Nữ sinh Hà Nam đạt giải Nhì môn Văn quốc gia và câu trả lời: “Học Văn để làm gì?”

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Trần Khánh Giang (sinh năm 2006) đang là học sinh lớp chuyên Văn, trường THPT Chuyên Biên Hòa, tỉnh Hà Nam. Trong suốt khoảng thời gian gắn bó với môn văn, Khánh Giang đã từng vinh dự đạt không ít giải thưởng trong các cuộc thi lớn nhỏ như: Huy chương Bạc (lớp 10) và huy chương Đồng (lớp 11) môn Ngữ văn trong kỳ thi Học sinh giỏi các trường chuyên khu vực Duyên hải và Đồng bằng Bắc bộ, giải Ba môn Ngữ văn cấp tỉnh (lớp 11),... 

Gần đây nhất, nữ sinh đạt giải Nhì kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia môn Ngữ văn khi đang học lớp 12. Từng ấy trải nghiệm với văn chương đã giúp cô dần trả lời được câu hỏi: “Học văn để làm gì?”.

Bước ngoặt “định mệnh” với môn văn

Đối với Khánh Giang, môn văn không phải là môn học cô hứng thú từ lâu, cũng không được định hướng trước đó. “Nhiều người thường nói theo văn thì phải yêu văn lắm, mê mẩn sách vở nhiều lắm, nhưng mình đến với môn học này hoàn toàn từ một cái duyên, đó là do trượt đội tuyển Anh nên mình mới tham gia đội tuyển Văn hồi cấp hai. Cái duyên ấy lại càng tình cờ khi mình đọc được một cuốn truyện tranh có tên nhân vật là các nhà văn nổi tiếng trên thế giới. Sau khi tìm hiểu thì mình mê văn luôn đến tận bây giờ…”, Khánh Giang tâm sự.

Nữ sinh Hà Nam đạt giải Nhì môn Văn quốc gia và câu trả lời: “Học Văn để làm gì?” ảnh 1

Khánh Giang trong màu áo trường THPT Chuyên Biên Hòa.

Cô đến với môn văn bằng sự tò mò và hứng thú. Văn chương đã trao cho cô cơ hội được tìm và hiểu sâu hơn, đặc biệt là để thỏa mãn sự hiếu kỳ, được khám phá những thứ mình chưa biết đến. Theo Giang, văn chương hay tất cả các môn học khác đều có một điểm chung, đó là người học phải có một sự tò mò và cảm hứng khi tiếp xúc với kiến thức. Có như vậy, bản thân mỗi người học mới có “độ mở” với kiến thức, “hấp thụ” được những bài học ý nghĩa.

Nữ sinh quê Hà Nam chia sẻ: “Một trong những bài học lớn nhất làm thay đổi nhãn quan của mình là sự tôn trọng đối với môn học và sự bình đẳng giữa các lĩnh vực, chuyên môn.” Ít ai biết được rằng, một người mang trong mình tình yêu lớn với văn chương ở thời điểm hiện tại như Khánh Giang lại là một trong số những người đã từng mang định kiến, ngộ nhận về “văn vở” và “người theo văn vở”. “Để rồi dấn thân sâu vào trong địa hạt của môn học này, mình mới thấy nó vô cùng vô tận, rất khó nhằn, rất sâu xa, đòi hỏi rất nhiều tư duy, trí nhớ, hiểu biết,... không thua kém gì một bài toán nâng cao, một công thức vật lý, hóa học thách thức đầu óc của học sinh”, cô trải lòng.

Hành trình “hiểu văn”, “hiểu mình”

Đối với Giang, suốt quãng thời gian ôn luyện cho kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia vừa rồi tuy ngắn nhưng đã giúp cô chiêm nghiệm được không ít điều quan trọng. Chính những thử thách mà cô phải trải qua trên hành trình này đã giúp cô “hiểu văn”, “hiểu mình” hơn.

Nữ sinh Hà Nam đạt giải Nhì môn Văn quốc gia và câu trả lời: “Học Văn để làm gì?” ảnh 2

Khánh Giang cùng PGS.TS Nguyễn Đăng Điệp và đội tuyển quốc gia môn Ngữ văn của trường THPT Chuyên Biên Hòa.

