Nhóm sinh viên Thuỷ lợi sáng tạo găng tay robot thông minh phục hồi chức năng

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Dự án "Mô hình găng tay robot phục hồi chức năng vận động bàn tay con người" của các sinh viên trường Đại học Thuỷ lợi đã xuất sắc giành giải Nhất cuộc thi “Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp – SV-STARTUP” lần VI do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức.

Dự án khởi nghiệp “Hand of Hope - HOH Mô hình găng tay robot phục hồi chức năng vận động bàn tay con người” được phát triển trong 2 năm. Tiền thân từ đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên khoa Điện - Điện tử được giải Nhất cuộc thi Nghiên cứu khoa học cấp Trường năm 2023.

Chia sẻ với phóng viên Chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, báo Tiền Phong, Tiến sĩ Ngô Quang Vĩ - Giảng viên hướng dẫn của dự án, cho biết: “Với mong muốn của thầy và trò là đưa sản phẩm khoa học công nghệ áp dụng vào đời sống, sản phẩm nghiên cứu đã được mang đi tham gia cuộc thi khởi nghiệp do nhà trường tổ chức”.

Dự án khởi nghiệp là sự kết hợp liên ngành giữa sinh viên khoa Điện - Điện tử (Dương Văn Vũ, Ngô Tuấn Trường, Lê Quang Hùng) với sinh viên khoa Kinh tế và Quản lý (Nguyễn Thị Phương Thanh, Đào Thị Quỳnh Trang).

Nhóm sinh viên Thuỷ lợi sáng tạo găng tay robot thông minh phục hồi chức năng ảnh 1

Nhóm sinh viên và giảng viên hướng dẫn - TS. Ngô Quang Vĩ nhận giải Nhất tại chung kết SV-STARTUP năm 2024.

Trong đó, Vũ là trưởng nhóm và là người đưa ra ý tưởng. Cậu cũng phụ trách chính phần kỹ thuật với sự hỗ trợ của Hùng và Trường. Với kiến thức từ chuyên ngành kinh tế, Trang và Thanh phụ trách chiến lược phát triển sản phẩm.

Trưởng nhóm Dương Văn Vũ tâm sự: “Mình thấy nhiều người bệnh đang gặp nhiều khó khăn để luyện tập phục hồi chức năng tại nhà, đặc biệt là trẻ em. Vậy nên mình đã ấp ủ làm ra một thiết bị có thể hỗ trợ người bệnh luyện tập phục hồi chức năng bàn tay ngay tại nhà”.

Nhóm sinh viên Thuỷ lợi sáng tạo găng tay robot thông minh phục hồi chức năng ảnh 2

GS. TS. Nguyễn Trung Việt, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Thuỷ lợi, đến động viên nhóm trước khi tham dự vòng chung kết SV-STARTUP.

Nhóm sinh viên Thuỷ lợi sáng tạo găng tay robot thông minh phục hồi chức năng ảnh 3

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm gian trưng bày của nhóm tại Ngày hội khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên toàn quốc năm 2024 tại trường Đại học Cần Thơ.

Khi tìm hiểu và nghiên cứu, cả nhóm nhận thấy hiện có khoảng 200 nghìn ca bệnh đột quỵ mỗi năm và hàng chục nghìn ca phẫu thuật các chi cần tập luyện phục hồi chức năng tại Việt Nam. Nhu cầu thị trường ngày một cao khi dân số già hoá, tỷ lệ mắc các bệnh liên quan đến chức năng vận động ngày càng tăng.

Găng tay robot thông minh được tích hợp các công nghệ như: ứng dụng công nghệ AI trong nhận diện độ gập các ngón tay qua điểm ảnh - điều mà chưa sản phẩm nào trên thị trường làm được. Găng tay còn có chức năng điều khiển bằng giọng nói và kết nối từ xa giữa bác sĩ và bệnh nhân qua Internet.

Nhóm sinh viên Thuỷ lợi sáng tạo găng tay robot thông minh phục hồi chức năng ảnh 4

Trên tay bộ sản phẩm Hand of Hope.

Sản phẩm có đa dạng bài tập thụ động, bài tập có mục tiêu, vừa phục hồi vừa luyện tập các ngón tay và bàn tay qua các trò chơi, giúp người dùng lấy lại khả năng cầm nắm, cử động các ngón tay và thực hiện các hoạt động hàng ngày.

