Có nên yêu cầu sinh viên không sử dụng điện thoại trong giờ học không?

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, Báo Tiền Phong xin giới thiệu ý kiến của TS Vũ Tuấn Anh – Trưởng khoa Truyền thông và Văn hoá Đối ngoại – Học viện Ngoại giao về câu hỏi có nên yêu cầu sinh viên không sử dụng điện thoại trong giờ học không.

Đây là một vấn đề cần sự điều phối khéo léo của giảng viên. Một giảng viên giỏi phải có khả năng điều phối lớp học theo cách mà mình mong muốn. Thời nay, lên lớp không còn chỉ là giảng giải liên tục từ đầu đến cuối – điều đó dễ khiến sinh viên nhàm chán. Phương pháp giảng dạy hiện đại đòi hỏi phải áp dụng nhiều hình thức khác nhau để thu hút sự chú ý và khuyến khích sinh viên tham gia.

Có nên yêu cầu sinh viên không sử dụng điện thoại trong giờ học không? ảnh 1

TS. Vũ Tuấn Anh cho biết, phương pháp giảng dạy hiện đại đòi hỏi phải áp dụng nhiều hình thức khác nhau để thu hút sự chú ý và khuyến khích sinh viên tham gia. Ảnh: Lê Vượng

Hiện tại, tôi gần như không trực tiếp giảng bài nhiều nữa. Thay vào đó, vào cuối buổi, tôi chỉ tổng kết lại những vấn đề sinh viên chưa nắm rõ hoặc cần lưu ý. Còn lại, các hoạt động trong lớp chủ yếu để sinh viên tự tìm hiểu và trình bày. Ví dụ, các em phải tự làm video về những vấn đề quan trọng trong sách, hoặc tìm thêm thông tin trên mạng, sau đó trình bày cho các bạn khác. Sau khi xem video hoặc trình bày xong, các em có thể ôn bài qua các trò chơi, hoặc có thể tự thảo luận và củng cố kiến thức cho nhau. Cách này tạo điều kiện cho sinh viên giảng bài lẫn nhau, và tôi chỉ đóng vai trò chốt lại nội dung và làm rõ những điểm quan trọng.

Tất nhiên, để tổ chức được như vậy cũng phụ thuộc vào cách điều hành lớp học. Ở các lớp sáng tạo, sinh viên thường tự thiết kế những trò chơi thú vị thu hút cả lớp tham gia. Tôi có thể cộng điểm cho những nhóm hoạt động tích cực, sáng tạo. Vai trò của tôi lúc này là người định hướng và điều phối, giúp sinh viên chủ động trong học tập. Không thể phủ nhận rằng công nghệ có thể tác động đến sự tập trung trong lớp. Chẳng hạn, sinh viên có thể đang ngồi học nhưng lại chat với bạn bè hoặc tham gia vào các cuộc trò chuyện khác, gây xao nhãng. Tuy nhiên, trong thời đại này, việc cấm hoàn toàn điện thoại là rất khó; sinh viên luôn có cách để liên lạc với nhau nếu muốn. Điều cốt lõi là nội dung bài giảng của mình có đủ giá trị để sinh viên muốn theo dõi hay không.

Có nên yêu cầu sinh viên không sử dụng điện thoại trong giờ học không? ảnh 2

"Điều cốt lõi là nội dung bài giảng của mình có đủ giá trị để sinh viên muốn theo dõi hay không". Ảnh: Lê Vượng

Chất lượng sinh viên tại Học viện Ngoại giao, nơi tôi giảng dạy, rất tốt. Các em thật sự có nhu cầu học và rất chăm chỉ. Chẳng hạn, tôi thường phải dành thời gian sửa bài cho sinh viên đến từng chi tiết. Dù đã đưa ra các bình luận chung và hướng dẫn mẫu, các nhóm vẫn mong muốn được tôi góp ý kỹ lưỡng hơn cho từng bài. Điều này cho thấy nhu cầu học tập nghiêm túc của sinh viên, và tôi cố gắng hỗ trợ các em đến đích cuối cùng. Tuy nhiên, ở một số trường khác, nơi chất lượng sinh viên không đồng đều, nhu cầu học tập có thể chỉ dừng ở mức trung bình, nên giảng viên cũng cần có cách ứng xử phù hợp với mức độ này.

Cuối cùng, sự cộng hưởng giữa nhu cầu học tập của sinh viên và nhiệt huyết của giảng viên là yếu tố quan trọng để đạt được hiệu quả giảng dạy trong giai đoạn hiện nay.