Cô chia sẻ: “Khó khăn đầu tiên với mình là khó khăn trong kiến thức, kỹ năng. Đâu đó có những đề văn mà đọc xong mình không biết viết gì, không hiểu đề, có những câu nói cô hỏi hoài không nhớ, có những lúc viết văn tối nghĩa, lủng củng không biết sửa ra sao.” Những trở ngại về tâm lý cũng đã không ít lần khiến cô tưởng chừng như mất định hướng. Đây không phải là lần đầu tiên Khánh Giang tham gia kỳ thi quốc gia mà đã là lần thứ hai. Thế nhưng, năm lớp 11, Giang đã trượt giải, bởi vậy nên nỗi sợ thất bại luôn len lỏi trong tâm trí cô trong suốt thời gian ôn luyện.

Nữ sinh Hà Nam đạt giải Nhì môn Văn quốc gia và câu trả lời: “Học Văn để làm gì?” ảnh 3

Khánh Giang cùng đội tuyển HSG môn Ngữ văn trong buổi gặp mặt trước thềm kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT.

Trò chuyện với phóng viên chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, báo Tiền Phong, Khánh Giang đã có chia sẻ về những nguồn động lực giúp cô vượt qua quãng thời gian ôn thi vất vả. Nhìn sâu vào quyết định chấp nhận dấn thân của mình, vào một tình yêu lớn đã trao gửi cho môn văn từng ấy thời gian, cô dần nhận ra rằng: sống và cố gắng vì điều mình yêu, vậy gian khổ chút có gì?

“Ngày mai rồi vẫn cứ đến, những điều buồn tủi, sợ hãi, chán chường hôm nay rồi sẽ qua đi, chỉ có thành quả của sự nỗ lực sẽ còn mãi” - đó chính là những điều Khánh Giang đã tự nhủ với lòng mình để vượt lên những áp lực tâm lý và quyết tâm học tập. Đặc biệt, cô cũng luôn biết ơn và muốn gửi lời cảm ơn tới hai cô giáo lãnh đội tuyển đã “khổ cùng em, vui cùng em, cố gắng cùng em, động viên em thật nhiều”. Một lời nữa nữ sinh muốn nhắn gửi với chính mình của hai tháng trước đây, rằng “Khánh Giang của thời điểm đó đã thực sự “cháy” hết mình cho đam mê, đừng buồn tủi, đừng bi quan đến vậy!”

Nữ sinh Hà Nam đạt giải Nhì môn Văn quốc gia và câu trả lời: “Học Văn để làm gì?” ảnh 4

Khánh Giang cùng các bạn trong đội tuyển.

Vậy học văn để làm gì?

“Học văn để làm gì?”, đối với Giang, đây không phải là câu hỏi quá khó cho tất cả mọi người bất kể không theo đuổi bộ môn này, thế nhưng cũng đòi hỏi nhiều nỗ lực để trả lời. Theo cô: “Học văn trước hết là để thi học kì, thi tốt nghiệp, thi đại học, thi vào cả trường đời. Sau là để hiểu về con người, hiểu về chính bản thân mình. Không độc tôn toàn bộ khả năng của văn chương, nhưng mình nghĩ, trong thời đại ngày nay, bên cạnh Facebook, TikTok,... học văn cũng là để thư giãn, giải trí và hơn nữa là để giao tiếp, ứng xử với các tình huống xã hội lưu loát hơn, sâu sắc hơn, ý nghĩa hơn.”

Nữ sinh Hà Nam đạt giải Nhì môn Văn quốc gia và câu trả lời: “Học Văn để làm gì?” ảnh 5

Khánh Giang học tập tại phòng tập huấn của đội tuyển Ngữ văn trường THPT Chuyên Biên Hòa, tỉnh Hà Nam.