Với nhiều tính năng, nhóm hy vọng sản phẩm sẽ góp phần: Giảm tỉ lệ bại liệt sau tai biến và giảm thời gian phục hồi chức năng tay; Cải thiện teo cơ, cứng khớp, lưu thông mạch máu, tăng sức mạnh co duỗi cơ cho vùng bàn, ngón tay cho người bị tai biến; Đưa người bệnh quay trở lại công việc thường ngày và cải thiện sức khỏe người già.

Ngoài ra, găng tay robot thông minh còn giúp giảm nhẹ áp lực cho các cơ sở khám, chữa bệnh và nhân viên y tế bởi việc quá tải bệnh nhân tại các bệnh viện đang là vấn đề nhức nhối trong nhiều năm nay.

Nhóm sinh viên Thuỷ lợi sáng tạo găng tay robot thông minh phục hồi chức năng ảnh 5

Găng tay robot trong quá trình thử nghiệm.

Cả nhóm Robotic-HOH đều là những sinh viên lần đầu khởi nghiệp nên đã phải gặp phải không ít trở ngại. Đầu tiên là vấn đề tài chính, các bạn trẻ gặp khó khăn trong việc huy động vốn đầu tư ban đầu. Tiếp đó, các thành viên phải sắp xếp lịch học và các công việc riêng để dành thời gian nhất định cho dự án.

“Dù biết sản phẩm độc đáo và mang lại giá trị, nhưng làm sao để tiếp cận thị trường mới là bài toán nan giải nhất của cả nhóm”, Vũ tâm sự.

Với vấn đề này, nhóm đã tận dụng các mối quan hệ sẵn có của bản thân, nhờ thầy cô hỗ trợ và tích cực tìm kiếm các nhà đầu tư thấy được tiềm năng của dự án. Nhóm cũng tham khảo nhiều dự án khởi nghiệp thành công và học hỏi thêm kinh nghiệm từ các chuyên gia trong ngành.

Trong quá trình thực hiện dự án, nhóm có sự hỗ trợ kỹ thuật từ Tiến sĩ Ngô Quang Vĩ và hỗ trợ về phần kinh doanh từ Tiến sĩ Nguyễn Thị Oanh, đều là giảng viên của trường Đại học Thuỷ lợi. Ngoài ra, nhóm đã được một số doanh nghiệp tư vấn, hỗ trợ vốn đầu tư ban đầu và đặt vấn đề hợp tác lâu dài.

“Có nhiều lần nhóm và thầy cô hướng dẫn phải họp đến 2-3 giờ sáng, dù mệt nhưng chúng mình vẫn thấy vui vì được học hỏi và nâng cao thêm trình độ của bản thân. Khi thử nghiệm sản phẩm và nhận được những phản hồi, đánh giá tích cực của bệnh nhân, dù chỉ là một lời khen nhỏ cũng khiến cả nhóm thấy hạnh phúc vì đã tạo được một sản phẩm có ích cho cộng đồng”, Vũ tâm sự.

Nhóm sinh viên Thuỷ lợi sáng tạo găng tay robot thông minh phục hồi chức năng ảnh 6

Một lần làm việc khuya của nhóm.

Trước khi giành giải Nhất tại cuộc thi SV-STARTUP lần thứ VI, dự án Hand of Hope của nhóm từng đạt được thành tích: giải Nhì chung cuộc “Sinh viên Thuỷ lợi với ý tưởng khởi nghiệp năm 2023”, lọt vào chung kết cuộc thi thử thách khởi nghiệp “Thành phố thông minh sáng tạo StartupCity” do Thành đoàn Hà Nội tổ chức.

Ảnh: NVCC

MỚI - NÓNG
Khởi động cuộc thi Nét đẹp Việt phục 2025
Khởi động cuộc thi Nét đẹp Việt phục 2025
SVVN - Cuộc thi 'Nét đẹp Việt phục 2025' không chỉ là sân chơi dành cho các sinh viên yêu thích văn hóa truyền thống mà còn là cơ hội để mỗi người thể hiện tinh thần dân tộc, khám phá những giá trị xưa cũ trong một diện mạo mới mẻ, hiện đại.

