với nghề dẫn ảnh 3

MC Duy An với sân khấu debut Thánh đường Học viện.

Nam sinh trường Báo hết mình theo đuổi đam mê với nghề dẫn ảnh 4

Duy An cảm thấy vui và tự hào vì bản thân luôn giữ tinh thần cố gắng như vậy.

“Mình cảm thấy vui và tự hào vì bản thân luôn giữ tinh thần cố gắng như vậy. Trong quá trình làm công việc này, mình gặp rất nhiều khó khăn và cũng nhiều lần muốn dừng lại. Có những lời nói về những lần dẫn không tốt của mình, có những lời miệt thị quá đà, áp lực từ bạn bè đồng trang lứa, rồi rào cản trong một số mối quan hệ… Nhưng rồi, mình nhận ra, nếu như chỉ tiếp nhận thông tin từ một phía và đi đáp trả thì cuối cùng, mình chỉ thêm tốn thời gian mà thôi. Vậy nên, điều mình cần làm là tiếp tục cố gắng, mục tiêu của mình còn nhiều, mình sẽ lắng nghe nhưng sẽ chọn lọc để có những hướng đi đúng đắn nhất” - An bày tỏ.

Bên cạnh công việc dẫn chương trình, hiện tại, An cũng làm trợ giảng tại một trung tâm đào tạo chuyên sâu về giọng nói và kỹ năng. Đây là nơi An được rèn luyện sự tự tin đứng trước đám đông, khả năng sư phạm chuyên sâu về giọng nói, đồng thời được tiếp xúc với những người đồng nghiệp vô cùng giỏi và tốt bụng. Nhờ vị trí này, bản thân An đã phát triển hơn, đặc biệt về phong thái và cách ăn nói.

Nam sinh trường Báo hết mình theo đuổi đam mê với nghề dẫn ảnh 5
An làm công việc giảng dạy tại một trung tâm về giọng nói.

Duy An luôn cảm thấy may mắn khi gia đình, bạn bè rất ủng hộ con đường mà cậu lựa chọn. Theo cậu, đó là điều tuyệt vời và là ước mơ của nhiều người nên bản thân rất tự hào. Đây đồng thời là điểm tựa để nam sinh luôn cố gắng trau dồi, sẵn sàng tiếp thu bài học cuộc sống, đúc kết những kinh nghiệm thực chiến để biến mình trở thành một phiên bản đa dạng hơn.

Việc học vô cùng quan trọng và cần được ưu tiên

Khi được hỏi về cách cân bằng việc học ở trường và công việc ở bên ngoài, An chia sẻ: “Mình tự nhận thấy bản thân không phải là một người học quá giỏi từ lúc vào đại học. Mình đã từng bỏ bê việc học để đi theo những cái thức thời. Nhưng từ khi có những mục tiêu lớn hơn, rõ ràng hơn, mình đã kịp nhận ra việc học rất quan trọng và bắt đầu có những thay đổi ở năm hai. Mình ưu tiên việc học hơn, biết cách sắp xếp lịch làm việc rõ ràng để không bị ôm đồm hoặc trùng với lịch học.”

Nam sinh trường Báo hết mình theo đuổi đam mê với nghề dẫn ảnh 6

Với anh, việc học vô cùng quan trọng và cần được ưu tiên.

Ở thời điểm hiện tại, An khá hài lòng vì bản thân đã có kết quả học tập ổn định và hiểu được tầm quan trọng của việc học cho tương lai. An tin rằng, chỉ cần hiểu được tầm quan trọng của việc học, có lộ trình rõ ràng, hết mình vì sự nghiệp và biết nghĩ cho bản thân thì chắc chắn bản thân sẽ thay đổi theo hướng tích cực.

Mọi khó khăn đều sẽ qua đi nếu bản thân không ngừng nỗ lực

Để có được công việc, thành tích như hiện tại, bản thân An cũng đã từng rất chật vật trong hai năm đầu ở Hà Nội. Khi mới từ Phú Thọ xuống Hà Nội để học, mọi thứ với An đều mới lạ và đầy lo lắng. “Có những khoảng thời gian mình chật vật làm công việc dịch vụ với lương tháng chỉ vỏn vẹn 500.000 đồng. Có những lần mình chán nản vì chẳng chủ động và có phần không hoà nhập được với Hà Nội. Mình từng chuyển trọ trên 6 lần vì nhiều vấn đề xung quanh ảnh hưởng đến việc học và công việc. Có những lúc vì quyết định sai lầm mà trong 2 tháng mình không có một đồng nào để phòng thân nhưng cũng không dám xin bố mẹ. Mình hoạt động câu lạc bộ nhưng giai đoạn năm một, năm hai rất mơ hồ vì không biết có giúp ích được gì cho bản thân hay không”, Duy An bộc bạch.

