Tác giả, nhà báo Nguyễn Tuấn Anh đang công tác tại báo Tiền Phong, là nhà sáng lập CLAZO – thương hiệu viết sách cho người nổi tiếng. Anh đã trực tiếp chấp bút cho nhiều nhân vật nổi tiếng như tiến sĩ Lê Thẩm Dương, tiến sĩ Alok Bharadwaj. Ảnh: Dương Triều. |
Người làm sách best-seller cho người nổi tiếng
Thưa tác giả, nhà báo Nguyễn Tuấn Anh, nhờ sự phát triển của truyền thông, mạng xã hội rồi công nghệ, nhiều bạn trẻ bây giờ, từ đủ các ngành nghề, kể cả không phải người nổi tiếng cũng đã sớm có ý thức về thương hiệu cá nhân. Còn với thế hệ đi trước như anh thì sao, anh đã suy nghĩ về thương hiệu cá nhân từ bao giờ?
Tác giả, nhà báo Nguyễn Tuấn Anh: Trước khi trả lời câu hỏi của bạn, tôi nghĩ chúng ta nên đưa ra một định nghĩa về thương hiệu cá nhân (nhân hiệu). Hiện có nhiều định nghĩa về thương hiệu cá nhân, cá nhân tôi thích một định nghĩa đơn giản thế này: Thương hiệu cá nhân là những gì người khác nói về bạn, nhắc đến bạn khi không có mặt bạn ở đó.
Tôi thuộc thế hệ 7X. Thời chúng tôi ít người ý thức được tầm quan trọng của thương hiệu cá nhân. Tôi mới thực sự suy nghĩ về thương hiệu cá nhân từ khoảng 6-7 năm gần đây thôi.
Ai là người truyền cảm hứng cho anh về việc xây dựng thương hiệu cá nhân, hoặc điều gì đã thôi thúc anh làm điều này?
Tác giả, nhà báo Nguyễn Tuấn Anh: Nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ xây dựng thương hiệu cá nhân của chúng tôi và cá nhân tôi nhận thấy sau khi xây dựng thương hiệu cá nhân thành công khách hàng của chúng tôi đã có nhiều thay đổi tích cực đến mức kinh ngạc. Đây là lý do mà khoảng 3 năm gần đây tôi cũng bắt đầu ý thức đến việc xây dựng thương hiệu cá nhân của riêng mình.
Để xây dựng được thương hiệu cá nhân thành công thì điều đầu tiên chúng ta phải làm là định vị được mình, biết rõ mình mạnh gì, mình yếu gì. Xây dựng thương hiệu cá nhân bền vững là luôn phải dựa vào những giá trị mình có và mình mạnh nhất, chứ không phải là tạo ra một hình tượng hợp xu thế nhưng lại không phải là con người thật của chính mình.
Với kinh nghiệm trong mảng báo chí và truyền thông, chắc hẳn là anh có rất nhiều lợi thế trong việc gây dựng hình ảnh của mình. Vậy còn những khó khăn mà anh phải đối mặt là gì?
Tác giả, nhà báo Nguyễn Tuấn Anh: Để xây dựng được thương hiệu cá nhân thành công thì điều đầu tiên chúng ta phải làm là định vị được mình, biết rõ mình mạnh gì, mình yếu gì. Xây dựng thương hiệu cá nhân bền vững là luôn phải dựa vào những giá trị mình có và mình mạnh nhất, chứ không phải là tạo ra một hình tượng hợp xu thế nhưng lại không phải là con người thật của chính mình. Chúng ta phải thực sự có giá trị thì mới tạo nên được thương hiệu cá nhân tốt, chứ báo chí truyền thông chỉ là công cụ thôi. Tôi thừa nhận là đang nắm trong tay một số lợi thế về mặt công cụ, nhưng về bản thân mình thì tôi tự thấy mình cũng đang còn thiếu nhiều thứ cần phải bổ sung, hoàn thiện thêm.
Làm thế nào để anh định vị được hình ảnh của bản thân và tìm ra con đường mình hướng tới?
Tác giả, nhà báo Nguyễn Tuấn Anh: Để định vị được bản thân thì có nhiều phương pháp, ví dụ theo nhóm tính cách thì tôi thuộc nhóm hướng nội, tôi thích hợp với công việc viết hơn là nói. Thực tế công việc trong nhiều năm qua cũng cho thấy tôi phù hợp hơn với công việc đứng sau hỗ trợ, tư vấn.
Tôi muốn mọi người khi nhắc đến tôi thì nghĩ ngay đến một người chuyên làm sách best-seller cho người nổi tiếng, chỉ đơn giản thế thôi. (Cười)
Nếu mọi người thích cụ thể hơn nữa thì sẽ biết tôi là người chấp bút sách best-seller cho những chuyên gia nổi tiếng trong và ngoài nước như TS Lê Thẩm Dương (chuyên gia kinh tế, diễn giả hàng đầu Việt Nam), TS Alok Bharadwaj (chuyên gia marketing hàng đầu châu Á)...
Hình ảnh của tác giả, nhà báo Tuấn Anh gắn liền nhân vật nổi tiếng mà anh đã chấp bút sách: TS Lê Thẩm Dương (diễn giả hàng đầu Việt Nam) Ảnh: Dương Triều. |
Ảnh: Dương Triều. |
Tác giả, nhà báo Tuấn Anh với TS Alok Bharadwaj (chuyên gia marketing hàng đầu châu Á). Ảnh: Dương Triều. |
Nếu mọi người quan tâm hơn nữa thì sẽ biết tôi là một nhà báo có 20 năm kinh nghiệm, được đào tạo bài bản về báo chí truyền thông, xuất bản, marketing, nhân sự, quan hệ quốc tế ...
