Nếu bị siết giờ làm thêm, nhiều sinh viên lo lắng không đủ kinh phí trang trải cuộc sống

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Vừa qua Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất học sinh, sinh viên đủ tuổi lao động có thể làm thêm song không quá 20 giờ/tuần trong kỳ học và không quá 48 giờ/tuần trong kỳ nghỉ. Việc này khiến nhiều chủ cửa hàng và sinh viên không khỏi băn khoăn, lo lắng.

Nguyễn Thanh Tâm hiện đang là sinh viên năm nhất tại một trường Đại học ở Cầu Giấy, Hà Nội. Cô nàng đang đối mặt với nỗi lo khi biết tin Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất giới hạn thời gian làm thêm của sinh viên không quá 20 tiếng/tuần.

Nếu bị siết giờ làm thêm, nhiều sinh viên lo lắng không đủ kinh phí trang trải cuộc sống ảnh 1
Thanh Tâm làm trợ giảng 4 tiếng/ngày với mức lương 40.000 đồng/1 giờ.

Mỗi buổi tối từ 18 giờ đến 22 giờ, Tâm lại tất bật với công việc trợ giảng tại một trung tâm Tiếng Anh trên đường Khuất Duy Tiến. Với mức lương 40.000 đồng/giờ, công việc này giúp Tâm trang trải phần nào chi phí học tập và sinh hoạt.

Tuy nhiên, đề xuất mới của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội khiến Tâm băn khoăn: "Mình thấy việc này giúp các bạn sinh viên có thể hạn chế việc đi làm mà bỏ bê, lơ là học tập, nhưng cũng gây nên sự khó trong việc xin việc, lựa chọn công việc để trải nghiệm và kiếm thêm thu nhập."

Nguyễn Quang Trường, sinh viên năm nhất quê Nam Định, đang phải chật vật xoay sở với cuộc sống sinh viên xa nhà. Tiền thuê trọ, điện nước, ăn uống,... đã “ngốn” phần lớn thu nhập của chàng trai. May mắn được người quen giới thiệu, Trường kiếm được công việc làm thêm bưng bê tại quán ăn với mức lương 2,5 triệu đồng/tháng, giúp cậu bạn phần nào bớt gánh nặng chi tiêu.

Tuy nhiên, khi nghe tin về đề xuất giới hạn giờ làm thêm cho sinh viên, Trường không khỏi lo lắng. Mức thu nhập ít ỏi từ công việc hiện tại đã trở thành điểm tựa quan trọng giúp nam sinh trang trải cuộc sống và hỗ trợ gia đình. Nếu chính sách được áp dụng, thu nhập của Trường sẽ sụt giảm đáng kể, ảnh hưởng trực tiếp đến việc học tập và sinh hoạt.

"Với 20 tiếng làm thêm mỗi tuần, cùng mức lương bình quân 20.000 đồng/giờ, e rằng sẽ không đủ để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của sinh viên", Trường chia sẻ.

Chàng trai bày tỏ mong muốn Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ có những đánh giá khách quan hơn về vấn đề làm thêm của sinh viên. Cụ thể, Trường đề xuất tăng lượng thời gian làm thêm cho phép mỗi tuần, đồng thời đưa ra các giải pháp giúp sinh viên nhận được mức lương hợp lý, đáp ứng nhu cầu của từng cá nhân.

Văn Quốc, sinh viên năm nhất Học viện Báo chí Tuyên truyền cho rằng việc siết giờ làm thêm sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống và thu nhập. Giống như nhiều sinh viên khác, Quốc phụ thuộc vào thu nhập từ công việc “tay trái” là chạy xe ôm công nghệ để trang trải chi phí sinh hoạt và học tập.

Hiện tại, Quốc dành 4-5 tiếng mỗi ngày, 10-12 tiếng vào cuối tuần cho công việc này. Việc siết giờ làm thêm đồng nghĩa với việc thu nhập của Quốc sẽ bị ảnh hưởng, dẫn đến gánh nặng tài chính đè nặng lên vai chàng trai 19 tuổi.

"Gia đình chỉ hỗ trợ mình 2-3 triệu mỗi tháng. Nếu thu nhập từ việc làm thêm giảm, gánh nặng tài chính sẽ đè nặng lên vai, nhất là khi chi phí sinh hoạt ở thành phố rất cao", Quốc chia sẻ.