Nam sinh trường Báo hết mình theo đuổi đam mê với nghề dẫn ảnh 7
Nhưng sau cùng, An vẫn thấy may mắn.

Nhưng sau cùng, An vẫn biết rằng, bản thân may mắn hơn rất nhiều người khi còn có cơ hội được sống, được học tập, được thay đổi, được thực hiện kế hoạch tương lai. Đó chỉ là những khó khăn nhỏ khởi đầu cho cuộc sống tự lập. Khi An bắt đầu hiểu về giá trị của mình, có công việc tốt hơn, cậu bắt đầu xây dựng hình ảnh cá nhân. Từ đó, nam sinh đã có thêm nhiều cơ hội để thể hiện đam mê, kiếm được thu nhập ổn định phục vụ cho cuộc sống. Bên cạnh đó, Duy An cũng luôn cảm thấy biết ơn vì xung quanh luôn có mọi người hỗ trợ, giúp cậu vượt qua khó khăn đầu đời và vững bước hơn trên con đường phía trước.

Nam sinh trường Báo hết mình theo đuổi đam mê với nghề dẫn ảnh 8
Duy An tham gia các chương trình thiện nguyện, từ thiện.

Ở độ tuổi 18 - 21 tuổi, Duy An cũng rất tích cực tham gia các chương trình, hoạt động vì cộng đồng, chẳng hạn như các chương trình: Đông Ấm, Tết bên em, Mái nhà tình thương, Áo ấm vùng cao,... Nam sinh trường Báo cũng đã trực tiếp tham gia những chuyến từ thiện ở một số tỉnh như: Hà Giang, Lào Cai, Lạng Sơn, Phú Thọ, Nghệ An,... Thông qua những hoạt động đó, An có thêm cho mình nhiều tư liệu, nhiều câu chuyện về cuộc sống, giúp bản thân biết cách đối nhân xử thế hơn. An luôn tâm niệm rằng, khi còn trẻ, ngoài việc học ở sách vở, kiến thức xã hội và câu chuyện đời thực cũng là những bài học vô cùng quý giá. Tạm gác lại một chút cái tôi của bản thân để thấu hiểu nhiều hơn. Khi trao đi yêu thương, chúng ta sẽ nhận được yêu thương từ mọi người.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch HSV Trường Đại học Công nghệ Sài Gòn từng là 'Bác sĩ tay ngang' trong đại dịch COVID–19

Chủ tịch HSV Trường Đại học Công nghệ Sài Gòn từng là 'Bác sĩ tay ngang' trong đại dịch COVID–19

SVVN - Nguyễn Thị Phương Huyền đang là sinh viên năm thứ 3 Trường Đại học Công nghệ Sài Gòn. Ngoài có thành tích học tập nổi bật, nữ sinh còn là một cán bộ Đoàn - Hội tiêu biểu. Hiện tại, Huyền đang đảm nhiệm vị trí Ủy viên Ban Thường vụ Đoàn trường, Chủ tịch Hội Sinh viên Trường Đại học Công nghệ Sài Gòn.
Hãy trở thành người tạo ra sự khác biệt và lan tỏa niềm vui và ý nghĩa

Hãy trở thành người tạo ra sự khác biệt và lan tỏa niềm vui và ý nghĩa

SVVN - Thái Thị Thu Huyền, quê Nghệ An, là sinh viên năm ba Chuyên ngành Quản trị nhân lực, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Là một cô gái có tính cách mạnh mẽ và được gia đình nuôi dạy cách sống tự lập ngay từ khi còn bé, Huyền luôn chủ động trong quá trình học tập và hoạt động Đoàn Đội. Trong suốt 12 năm học Huyền vinh dự khi nhận được nhiều giải thưởng về thành tích học tập, hoạt động thể thao và ngoại khóa.
Học sinh giỏi Văn giành học bổng 1,2 tỉ đồng ngành Điều dưỡng

