Tiền công tăng 3 - 4 lần, nhiều sinh viên ở lại Hà Nội làm thêm dịp lễ 30/4 - 1/5

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Được trả thù lao gấp đôi, thậm chí gấp 3-4 lần ngày thường, nhiều sinh viên quyết định ở lại Hà Nội làm thêm thay vì về quê, sum họp cùng gia đình, bạn bè nhân dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay. 

Dịp lễ 30/4 - 1/5, không khí náo nhiệt và rộn ràng bao trùm khắp mọi nẻo đường, ngõ phố. Tuy nhiên, bên cạnh bầu không khí hân hoan của người người, nhà nhà, vẫn còn những sinh viên với hoàn cảnh khó khăn đang miệt mài làm việc, tạm gác lại niềm vui sum vầy bên gia đình để kiếm thêm thu nhập trang trải cho cuộc sống.

Vũ Thị Ngọc Mai (Nam Định), sinh viên năm 2 Học viện Tài chính, quyết định ở lại Hà Nội làm phục vụ cho một quán cà phê tại quận Cầu Giấy trong dịp nghỉ lễ năm nay. Chia sẻ về lý do của mình, Ngọc Mai cho biết: "Vì gia đình không có điều kiện dư giả như những bạn khác, nên mình quyết định xin bố mẹ ở lại Hà Nội làm thêm dịp lễ để có tiền trang trải học phí và tiền sinh hoạt cho học kỳ mới."

Tiền công tăng 3 - 4 lần, nhiều sinh viên ở lại Hà Nội làm thêm dịp lễ 30/4 - 1/5 ảnh 1
Ngọc Mai chọn ở lại thành phố làm thêm để phụ giúp gia đình.

Khác với mức lương thường ngày, thu nhập của Ngọc Mai trong dịp lễ tăng gấp 3 lần. Trung bình mỗi ngày, nữ sinh làm việc 8 tiếng. Theo Mai, mức lương trung bình những ngày bình thường là 20.000 đồng/h, nhưng riêng với ngày lễ, cô nàng được tăng lên mức 30.000 đồng/h.

Đối với Ngọc Mai, việc không được về quê trong dịp nghỉ lễ có một chút buồn và thất vọng, nhưng nếu được chọn lại, nữ sinh vẫn chấp nhận ở lại Hà Nội trong những ngày này.

“Mình cảm thấy có chút buồn vì không được về quê sum họp với gia đình trong dịp lễ. Tuy nhiên, mình không hề cảm thấy áp lực khi phải xin tiền gia đình vào giữa tháng bởi mình trân trọng từng đồng tiền mình làm ra và càng thêm yêu quý những hi sinh, vất vả mà của bố mẹ”, Mai tâm sự.

Dịp nghỉ lễ năm nay, Phạm Khánh Ly - sinh viên năm hai, Học viện Báo chí và Tuyên truyền cũng chọn ở lại thành phố làm thêm thay vì về quê. Khánh Ly chia sẻ, lý do cho quyết định này là do chi phí đi lại quá đắt đỏ và tình trạng tắc đường thường xuyên xảy ra vào những ngày lễ.

"Quê mình ở xa, vé xe đi lại khá tốn kém, cộng thêm giao thông những ngày lễ tết thường xuyên xảy ra tình trạng tắc đường nên mình quyết định ở lại Hà Nội làm thêm", Khánh Ly tâm sự.

Tiền công tăng 3 - 4 lần, nhiều sinh viên ở lại Hà Nội làm thêm dịp lễ 30/4 - 1/5 ảnh 2

Khánh Ly lựa chọn đi làm thêm xuyên kỳ nghỉ lễ thay vì về quê cùng gia đình.

Hiện tại, Khánh Ly đang làm nhân viên bán hàng với thu nhập trung bình khoảng 3 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, nhờ vào mức lương cao gấp đôi trong dịp lễ, Khánh Ly dự đoán thu nhập của mình trong 5 ngày nghỉ lễ sẽ cao hơn nhiều so với ngày thường.

“Hơi buồn vì nhớ quê, nhìn bạn bè về quê mình thấy cũng ham lắm, nhưng mình cũng muốn kiếm thêm thu nhập để trang trải cho việc học và đỡ đần bố mẹ.”, Ly trải lòng.

Phạm Thị Nga, sinh viên năm thứ hai Trường Đại học Văn hóa Hà Nội cũng ở lại làm phục vụ tại một quán trà sữa ở Cầu Giấy với mức lương 20.000 đồng/giờ.

Nhà Nga cách Hà Nội khá xa, mỗi lần đi và về tốn khoảng 2 tuần lương, nếu là dịp lễ tết thì chi phí đi lại càng tốn kém hơn. Vì điều kiện kinh tế eo hẹp, mỗi năm Nga chỉ có thể về quê 1-2 lần. Tuy đây là năm đầu tiên Nga đón kỳ nghỉ lễ xa nhà, nhưng nữ sinh vẫn cố gắng kìm nén nỗi nhớ gia đình để tập trung làm việc. Cô nàng dự định sẽ về quê muộn hơn sau kỳ nghỉ lễ và dành số tiền kiếm được trong những ngày làm thêm ở Hà Nội để biếu bố mẹ.

Tiền công tăng 3 - 4 lần, nhiều sinh viên ở lại Hà Nội làm thêm dịp lễ 30/4 - 1/5 ảnh 3
Phạm Thị Nga sẽ về quê sau đợt nghỉ lễ.

