Sinh viên làm gì để đối mặt với những cơn ‘ác mộng’ dịp Tết đến

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Ngày Tết cận kề, sinh viên vẫn phải vật lộn với những cơn “ác mộng” đặc trưng như đặt vé tàu xe, dọn dẹp phòng trọ hay chuẩn bị một tinh thần thép để sẵn sàng đối mặt với cảnh kẹt cứng ở những phiên chợ giáp Tết cùng hàng tá câu hỏi oái oăm mỗi dịp xuân về.

“Cuộc chiến” dọn phòng trọ và tranh giành vé xe không hồi kết

Đối với những sinh viên xa nhà như Bùi Trung Trà (Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông), trước khi về quê đối mặt với nỗi ám ảnh mang tên dọn nhà đón Tết, chàng trai sẽ phải bắt đầu từ việc dọn dẹp phòng trọ của mình.

Sinh viên làm gì để đối mặt với những cơn ‘ác mộng’ dịp Tết đến ảnh 1
Bùi Trung Trà hiện đang là sinh viên Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông.

Tuy vậy, Trung Trà vẫn lạc quan chia sẻ: “Trước khi về quê thì mình có thói quen dọn dẹp lại phòng trọ. Ui, phải nói rằng dọn phòng trọ là một cái gì đấy rất mệt, nhưng bù lại thì cũng nhờ việc này mà mình tìm được một số đồ kỷ niệm, sách vở bị cất kỹ quá cả năm không nhớ để tìm đến. Chính vì vừa dọn dẹp vừa mải xem những món đồ ấy nên mình mất rất nhiều thời gian. Dù sao thì đây cũng là một bước chạy đà làm quen để tham gia vào cuộc chiến dọn nhà kinh dị hơn ở quê đang đợi mình.”

Sinh viên làm gì để đối mặt với những cơn ‘ác mộng’ dịp Tết đến ảnh 2

Mỗi năm, ngoài việc dọn phòng thì đặt vé xe Tết cũng là một cơn “ác mộng” không thể không nhắc đến của chàng trai xứ Nghệ. Thế nhưng năm nay Trung Trà đã tìm được giải pháp cho vấn đề này. Nam sinh chia sẻ: “Như mọi năm, mình luôn phải lên kế hoạch rồi đặt vé thật sớm để tránh việc hết chỗ. Ngoài ra, vé xe về Tết lúc nào cũng tăng giá lên khá là đắt. May mắn là năm nay mình được tham gia chương trình Chuyến xe về Tết 2023 do Học viện tổ chức, nên mình không còn lo lắng về những vấn đề này nữa, cảm giác rất là thảnh thơi.”

Sinh viên làm gì để đối mặt với những cơn ‘ác mộng’ dịp Tết đến ảnh 3

Nhà bao việc nhưng bị kẹt cứng khi đi chợ sắm đồ giáp Tết

Khác với nhiều bạn, Hoàng Xuân Bách (Học viện Ngoại giao) lại đang lo lắng cho viễn cảnh kẹt cứng khi đi chợ sắm Tết.

Sinh viên làm gì để đối mặt với những cơn ‘ác mộng’ dịp Tết đến ảnh 4

Hoàng Xuân Bách hiện đang là sinh viên Học viện Ngoại giao.

Chàng trai gốc Hưng Yên bày tỏ: “Vì mình ở khu vực nông thôn nên các địa điểm giao thương bày bán đa dạng các mặt hàng như chợ lớn là ít vô cùng, thường chỉ có một chợ lớn như vậy và tập trung chủ yếu ở khu vực trung tâm của xã. Có thể tưởng tượng nếu vào những ngày rằm, hay mùng 1 đầu tháng, số lượng người dân đi chợ đã gấp đôi ngày thường thì đến những ngày giáp Tết, tứ phương tụ họp với lưu lượng đổ về đây phải gấp 5, thậm chí gấp 6 lần như thế, hỗn tạp người và xe, chiều lên chiều xuống gây tắc nghẽn giao thông nghiêm trọng. Trong khi ấy, số lần gặp phải tình trạng quá tải như thế này trong năm chỉ đếm trên đầu ngón tay nên nhân sự điều phối và cả người dân có nhiều phần bối rối và khó chịu. Thực sự Tết nhất nhà bao việc lại gặp phải cảnh kẹt cứng giữa dòng người và xe như thế, với mình chính là cơn “ác mộng” khủng khiếp.”