Từ quan điểm và trải nghiệm cá nhân, Khánh Giang cho rằng học văn và đọc văn còn để có thể cảm nhận cuộc sống ở nhiều chiều kích hơn khi chúng ta dù chỉ sống một cuộc đời nhưng văn chương có thể vượt qua sự băng hoại của thời gian mà lưu giữ nhiều cuộc đời muôn hình vạn trạng trên trang sách. “Đó là ý nghĩa cuộc sống ta có thể tìm thấy trong văn học, khi mai kia sẽ có một ngày ta là người công nhân gục đầu bên bàn máy, ta là cô kế toán hoa mắt ngày qua ngày lại với màn hình máy tính, ta là nhân viên văn phòng đang đối mặt với những khủng hoảng của vô vàn những ngày tháng lặp vòng,... chí ít đọc văn sau ngày dài đó ta cũng cảm thấy yêu đời hơn.” Bởi thế, học văn để sống được “sâu hơn”, để thấy cuộc đời này dù khó khăn, trắc trở vẫn đẹp và thật đáng sống!

ẢNH: NVCC

MỚI - NÓNG
Thạc sĩ Hoàng Thu Huyền: Hãy để ngòi bút của người làm báo trở thành cầu nối giữa trái tim tan vỡ và hy vọng phục hồi
Thạc sĩ Hoàng Thu Huyền: Hãy để ngòi bút của người làm báo trở thành cầu nối giữa trái tim tan vỡ và hy vọng phục hồi
SVVN - Tại Tọa đạm "Tác nghiệp báo chí về nội dung liên quan tới tổn thương tâm lý" do Đại sứ quán Canada, New Zealand, Na Uy và Thụy Sĩ phối hợp cùng Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) và Khoa Quan hệ Quốc tế, Học viện Báo chí và Tuyên truyền (AJC) tổ chức mới đây, Thạc sĩ tâm lý Hoàng Thu Huyền – chuyên gia về sang chấn tâm lý của tổ chức Hagar Quốc tế tại Việt Nam, đã chia sẻ những góc nhìn sâu sắc về ảnh hưởng của sang chấn tới đời sống và nghề báo.
Sinh viên ký túc xá vật lộn trong giá rét đầu Đông
Sinh viên ký túc xá vật lộn trong giá rét đầu Đông
SVVN - Rét đậm đầu mùa khiến sinh hoạt của sinh viên tại các ký túc xá ở Hà Nội gặp không ít khó khăn. Từ việc giữ ấm trong phòng, tắm giặt, đến chuyện ăn uống tại căng tin đều trở thành thử thách lớn khi nhiệt độ giảm sâu. Dù đã cố gắng thích nghi, cái lạnh vẫn làm đảo lộn nhịp sống thường ngày của nhiều bạn trẻ.

Có thể bạn quan tâm

Thủ khoa Đại học Sư phạm và hành trình 'đi để trải nghiệm nhiều hơn'

Thủ khoa Đại học Sư phạm và hành trình 'đi để trải nghiệm nhiều hơn'

SVVN - Phạm Ngọc Ánh (sinh năm 2000) là thủ khoa kép ngành Sinh học của Đại học Sư phạm Hà Nội. Sau hành trình đại học đầy tự hào với bảng thành tích đáng ngưỡng mộ, cô bạn tiếp tục theo đuổi con đường học thuật, xuất sắc tốt nghiệp hạng nhất chương trình Thạc sĩ Quang tử sinh học phân tử và nano - Trường Đại học ENS Paris-Saclay. Hiện tại, Ngọc Ánh đang là Nghiên cứu sinh tại Pháp với học bổng France Excellence của Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam.
Nguyễn Ánh Quyên: Hành trình kiến tạo giá trị xã hội từ những điều nhỏ bé

Nguyễn Ánh Quyên: Hành trình kiến tạo giá trị xã hội từ những điều nhỏ bé

SVVN - Nguyễn Ánh Quyên (sinh năm 2003) là sinh viên năm cuối ngành Truyền thông đa phương tiện, Học viện Phụ nữ Việt Nam. Với vai trò là lớp phó học tập, Ủy viên Ban Chấp hành Chi đoàn, Ánh Quyên đạt thành tích học tập xuất sắc (GPA 3.45/4) và nhiều lần nhận được học bổng khuyến khích học tập từ Học viện. Bên cạnh đó, cô nàng tạo nhiều dấu ấn với hành trình không ngừng nỗ lực, phát triển trên con đường học vấn cũng như lĩnh vực truyền thông.
Nữ sinh Ulis sử dụng tối đa 4 năm học để tìm hiểu khám phá năng lực bản thân