Có thể bạn quan tâm

Chàng sinh viên kỹ thuật và giấc mơ tỏa sáng trên sân khấu MC

Chàng sinh viên kỹ thuật và giấc mơ tỏa sáng trên sân khấu MC

SVVN - Nguyễn Khắc Dương (sinh năm 2003), sinh viên năm 4 Khoa Kỹ thuật Điện, Trường Đại học Điện lực. Với tinh thần cầu tiến và trách nhiệm, nam sinh luôn đảm nhận vai trò leader trong các buổi thuyết trình, đạt thành tích cao trong học tập. Đồng thời, Dương còn ghi dấu ấn trong lĩnh vực MC khi lọt TOP 10 SPEAK UP 2024, TOP 6 Tell Me By Your Voice 2024, là diễn giả training MC tại VWA và từng dẫn dắt Chung kết Bản lĩnh tuổi 20 Sinh viên EPU 2023.
Hành trình tái hiện nét đẹp kiến trúc Huế qua đồ án tốt nghiệp sáng tạo của nhà thiết kế gen Z

Hành trình tái hiện nét đẹp kiến trúc Huế qua đồ án tốt nghiệp sáng tạo của nhà thiết kế gen Z

SVVN - Nguyễn Minh Đức (Lạc), sinh năm 2001, hiện đang là sinh viên ngành Thiết kế Thời trang, khoa Thiết kế Mỹ thuật, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Nhà thiết kế genZ bất ngờ ‘gây bão’ cộng đồng mạng với bộ sưu tập ‘ Mưa Trên Kinh Đô”- đồ án tốt nghiệp đầy tính duy mỹ.
Thắp sáng đam mê, tối ưu thành tích: Du học sinh Việt chinh phục Toán học nơi trời Nga

Thắp sáng đam mê, tối ưu thành tích: Du học sinh Việt chinh phục Toán học nơi trời Nga

SVVN - Mang trong mình đam mê Toán học từ thuở nhỏ, Đỗ Văn Nghĩa (sinh năm 2004, đến từ Hải Dương) hiện đang theo học ngành Phân tích kinh tế và Kinh tế lượng tại Đại học Kinh tế Nga Plekhanov. Với khát vọng chinh phục những con số, Nghĩa đã mở ra chặng đường đầy thử thách tại xứ sở Bạch Dương. Từ những thành tích ấn tượng trong các kỳ thi Toán học trong nước đến các đấu trường quốc tế. Hành trình học tập của cậu du học sinh là minh chứng cho sự kiên trì, đam mê và khát vọng không ngừng nghỉ.
Nữ sinh viên 5 tốt Đại học Luật Hà Nội và bí quyết cân bằng cuộc sống

Nữ sinh viên 5 tốt Đại học Luật Hà Nội và bí quyết cân bằng cuộc sống

SVVN - Là một trong những “Sinh viên 5 tốt” của trường Đại học Luật Hà Nội, Nguyễn Thị Hoài ghi dấu ấn với những thành tích học tập xuất sắc cùng những hoạt động ngoại khoá đa dạng. Trong suốt hành trình trau dồi và rèn luyện bản thân ấy, cô bạn sinh năm 2003 đã xây dựng được cho mình những bí quyết “đáng học hỏi” trong việc quản lý thời gian, cân bằng giữa học tập và cuộc sống.
Nam sinh viên 5 tốt Học viện Ngoại giao kiến tạo giá trị từ tri thức và trải nghiệm

Nam sinh viên 5 tốt Học viện Ngoại giao kiến tạo giá trị từ tri thức và trải nghiệm

SVVN - Bùi Minh Hiếu (sinh năm 2003), sinh viên năm cuối Học viện Ngoại giao, đạt GPA 3.6, IELTS 7.0, tham gia ban biên soạn cuốn sách “Quyền lực Mỹ trong quan hệ ngoại giao tiếp cận từ góc độ Lịch sử và Văn hoá”. Hiếu tích cực trong công tác Đoàn – Hội, đạt danh hiệu “Sinh viên 5 tốt”, “Sao Tháng Giêng”, giữ vai trò Phó Khoa Chính trị Quốc tế và Ngoại giao, tham gia tổ chức nhiều sự kiện lớn. Ngoài ra, cậu còn thực hiện các dự án cá nhân như Pillowy Bakery, Trạm.Phẩy Cafe, 2 Percent Game.
Giữ lửa văn hóa truyền thống - Hành trình lan tỏa nghệ thuật hát then của nữ sinh xứ Lạng

Giữ lửa văn hóa truyền thống - Hành trình lan tỏa nghệ thuật hát then của nữ sinh xứ Lạng

SVVN - Giữa nhịp sống hối hả của thời đại mới, những giá trị văn hóa truyền thống vẫn lặng lẽ được giữ gìn lan tỏa bởi những người trẻ đầy nhiệt huyết. Lăng Thùy Linh (sinh năm 2005) hiện là sinh viên năm 2 tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, một người con dân tộc Tày đến từ huyện Văn Lãng tỉnh Lạng Sơn, không chỉ say mê nghệ thuật hát then mà còn nỗ lực đưa loại hình diễn xướng dân gian này đến gần hơn với thế hệ trẻ.