“Sắp đến quãng thời gian nghỉ ôn thi học kỳ, sau khi kết thúc làm thêm dịp 30/4 -1/5, mình vẫn có thời gian quay trở về nhà cùng bố mẹ. Thời điểm đó, chi phí đi lại cũng bớt tốn kém hơn, giúp mình tiết kiệm thêm một khoản tiền nữa” - nữ sinh nói.

Công việc trong dịp lễ mang lại mức thu nhập cao hơn so với ngày thường, giúp người lao động, đặc biệt là các bạn sinh viên cải thiện đáng kể điều kiện kinh tế. Tuy nhiên, niềm vui về thu nhập lại đi kèm với nỗi buồn khi không được sum họp cùng gia đình trong những ngày lễ quan trọng. Lý do đằng sau quyết định này xuất phát từ mong muốn kiếm thêm thu nhập để trang trải cuộc sống và giảm bớt gánh nặng cho gia đình.

Ảnh: NVCC

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Nữ sinh Học viện Báo chí và Tuyên truyền xem Truyền thông là điểm tựa trên cung đường sự nghiệp tương lai

Nữ sinh Học viện Báo chí và Tuyên truyền xem Truyền thông là điểm tựa trên cung đường sự nghiệp tương lai

SVVN - Dám nghĩ, dám làm là tinh thần Nguyễn Thị Lan Anh (sinh năm 2004) luôn sở hữu. Học tập trong môi trường năng động và sáng tạo Học viện Báo chí và Tuyên truyền, cô nắm bắt các cơ hội để phát triển ngành Truyền thông mình đang theo đuổi. Hiện tại, nhờ quá trình phấn đấu và làm việc trách nhiệm, cô đã có ‘bảng’ kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực này.
Nữ sinh Nghệ An sở hữu thành tích đáng ngưỡng mộ chia sẻ bí quyết cân bằng thời gian hiệu quả

Nữ sinh Nghệ An sở hữu thành tích đáng ngưỡng mộ chia sẻ bí quyết cân bằng thời gian hiệu quả

SVVN - Nguyễn Lê Nam Phương (quê Thanh Chương, Nghệ An) đang là sinh viên năm nhất ngành Truyền thông quốc tế, Học viện Ngoại giao. Nữ sinh đang sở hữu bảng thành tích đáng ngưỡng mộ khi vừa là Gương mặt sinh viên của trường vừa là Đại sứ truyền thông của hoàng loạt tổ chức lớn, và còn là nhà sáng tạo nội dung trên nền tảng số. Nữ sinh cho biết có được thành quả trên là nhờ vào lối sống kỷ luật với bản thân và cách quản lý thời gian hiệu quả ngay từ những năm trung học.
Nở muộn nhưng rực rỡ - Hành trình truyền cảm hứng của một nhà báo trẻ

Nở muộn nhưng rực rỡ - Hành trình truyền cảm hứng của một nhà báo trẻ

SVVN - Vũ Thị Phương Anh, một đóa hoa nở muộn nhưng rực rỡ, là minh chứng cho nghị lực phi thường và đam mê mãnh liệt. Bước vào giảng đường muộn hơn hai năm so với bạn bè do đi du học và đối mặt với biến cố gia đình khi mẹ lâm bệnh, Phương Anh không hề gục ngã trước khó khăn. Thay vào đó, cô đã biến những thử thách thành động lực để bứt phá, đạt được thành công vang dội.
Hãy chân thành trao đi trước, đừng kì vọng nhận lại được gì

Hãy chân thành trao đi trước, đừng kì vọng nhận lại được gì

SVVN - Bén duyên với tình nguyện, Nguyễn Hưng Hòa (sinh năm 2000) đã và đang có những tháng ngày tuổi trẻ tràn đầy nhiệt huyết cống hiến. Hiện tại, nhờ vào sự kết hợp giữa thứ mình thích, điều mình giỏi và điều xã hội cần, cô đã phát triển sự nghiệp trên con đường truyền thông xã hội đậm tinh thần trẻ thiện nguyện.
Tân Chủ tịch Hội Sinh viên Học viện Tài chính: ‘Tuổi trẻ là để học hỏi, hành động và tạo ra sự khác biệt’

Tân Chủ tịch Hội Sinh viên Học viện Tài chính: ‘Tuổi trẻ là để học hỏi, hành động và tạo ra sự khác biệt’

SVVN - Với vai trò là Chủ tịch Hội Sinh viên Học viện Tài chính, Nguyễn Lan Anh - sinh viên năm hai chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp, Học viện Tài chính - cho rằng tuổi trẻ là khoảng thời gian đẹp nhất của đời người để đón nhận những cơ hội đến với bản thân và đem lại thật nhiều thành tựu tích cực cho xã hội.
Nguyễn Trịnh Minh Anh - Chủ động tìm kiếm cơ hội, chủ động thành công

Nguyễn Trịnh Minh Anh - Chủ động tìm kiếm cơ hội, chủ động thành công

SVVN - Minh Anh - một cô gái cá tính, tài năng và vô cùng “đa nhiệm”. Tuy chỉ mới 22 tuổi nhưng Minh Anh đã khiến cho nhiều người cảm thấy nể phục bởi sự nhanh nhạy và không ngại khám phá để đem đến những cú đột phá của bản thân. Cùng lắng nghe câu chuyện đầy thú vị của một cô nàng tuổi đôi mươi nhưng dám làm, dám nghĩ để thực hiện đam mê của mình nhé.