Nữ sinh Ulis sử dụng tối đa 4 năm học để tìm hiểu khám phá năng lực bản thân

SVVN - Đứng giữa những lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai, sinh viên luôn phải tự đi tìm và khám phá bản thân thông qua học tập, hoạt động xã hội và làm thêm; để cân bằng giữa những điều ấy luôn là sự băn khoăn ở mỗi sinh viên. Vũ Nguyễn Hiếu Thảo sinh viên năm 4 Trường Đại học Ngoại ngữ (ULIS) - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tìm cho mình phương pháp hiệu quả giúp cuộc sống học tập và làm việc trở nên dễ dàng hơn.
Vượt qua tỉ lệ chọi 1%, nữ sinh Việt giành học bổng thạc sĩ tại ngôi trường top 2 Ireland

Vượt qua tỉ lệ chọi 1%, nữ sinh Việt giành học bổng thạc sĩ tại ngôi trường top 2 Ireland

SVVN - Vũ Minh Huyền (sinh năm 2001, Hải Phòng), cựu sinh viên Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã xuất sắc giành học bổng toàn phần thạc sĩ Chính phủ Ireland GOI-IES ngành ngành Msc Human Resource Management tại University College Dublin, với tỷ lệ cạnh tranh chỉ 1% trên 5.800 ứng viên toàn cầu. Huyền còn ghi dấu ấn khi nhận học bổng Finland Scholarship tại Aalto University (Phần Lan) và Global Excellence Scholarship của University College Dublin.
Nữ sinh Học viện Phụ nữ Việt Nam chinh phục ngôi vị Hoa khôi Sinh viên Thanh lịch 2024

Nữ sinh Học viện Phụ nữ Việt Nam chinh phục ngôi vị Hoa khôi Sinh viên Thanh lịch 2024

SVVN - Ngày 20/11/2024, tại Học viện Phụ nữ Việt Nam, Ngô Thị Trâm Anh, cô sinh viên năm nhất ngành Quản trị Kinh doanh, đã chính thức đăng quang Hoa khôi của cuộc thi Sinh viên Thanh lịch 2024. Sự tự tin, tài năng và vẻ đẹp nổi bật đã giúp cô chinh phục không chỉ Ban giám khảo mà còn cả khán giả.
Nàng Gen Z gốc Huế dành tình yêu sâu sắc với trang phục truyền thống Việt

Nàng Gen Z gốc Huế dành tình yêu sâu sắc với trang phục truyền thống Việt

SVVN - Hoàng Thị Nhã Uyên (sinh năm 2005) đang là sinh viên năm hai ngành Quản trị khách sạn của trường Du lịch - Đại học Huế . Song song đó, Nhã Uyên còn là người mẫu trẻ với nhiều hoài bão. Sự kết hợp giữa niềm đam mê văn hóa dân tộc và khát vọng thể hiện bản thân đã đưa cô đến với ánh sáng sân khấu rực rỡ.
‘Khó khăn chỉ là gia vị’ – Hành trình tự khám phá và truyền cảm hứng của Content Creator trẻ

‘Khó khăn chỉ là gia vị’ – Hành trình tự khám phá và truyền cảm hứng của Content Creator trẻ

SVVN - Xuất phát từ niềm đam mê và khát khao khám phá bản thân, Minh Anh – một Content Creator đầy nhiệt huyết, đã ghi dấu ấn trong lòng nhiều bạn trẻ bằng câu chuyện truyền cảm hứng về hành trình tự phát triển bản thân. Là sinh viên ngành Kinh doanh số tại Trường Đại học Ngoại thương, Minh Anh không ngừng học hỏi, vươn lên và tận hưởng từng bước đi trong hành trình của mình. Cô nàng xem mọi khó khăn là “gia vị” để làm phong phú thêm trải nghiệm, thành quả lớn nhất là sự công nhận bản thân mỗi ngày.