Sinh viên làm gì để đối mặt với những cơn ‘ác mộng’ dịp Tết đến ảnh 5

Rút kinh nghiệm từ các năm trước, Xuân Bách và gia đình dự định sẽ đi chợ Tết sớm hơn để không chạm mặt với tình thế “tiến thoái lưỡng nan” kể trên. Thêm vào đó, nam sinh nhận thấy mấy năm trở lại đây diện mạo làng quê cũng có nhiều thay đổi, ngày càng nhiều những mô hình kinh doanh online với giá cả phải chăng nên gia đình Xuân Bách đã có thể sắm sửa các vật dụng, thực phẩm cần thiết qua hình thức mua bán trực tuyến này mà không cần phải chen chúc vất vả ở chợ nhiều như trước.

Sinh viên làm gì để đối mặt với những cơn ‘ác mộng’ dịp Tết đến ảnh 6

Chuẩn bị “phao” cho 1000 câu hỏi “Vì sao?”

Một trong những cơn “ác mộng” không muốn đối mặt nhất từ xưa đến nay của các bạn sinh viên, trong đó có Hoàng Thị Phương Thảo (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG TP.HCM), chính là việc gặp gỡ và trả lời những câu hỏi khó của người thân, hàng xóm,... vào mỗi dịp Tết.

Sinh viên làm gì để đối mặt với những cơn ‘ác mộng’ dịp Tết đến ảnh 7

Hoàng Thị Phương Thảo hiện đang là sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG TP.HCM.

Nữ sinh bộc bạch: “Với tính cách hướng nội, mình rất ít khi giao tiếp với nhiều người như vậy. Và để trả lời các câu hỏi ví dụ như: “Con năm nay có người yêu chưa?”, “Chuyện học hành thế nào rồi?”, “Có đi làm thêm không?”,… còn là một điều khó khăn hơn, nên thường là khi được hỏi mình đều chỉ cười cho qua.”

Sinh viên làm gì để đối mặt với những cơn ‘ác mộng’ dịp Tết đến ảnh 8

Tuy nhiên, năm nay Phương Thảo đã không còn đau đầu để chuẩn bị cho những câu hỏi này nữa, bởi lẽ 2022 vừa qua là một năm mang lại cho nữ sinh nhiều sự thay đổi, đặc biệt là trong giao tiếp xã hội. Phương Thảo chia sẻ: “Việc đối mặt với những câu hỏi khó khi gặp họ hàng trong dịp Tết lần này có lẽ sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều với mình. Một phần là do mình đã học được những kinh nghiệm trong giao tiếp, giúp mình tự tin nói nhiều hơn và có cách giao tiếp phù hợp với người lớn tuổi; một phần là mình khá tự hào về những thành tựu mà bản thân đạt được trong năm qua nên mình cũng trở nên tự tin hơn và cảm thấy không có gì phải khó nói cả.”

Sinh viên làm gì để đối mặt với những cơn ‘ác mộng’ dịp Tết đến ảnh 9

Dù đều có những cơn “ác mộng” của riêng mình nhưng các bạn trẻ luôn đón nhận một cách tích cực và chuẩn bị sẵn sàng để tạm biệt năm cũ, chào đón một năm mới tràn đầy hy vọng. Mong rằng 2023 sẽ mang lại bình an và hạnh phúc đến với tất cả mọi người.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Nữ sinh ngành Công tác xã hội với châm ngôn sống 'không bỏ lại ai phía sau'

Nữ sinh ngành Công tác xã hội với châm ngôn sống 'không bỏ lại ai phía sau'

SVVN - Lê Thị Quỳnh Như là Bí thư Chi đoàn Công tác xã hội K43, khoa Xã hội học và Công tác xã hội, Trường Đại học Khoa học - Đại học Huế. Không chỉ sở hữu thành tích học tập đáng ngưỡng mộ, cô gái bản lĩnh và nhiệt huyết này còn khiến nhiều người nể phục khi liên tiếp tham gia các chương trình hoạt động tình nguyện.
Nam sinh Đắk Lắk từng là Á quân Olympia trở lại trường xưa chia sẻ kinh nghiệm cho học sinh cuối cấp

Nam sinh Đắk Lắk từng là Á quân Olympia trở lại trường xưa chia sẻ kinh nghiệm cho học sinh cuối cấp