Trước tình hình này, Quốc nghĩ đến việc cố gắng giành học bổng của trường. Tuy nhiên, đây không phải là điều dễ dàng bởi yêu cầu để nhận học bổng là phải lọt top 10% sinh viên có điểm số cao nhất.

Ngô Phùng Ánh Dương (Vĩnh Phúc) đang làm telesale tại một công ty nhỏ ở Hồ Tùng Mậu, Hà Nội. Mỗi ngày, Dương dành 6 tiếng cho công việc với mức lương 20.000 đồng/giờ. Khi được hỏi về đề xuất siết giờ làm thêm, Dương chia sẻ:

Nếu bị siết giờ làm thêm, nhiều sinh viên lo lắng không đủ kinh phí trang trải cuộc sống ảnh 2
Ánh Dương cho rằng, nên nhìn toàn diện vào mặt tích cực của vấn đề.

"Đối với bản thân mình và nhiều bạn khác, đề xuất này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập. Với số giờ làm việc hạn chế và mức lương thấp, nhiều bạn sinh viên sẽ gặp khó khăn trong việc chi trả cho chi phí sinh hoạt tại Hà Nội. Tuy nhiên, chúng ta cũng nên nhìn vào mặt tích cực của vấn đề. Nhờ siết giờ làm thêm, các bạn sinh viên sẽ có thêm thời gian để học tập và tham gia các hoạt động xã hội hơn."

Vũ Minh Trang (18 tuổi) cũng có lo lắng tương tự. Hiện tại cô bạn đang là nhân viên tại một cửa hàng bán chăn ga gối nệm. Hàng tuần, mỗi buổi làm trung bình của Trang sẽ phải làm 4 tiếng trong 1 buổi, riêng cuối tuần là 12 tiếng. Mức lương hiện tại của Trang là 20.000 đồng/giờ cộng thêm phần trăm doanh thu. Công việc thường ngày của cô nàng bao gồm trông cửa hàng, kiểm kho, đóng hàng và tư vấn khách hàng.

Nếu bị siết giờ làm thêm, nhiều sinh viên lo lắng không đủ kinh phí trang trải cuộc sống ảnh 3
Vũ Minh Trang đang làm thêm tại một cửa hàng chăn ga gối nệm.

Khi biết về đề xuất siết giờ làm thêm của sinh viên chỉ còn 20 giờ/tuần, Trang cảm thấy khá sốc. Hiện tại, công việc này giúp Trang trang trải cho bản thân và giảm bớt gánh nặng tài chính cho gia đình. Bên cạnh thu nhập, công việc còn giúp Trang rèn luyện nhiều kỹ năng như giao tiếp, chăm sóc khách hàng, bán hàng, kỉ luật và độ chuyên nghiệp. Vì vậy, với quy định giới hạn thời gian làm thêm của sinh viên 1 tuần, Trang hoàn toàn không đồng ý.

Chị Nguyễn Thị Thùy (huyện Chương Mỹ), chủ một cửa hàng kinh doanh trà sữa tại Hà Nội khá bất ngờ trước thông tin đề xuất giới hạn giờ làm thêm với sinh viên. Chị cho biết hiện tại cửa hàng hiện đang có nhiều bạn sinh viên làm việc với thời gian 5 tiếng mỗi ngày và được nghỉ 1 ngày mỗi tuần. Chị nhận thấy các bạn đều hoàn thành tốt việc học và luôn vui vẻ khi đi làm. Bên cạnh việc kiếm thêm thu nhập, công việc bán thời gian còn giúp các bạn sinh viên có thêm trải nghiệm cuộc sống và phát triển nhiều kỹ năng mềm.

“Nếu đề xuất này đi vào thực tiễn, không chỉ chủ quán gặp khó khăn trong việc tuyển dụng nhân sự mà các bạn sinh viên sẽ trở nên thiếu tự lập, phải phụ thuộc nhiều khoản chi phí sinh hoạt từ gia đình”, chị Thùy lo ngại.

