Nhiều phần mềm học trực tuyến được áp dụng trong năm học mới

0:00 / 0:00
0:00
Hệ thống đào tạo trực tuyến hỗ trợ giảng viên, sonh viên học tập của trường ĐH Bách khoa Hà Nội.
Hệ thống đào tạo trực tuyến hỗ trợ giảng viên, sonh viên học tập của trường ĐH Bách khoa Hà Nội.
SVVN - Nhiều cơ sở đại học đã và đang sử dụng phần mềm học trực tuyến để triển khai kế hoạch giảng dạy học kỳ I năm học 2021-2022.

Theo GS. TS Nguyễn Hữu Tú, Phó Hiệu trưởng trường ĐH Y Hà Nội cho biết: Học kỳ I, năm học 2021-2022 với sinh viên các khóa bắt đầu từ ngày 5/8. Trước mắt, nhà trường quyết định dạy học trực tuyến cho 100% sinh viên để đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh. Đối với chương trình học lâm sàng, nhà trường sẽ giảng dạy bằng hình thức quay video hướng dẫn kỹ thuật cho sinh viên. Khi điều kiện cho phép, sinh viên quay trở lại học trực tiếp sẽ được học bổ sung những phần kiến thức còn thiếu.

Tại ĐHQG Hà Nội đã triển khai nhiều giải pháp cả về chính sách, đầu tư, hỗ trợ để thúc đẩy chuyển đổi số nói chung và đào tạo trực tuyến nói riêng. Trong đó, phần mềm VNU-LMS được phát triển theo hướng tiếp cận hiện đại, có thể đáp ứng được nhu cầu giảng dạy. Tuy nhiên, Phó Giám đốc ĐHQG Hà Nội Phạm Bảo Sơn cho rằng: Để dạy, học trực tuyến trở thành hoạt động liên tục và đảm bảo chất lượng cần những giải pháp đầu tư đồng bộ, mạnh mẽ đối với hệ thống phần cứng và phần mềm; hệ thống chính sách liên quan đến E-Learning; đầu tư xây dựng nội dung E-Learning.

Tại Hội nghị công tác đào tạo trực tuyến, Giám đốc ĐHQG Hà Nội Lê Quân khẳng định sẽ hỗ trợ tối đa cho cán bộ giảng viên giảng dạy trực tuyến. Từ nay đến năm 2022, ĐHQG Hà Nội tập trung nâng cao chất lượng hoạt động giảng dạy trực tuyến, tăng tính chủ động của giảng viên và sinh viên. Trong đó, nhiệm vụ trước mắt là tăng cường năng lực cho giảng viên sử dụng, khai thác các phần mềm giảng dạy trực tuyến thông qua khóa đào tạo, tập huấn ngắn hạn.

Giảng viên của ĐHQG Hà Nội sẽ được thực hành trực tiếp trên phần mềm VNU-LMS. Giám đốc ĐHQG Hà Nội cũng chỉ đạo các đơn vị liên quan lựa chọn và sử dụng thử nghiệm phần mềm đạt chất lượng tiêu chuẩn quốc tế nhằm hỗ trợ giảng viên trong việc soạn thảo, thiết kế bài giảng E-Learning.

Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội đã phát đi thông báo của Hiệu trưởng về kế hoạch đào tạo trực tuyến từ ngày 6 - 19/9. Trong thời gian này, sinh viên tiếp tục dự thi kết thúc học kỳ theo kế hoạch. Những ca/lớp không thể triển khai thi kết thúc học kỳ trực tuyến, Trung tâm Khảo thí phối hợp với các đơn vị lập kế hoạch, thông báo để sinh viên học bù.

Từ ngày 13/9, nhà trường triển khai dạy học trực tuyến theo thời khóa biểu của các lớp học phần được mở trong học kỳ I năm học 2021-2022 (sinh viên truy cập hệ thống đại học điện tử để xem thông tin lớp học tại mục “Dạy học trực tuyến” đối với các lớp học phần chuyển sang dạy học trực tuyến hoặc tại mục “Dạy học kết hợp” đối với các học phần tổ chức dạy học kết hợp).

Các lớp học phần Giáo dục thể chất và thực tập: Giảng viên giao nhiệm vụ học tập có hướng dẫn cho sinh viên; Những ca/lớp thực hành/thí nghiệm không thể triển khai dạy học trực tuyến: Sinh viên được nghỉ học, các khoa/trung tâm lập kế hoạch và thông báo để sinh viên học bù.

Theo ThS Nguyễn Thị Thu Hường, Phó Hiệu trưởng trường ĐH Công nghiệp Dệt may Hà Nội chia sẻ: Để thích ứng với bối cảnh dịch bệnh, năm học này, nhiều hoạt động của nhà trường sẽ được tổ chức linh hoạt. Nhà trường đã ban hành hướng dẫn tổ chức thi, chấm và bảo vệ khóa luận trực tuyến. Các khoa đã hướng dẫn sinh viên làm khóa luận trong giai đoạn giãn cách xã hội. Nếu dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, việc tổ chức lễ tốt nghiệp cho sinh viên sẽ được tổ chức trực tuyến.

MỚI - NÓNG
Thi tốt nghiệp THPT 2024: Nếu thí sinh trượt thì dự thi năm 2025 thế nào?
Thi tốt nghiệp THPT 2024: Nếu thí sinh trượt thì dự thi năm 2025 thế nào?
SVVN - Trong họp báo chiều 29/11, công bố phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025, nhiều vấn đề được phóng viên các cơ quan báo chí đặt ra: Nếu từ năm 2025 thi theo phương án mới thì thí sinh trượt tốt nghiệp năm học 2023 - 2024 sẽ thế nào? Phương án này, môn Ngoại ngữ sẽ không còn là môn bắt buộc, liệu có làm giảm chất lượng môn Ngoại ngữ? Liệu học sinh có được thi hơn 4 môn như quy định?...

Có thể bạn quan tâm

Trường Đại học Xây dựng Hà Nội chính thức trở thành thành viên liên kết của AUN-QA

Trường Đại học Xây dựng Hà Nội chính thức trở thành thành viên liên kết của AUN-QA

SVVN - Thành lập vào năm 1966, với mục tiêu trở thành một trong những trường đại học hàng đầu khu vực Đông Nam Á, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội luôn đặt chất lượng lên hàng đầu trong mọi hoạt động, chú trọng công tác kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục và chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn trong nước, khu vực và quốc tế. Mới đây, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội đã trở thành thành viên liên kết của mạng lưới đảm bảo chất lượng (AUN-QA) với sự nhất trí cao của các thành viên trong Hội đồng AUN-QA.
Tăng cường kiến thức về khởi nghiệp cho sinh viên qua ‘Tuần lễ Đổi mới sáng tạo và Chuyển đổi số’

Tăng cường kiến thức về khởi nghiệp cho sinh viên qua ‘Tuần lễ Đổi mới sáng tạo và Chuyển đổi số’

SVVN - Ngày 28/11/2023, trường ĐH Quốc tế (ĐHQG TP. HCM) tổ chức khai mạc “Tuần lễ Đổi mới sáng tạo và Chuyển đổi số 2023”. Tuần lễ tạo môi trường và không gian tìm hiểu, giao lưu, quảng bá các dự án đang được nhà trường ươm tạo, các dự án khởi nghiệp thành công của cựu sinh viên và các đề tài nghiên cứu tiêu biểu của sinh viên trường.