SVVN - Được biết đến là Á quân chương trình Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 20, Vũ Quốc Anh (2003) đang là sinh viên trường ĐH Swinburne Vietnam. Tháng 5 vừa qua, nam sinh đã có dịp quay lại ngôi trường mình đã từng theo học - THPT Ngô Gia Tự (huyện Ea Kar, Đắk Lắk) để trò chuyện và chia sẻ kinh nghiệm cho các em học sinh cuối cấp.
Cô gái Ê Đê: H’ Uyên Niê đăng quang Hoa khôi Duyên dáng Ngoại thương - FTUCharm 2023

Cô gái Ê Đê: H’ Uyên Niê đăng quang Hoa khôi Duyên dáng Ngoại thương - FTUCharm 2023

SVVN - H’ Uyên Niê (sinh năm 2003) đang là sinh viên năm 2 ngành Quản trị kinh doanh quốc tế trường Đại học Ngoại thương. Xuất thân là cựu học sinh chuyên Anh của trường Chuyên Nguyễn Du - Đắk Lắk, cô nàng người Ê Đê - H’ Uyên Niê đã tích lũy cho mình bề dày thành tích đáng nể có thể kể đến như: Giải Nhì HSG Cấp tỉnh môn Tiếng Anh, 10 điểm môn Tiếng Anh trong cuộc thi THPT Quốc gia và bằng IELTS 7.5. Với vẻ đẹp tài sắc vẹn toàn, H’ Uyên Niê đã trở thành hoa khôi Duyên dáng Ngoại thương 2023.
Hành trình du học, trải nghiệm tại nước Nga của nữ sinh Yên Bái

Hành trình du học, trải nghiệm tại nước Nga của nữ sinh Yên Bái

SVVN - Từ cô sinh viên của trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội, Nhật Vinh đã đạt học bổng du học toàn phần sau khi tham gia và giành chiến thắng tại kỳ thi “Olympic tiếng Nga”, do Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga tổ chức. Nhật Vinh có năng khiếu ngoại ngữ từ nhỏ, đam mê Toán học, trước đó cô bạn từng đạt được nhiều giải thưởng khác nhau.
Chàng mẫu điển trai tự hào mang ba dòng máu, mong muốn chinh phục thành công nghề, trở thành KOL

Chàng mẫu điển trai tự hào mang ba dòng máu, mong muốn chinh phục thành công nghề, trở thành KOL

SVVN - Yong Luan hiện đang là sinh viên năm tư của trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM. Bên cạnh đó, cậu bạn còn được biết đến là một nam người mẫu, hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật. Tự hào khi sinh ra là người con của Việt Nam mang ba dòng máu, Yong Luan mong muốn có thể chinh phục thành công nghề, sải bước trên các sàn catwalk lớn và trở thành KOL được nhiều người yêu mến, quan tâm.
Lột xác từ chiếc kén của chính mình

Lột xác từ chiếc kén của chính mình

SVVN - Nguyễn Đức Lộc là sinh viên năm hai ngành Kinh tế Quốc tế, Học viện Ngoại Giao. Khi học THPT, Lộc đã bén duyên với hoạt động truyền thông: quản lý fanpage của trường, trưởng ban truyền thông trong đợt tuyển sinh lớp 10. Lộc luôn biết ơn những kiến thức được học tại Học viện giúp anh có cái nhìn tổng quát về nền kinh tế Việt Nam và các kỹ năng mềm như quản lý tài chính, tiếp thị, quản trị doanh nghiệp,... Đây là nền tảng quan trọng để hiểu rõ về quy trình kinh doanh, quản lý dự án truyền thông.
 Cố gắng từng chút chậm rãi tiến bước để chạm đến ước mơ

Cố gắng từng chút chậm rãi tiến bước để chạm đến ước mơ

SVVN - Đào Đăng Minh (sinh năm 2003) quê Quảng Ninh, hiện là sinh viên năm 2 – ngành Y Đa khoa Trường Đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên. Gia đình có nhiều người làm trong ngành Y, bởi vậy Đăng Minh ngưỡng mộ hình ảnh Bác sĩ cùng với giá trị sự cống hiến lớn lao của ngành Y tế cho cộng đồng và xã hội. Được sự ủng hộ từ gia đình, Đăng Minh đã chuẩn bị hành trang chinh phục ước mơ với mong muốn được góp sức nhỏ bé để chăm sóc sức khỏe cho mọi người và sống làm người có ích cho xã hội.