Học sinh giỏi Văn giành học bổng 1,2 tỉ đồng ngành Điều dưỡng

SVVN - Từ học sinh giỏi Văn, Lâm Phương quyết định chuyển ngành điều dưỡng sau khi được truyền cảm hứng từ người chị họ từng tham gia chống dịch COVID-19 và quá trình chăm bà ốm. Dành trọn một năm để cải thiện hồ sơ, cô gái quê Thanh Hoá trúng tuyển học bổng 90% ngành Điều dưỡng của Trường Đại học VinUni.
Cô nàng VJ gốc Hoa ‘gây sốt’ với giọng ca ngọt ngào, thành thạo ba thứ tiếng

Cô nàng VJ gốc Hoa ‘gây sốt’ với giọng ca ngọt ngào, thành thạo ba thứ tiếng

SVVN - Nhi Tăng (biệt danh Nhi Tắng Tằng Tăng) là sinh viên năm 3 ngành Công nghệ sinh học, trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TP.HCM. Cô gái Trung Hoa hay Crush quốc dân là những cái tên mà người hâm mộ đặt cho Nhi Tăng bởi sự đáng yêu, nét xinh xắn cùng gốc người Hoa của cô nàng. Cô đã tạo được một cộng đồng nho nhỏ với hơn 465 nghìn người theo dõi trên Tiktok và 44 nghìn người theo dõi trên Instagram.
Ngôn ngữ không chỉ để giao tiếp mà còn là tiệm cận vẻ đẹp của nền văn hóa mới

Ngôn ngữ không chỉ để giao tiếp mà còn là tiệm cận vẻ đẹp của nền văn hóa mới

SVVN - Ngô Thị Cẩm Tú là sinh viên năm cuối ngành Ngôn ngữ Nga, khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Nga Trường Đại học Ngoại ngữ (ULIS), ĐHQGHN. Đến với tiếng Nga không phải sự lựa chọn đầu tiên của Cẩm Tú. Thế nhưng giờ đây nó đã trở thành mục tiêu chính của cô gái người Hà Nội. Bởi Cẩm Tú tin rằng ngôn ngữ là cái nôi của nhiều tác phẩm văn học kinh điển trên thế giới thì đó hẳn là ngôn ngữ tuyệt vời.
Thanh xuân rực rỡ hơn khi có màu áo Xanh tình nguyện

Thanh xuân rực rỡ hơn khi có màu áo Xanh tình nguyện

SVVN - Nguyễn Mai Phương (20 tuổi) là sinh viên năm 3 ngành Văn hoá học, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Để trở thành một nhà quản lý văn hoá bảo vệ những nét đẹp văn hoá dân tộc, di sản quý giá của đất nước, Mai Phương luôn nỗ lực học tập và là cán bộ Hội có thành tích tiêu biểu.
Hoạt động nghệ thuật giúp nữ sinh Ngân hàng phát triển năng khiếu của bản thân

Hoạt động nghệ thuật giúp nữ sinh Ngân hàng phát triển năng khiếu của bản thân

SVVN - Đinh Trang Nhung (sinh năm 2003) hiện là sinh viên năm 3 khoa Hệ thống thông tin quản lý tại Học viện Ngân hàng. Sở hữu ngoại hình nổi bật duyên dáng không kém phần năng động, cô nàng được biết đến khi tích cực tham gia các hoạt động văn nghệ biểu diễn tại trường. Đồng thời, Trang Nhung cũng bén duyên với niềm đam mê làm mẫu ảnh từ năm đầu đại học.
Nữ sinh vượt qua giới hạn sức khỏe, quyết tâm chinh phục giảng đường đại học

Nữ sinh vượt qua giới hạn sức khỏe, quyết tâm chinh phục giảng đường đại học

SVVN - Mai Thị Anh Thư, 18 tuổi, là cựu học sinh của trường THPT Châu Thành, tân sinh viên nhập học đặc biệt vào khoa Ngoại ngữ của trường Đại học Văn Lang. Cách đây 5 tháng, Anh Thư gặp tai nạn gãy đốt sống lưng khiến việc đi lại gặp nhiều khó khăn. Vượt lên trên giới hạn về thể chất, Anh Thư đã thuyết phục bố mẹ cùng mình vượt hơn 200 cây số từ Kiên Giang đến Tp. Hồ Chí Minh để làm thủ tục nhập học ngành Ngôn ngữ Trung Quốc, trọn vẹn ước mơ được theo đuổi đam mê học tập của mình.