Trao đổi với phóng viên chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, Tiến sĩ Xã hội học Nguyễn Thị Tuyết Minh, Học viện Báo chí và Tuyên truyền bày tỏ sự ủng hộ đối với đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Bà cho rằng việc giới hạn giờ làm thêm cho sinh viên là cần thiết để đảm bảo thời gian học tập, nghỉ ngơi và sức khỏe cho sinh viên. Đồng thời sinh viên đã bước vào tuổi lao động nên có thể chọn những công việc đảm bảo cân bằng giữa học tập, rèn luyện và việc làm thêm.

Bà cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan như cơ quan nhà nước và các doanh nghiệp: “Để thúc đẩy việc hoàn thành kế hoạch học tập đúng hạn, khắc phục khó khăn trước mắt khi sinh viên không thể làm thêm quá nhiều thời gian thì chính phủ cần có chính sách hỗ trợ sinh viên như học bổng, trợ cấp, vay vốn ưu đãi... để giảm bớt gánh nặng tài chính. Nhà trường phối hợp với doanh nghiệp tạo ra nhiều cơ hội việc làm phù hợp với năng lực và thời gian của sinh viên, doanh nghiệp tạo điều kiện cho sinh viên làm thêm với mức lương hợp lý, môi trường làm việc an toàn và lành mạnh”.

“Bản thân sinh viên cũng cần nâng cao nhận thức về quyền lợi và nghĩa vụ của bản thân khi làm thêm, đồng thời trang bị cho mình kỹ năng quản lý thời gian và tài chính hiệu quả”, bà cho biết thêm.

Ảnh: NVCC

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Nữ Sinh viên 5 tốt cấp Trung ương cùng hành trình khẳng định tài năng tại môi trường quốc tế

Nữ Sinh viên 5 tốt cấp Trung ương cùng hành trình khẳng định tài năng tại môi trường quốc tế

SVVN - Trần Trang Nhung, sinh viên năm 3 ngành Sư phạm tiếng Nhật, Trường Đại học Ngoại ngữ (ULIS), Đại học Quốc gia Hà Nội vừa vinh dự nhận danh hiệu “Sinh viên 5 tốt” cấp Trung ương năm học 2023-2024. Bên cạnh đó, nữ sinh xuất sắc nhận học bổng trao đổi 1 năm tại Đại học Aoyama Gakuin (Nhật Bản) và học bổng du học PLUS AGU Scholarship 2024 cùng nhiều thành tích tiêu biểu.
Nam sinh quê Yên Bái chọn khoa Du lịch Trường Đại học Đại Nam để theo đuổi đam mê

Nam sinh quê Yên Bái chọn khoa Du lịch Trường Đại học Đại Nam để theo đuổi đam mê

SVVN - Trần Chiến Thắng (sinh năm 2005, quê Yên Bái) hiện là sinh viên năm 2 ngành Quản trị Dịch vụ và Lữ hành tại Trường Đại học Đại Nam. Niềm đam mê du lịch của Thắng bắt đầu từ thời cấp 3, với khát khao khám phá văn hóa và con người khắp mọi miền. Những chuyến đi ngoại khóa do nhà trường tổ chức đã giúp Thắng nhận ra rằng du lịch không chỉ là hành trình khám phá mà còn là cầu nối gắn kết con người và văn hóa.
Gieo yêu thương, gặt trưởng thành: Hành trình đáng nhớ của một cô gái yêu sách và thích trải nghiệm

Gieo yêu thương, gặt trưởng thành: Hành trình đáng nhớ của một cô gái yêu sách và thích trải nghiệm

SVVN - Đinh Thị Thu Phương (sinh năm 2003), sinh viên năm thứ tư chuyên ngành Văn hóa Truyền thông tại Học viện Hành chính Quốc gia, không chỉ là một Phó Chủ nhiệm nhiệt huyết của CLB Sách NAPA trong suốt nhiệm kỳ của mình, mà hiện tại Phương còn đảm nhận chức vụ Ban tổ chức, tiếp tục phát huy vai trò của mình trong các chương trình cộng đồng ý nghĩa.
Sao Tháng Giêng 2024: Hành trình thay đổi bản thân của nam sinh là Phó Chủ tịch Hội Sinh viên ULIS

Sao Tháng Giêng 2024: Hành trình thay đổi bản thân của nam sinh là Phó Chủ tịch Hội Sinh viên ULIS