MỚI - NÓNG
Giải Taekwondo Cảnh sát châu Á 2024: Gắn kết vì hòa bình và an ninh toàn cầu
Giải Taekwondo Cảnh sát châu Á 2024: Gắn kết vì hòa bình và an ninh toàn cầu
SVVN - Lễ khai mạc Giải Taekwondo Cảnh sát châu Á mở rộng năm 2024 được tổ chức tại tỉnh Quảng Ninh, đã mang đến một không gian văn hóa và thể thao đặc sắc, để lại dấu ấn đậm nét về tinh thần đoàn kết quốc tế. Sự kiện lần đầu tiên do Bộ Công an Việt Nam và Liên đoàn Taekwondo Cảnh sát thế giới phối hợp tổ chức, diễn ra từ ngày 6 – 9/12.

Có thể bạn quan tâm

Tiến sĩ Khúc Thế Anh chia sẻ 'bí kíp' quản lý tài chính, giúp tân sinh viên không rơi vào 'bẫy' chi tiêu

Tiến sĩ Khúc Thế Anh chia sẻ 'bí kíp' quản lý tài chính, giúp tân sinh viên không rơi vào 'bẫy' chi tiêu

SVVN - Tiếp tục loạt bài viết chào đón các tân sinh viên năm học 2024-2025, Chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, Báo Tiền Phong mời bạn gặp gỡ tiến sĩ Khúc Thế Anh, giảng viên Viện Ngân hàng - Tài chính, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Ông Khúc Thế Anh sẽ chia sẻ về kỹ năng quản lý tài chính dành cho tân sinh viên.
Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân: Làm phóng sự hay, phải lặn giỏi!

Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân: Làm phóng sự hay, phải lặn giỏi!

SVVN - Người làm phóng sự giỏi ngoài việc chắc kiến thức chuyên môn còn phải lặn giỏi, để thấy được 7 phần còn lại của tảng băng trôi. Bởi nếu đã bỏ công đi tìm thì phải tìm cho ra sự thật hoàn chỉnh. Đó chính là cốt lõi chia sẻ của nhà báo Huỳnh Dũng Nhân trong một buổi nói chuyện với sinh viên báo chí Hà Nội.
Nhà báo Nguyễn Tuấn Anh

Cách nào để được vào làm việc tại các tòa báo?

SVVN - Sáng nay, nhận được số báo đặc biệt, trên đó có bài viết của cậu con trai bên cạnh bài viết của người anh nổi tiếng đã đưa mình đến với nghề báo, mình sẽ trả lời câu hỏi của nhiều bạn sinh viên học báo chí hay hỏi mình: Làm thế nào để được vào làm việc tại các tòa soạn báo?
Nhà báo Nguyễn Tuấn Anh

Chọn ngành nghề vì thần tượng, rủi ro cao!

SVVN - Thằng cháu tôi cứ nằng nặc đòi theo học truyền thông vì muốn được giống như anh Lê Hồng Quang – Phóng viên Đài Truyền hình Việt Nam tại châu Âu. Điều này hết sức bình thường trong cuộc sống và không chỉ có cháu tôi mà rất nhiều bạn trẻ khác đang chọn ngành học tương tự như vậy.
Nhà báo Nguyễn Tuấn Anh

Giàu hơn TS Lê Thẩm Dương quá dễ?

SVVN - Cách đây mấy năm báo Sinh Viên Việt Nam- Hoa Học Trò luôn có rất đông cộng tác viên là sinh viên các trường đại học. Nhiều bạn đến toà soạn không chỉ để viết bài cộng tác mà còn để được tham gia tổ chức các sự kiện, thậm chí chỉ đến để nói chuyện chia sẻ thông tin với các anh chị phóng viên, biên tập viên.
Bạn có bao nhiêu bộ mặt?

Bạn có bao nhiêu bộ mặt?

SVVN -   Có bạn nữ inbox qua facebook tâm sự vừa quyết định chia tay bạn trai vì phát hiện ra sự khác biệt quá lớn giữa những gì người ấy thể hiện trên facebook cá nhân và thực tế cuộc sống.
Ga Cẩm Giàng và những ký ức tuổi trẻ

Ga Cẩm Giàng và những ký ức tuổi trẻ

SVVN -   “Cẩm Giàng” bỗng trở thành là từ khoá rất “hot” mấy hôm nay. Hà Nội ra thông báo ai từ Cẩm Giàng, Hải Dương lên cũng phải khai báo y tế. Nhiều tỉnh thành khác cũng có thông báo như vậy vì Cẩm Giàng có thể sẽ là một ổ dịch COVID-19 mới.