SVVN - Khúc Nam Cường (sinh năm 2003) theo học chuyên ngành Sư phạm Tiếng Anh, Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội. Tham gia vào các phong trào Đoàn - Hội, Nam Cường từ một chàng trai hướng nội đã trở thành Phó Chủ tịch Hội Sinh viên của trường. Với những thành tích học tập và hoạt động nổi bật, Nam Cường đã vinh dự nhận Giải thưởng Sao Tháng Giêng của Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam năm học 2023-2024.
Không xuất sắc nhưng luôn nỗ lực vượt qua chính mình

Không xuất sắc nhưng luôn nỗ lực vượt qua chính mình

SVVN - Nguyễn Hồng Anh (sinh năm 2003) là sinh viên năm thứ tư chuyên ngành Văn hóa Truyền thông tại Học viện Hành chính Quốc gia. Dù không có thành tích nổi bật hay bảng điểm xuất sắc, nhưng Hồng Anh luôn tin rằng sự nỗ lực không ngừng và những bước đi nhỏ hàng ngày chính là chìa khóa tạo nên hành trình ý nghĩa.
Hành trình vượt khó của chàng trai xứ Thanh trên con đường gieo mầm tri thức

Hành trình vượt khó của chàng trai xứ Thanh trên con đường gieo mầm tri thức

SVVN - Vũ Nhật Duy (sinh năm 2006) sinh viên năm nhất ngành Giáo dục Tiểu học, Trường Đại học Hồng Đức, là tấm gương về nghị lực và khát vọng vươn lên trong cuộc sống. Với 28,6/30 điểm trong kỳ thi THPTQG 2024 và nhiều thành tích trong học tập, Duy đã vượt qua hoàn cảnh khó khăn để thực hiện ước mơ Sư phạm. Mới đây, em vinh dự nhận học bổng Nâng bước Thủ khoa 2024 do Báo Tiền Phong trao tặng, minh chứng cho hành trình vượt khó đầy cảm hứng.
Ước mơ trở thành cán bộ Tòa án của chàng trai đất Cảng

Ước mơ trở thành cán bộ Tòa án của chàng trai đất Cảng

SVVN - Phạm Việt Hoàng (sinh năm 2004), sinh ra ở miền đất Cảng - Hải Phòng và sinh sống tại Quảng Ninh, hiện là sinh viên năm 3 ngành Luật tại Học viện Tòa án. Bằng năng lực và niềm đam mê học tập, trong suốt quá trình phấn đấu của mình, Việt Hoàng đã đạt được nhiều thành tích xuất sắc trong học tập và phong trào Đoàn - Hội.
Nguyễn Quỳnh Anh: Hành trình chinh phục những danh hiệu sinh viên cao quý

Nguyễn Quỳnh Anh: Hành trình chinh phục những danh hiệu sinh viên cao quý

SVVN - Nguyễn Quỳnh Anh, sinh viên năm 4 ngành Quan hệ quốc tế tại Học viện Ngoại giao, không chỉ là một tấm gương tiêu biểu trong học tập mà còn là người trẻ đầy nhiệt huyết với các hoạt động Đoàn – Hội. Với tinh thần phấn đấu không ngừng, Quỳnh Anh đã xuất sắc đạt danh hiệu “Sinh viên 5 tốt cấp Trung ương” trong hai năm liên tiếp và Giải thưởng “Sao Tháng Giêng” năm 2024 – một trong những giải thưởng danh giá dành cho cán bộ Đoàn, Hội tiêu biểu.
Cựu Quán quân Olympic Kinh tế lượng là nghiên cứu sinh tiến sĩ Toán Tài chính tại Hà Lan

Cựu Quán quân Olympic Kinh tế lượng là nghiên cứu sinh tiến sĩ Toán Tài chính tại Hà Lan

SVVN - Nguyễn Ngọc Trường (sinh năm 1998) là cựu sinh viên khóa K54, Học viện Tài chính. Chàng trai từng ghi dấu ấn với danh hiệu Quán quân Hội thi Khoa học sinh viên toàn quốc Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019. Mới đây nhất, Ngọc Trường đã xuất sắc đạt học bổng toàn phần chương trình tiến sĩ Toán Tài chính và chuẩn bị bắt đầu hành trình mới của mình tại Đại học Utrecht, Hà Lan.