Hoặc nếu quan tâm hơn hơn nữa thì biết tôi là người đã có gần 20 năm làm việc tại báo Sinh Viên Việt Nam – Hoa Học Trò, đã từng phụ trách các dự án truyền thông quy mô lớn giữa báo Sinh Viên Việt Nam – Hoa Học Trò với các đối tác uy tín như Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), Liên minh châu Âu (EU), Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ-ASEAN (US-ABC)...
Nhưng thường mọi người chỉ nhắc đến tôi là người làm sách best-seller cho người nổi tiếng thôi.
Tôi muốn mọi người khi nhắc đến tôi thì nghĩ ngay đến một người chuyên làm sách best-seller cho người nổi tiếng, chỉ đơn giản thế thôi.
Cuộc sống và công việc tốt hơn khi có thương hiệu cá nhân
Việc gây dựng được thương hiệu cá nhân đã giúp ích cho cuộc sống và công việc của anh như thế nào?
Tác giả, nhà báo Nguyễn Tuấn Anh: Sau khi bắt đầu chú ý đến việc xây dựng thương hiệu cá nhân, tôi nhận thấy cuộc sống và công việc của mình tốt hơn trước đây rất nhiều. Tôi thích nhất là có nhiều mối quan hệ rất thú vị mà nếu như không có thương hiệu cá nhân như bây giờ thì chắc chắn tôi sẽ chẳng bao giờ có được.
Khi tên tuổi của mình đã có được chỗ đứng nhất định, anh có gặp áp lực về việc phải thường xuyên làm mới bản thân, thay đổi, trang bị thêm kiến thức để phù hợp với sự biến thiên của xã hội không? Anh đã đối mặt và vượt qua thế nào?
Tác giả, nhà báo Nguyễn Tuấn Anh: Cảm hứng để tôi viết cuốn sách “Trường học hay Trường đời” năm 2019 là tôi ý thức được rằng việc học của mỗi chúng ta là không có điểm dừng, điểm nghĩ. Dừng lại là bị tụt hậu ngay. 10% kiến thức chúng ta có được là đến từ trường lớp chính quy (từ lớp 1 đến đại học, thạc sĩ, tiến sĩ), 20% kiến thức đến từ những người thân, còn 70% đến từ các dự án, công việc vụ thể.
Với tôi, mỗi một dự án sách được làm cùng tác giả là một lần mình có cơ hội được học thêm được nhiều kiến thức thú vị. Ví dụ để hỗ trợ tiến sĩ Alok Bharadwaj (Nguyên Chủ tịch Hiệp hội Giám đốc Marketing châu Á) xuất bản 2 cuốn sách về nhân sự và marketing, tôi đã phải theo học ông trong 2 năm, sau đó khi làm sách thì tôi lại như được học thêm một lần nữa. Tôi thích thú với công việc và cách trang bị thêm kiến thức tự nhiên như vậy.
Vậy làm thế nào để xây dựng được thương hiệu cá nhân cho mình, nên bắt đầu từ đâu, các bước như thế nào, thưa anh?
Tác giả, nhà báo Nguyễn Tuấn Anh: Tôi quan niệm rằng không ai có thể giỏi tất cả mọi thứ, nhưng chắn chắn sẽ phải giỏi nhất một thứ. Trong marketing có một khái niệm là USP (Unique Selling Point), được dịch sang tiếng Việt là Lợi điểm bán hàng độc nhất. USP của bạn là cái bạn có mà đối thủ không có. USP của bạn là cái bạn mạnh nhất, đối thủ không thể bằng bạn. Bạn phải tìm ra USP của mình. Sau đó bạn rèn luyện nó để đạt cực đỉnh. Tiếp đến mới là truyền thông USP của mình ra bên ngoài. Nếu bạn chưa có giá trị gì mà đã vội vã truyền thông theo kiểu thổi phồng lên thì 100% thất bại.
Anh đánh giá thế nào về tầm quan trọng của việc làm thương hiệu cá nhân trong cuộc sống và công việc của mỗi người ở thời điểm hiện tại?
Tác giả, nhà báo Nguyễn Tuấn Anh: Tôi nghĩ việc xây dựng thương hiệu cá nhân trong thời buổi hiện nay là rất quan trọng và ai cũng nên làm. Với nhiều người, xây dựng thương hiệu cá nhân là cỗ máy kiếm tiền. Với không ít người, xây dựng thương hiệu cá nhân là để đóng góp cho cộng đồng xã hội được nhiều hơn, hiệu quả hơn. Có người xây dựng thương hiệu cá nhân chỉ là để mọi người dễ dàng nhận ra mình một cách dễ dàng theo đúng ý đồ của mình...
Với những người có lo lắng rằng, ai sẽ nghe câu chuyện của mình, ai quan tâm đến việc làm của mình rồi chần chừ trong việc gây dựng thương hiệu cá nhân, anh có lời khuyên gì cho họ không?
Tác giả, nhà báo Nguyễn Tuấn Anh: Thương hiệu cá nhân và sự nổi tiếng là hai việc khác nhau. Xây dựng thương hiệu cá nhân không phải là cái gì to tát cả, mình biết mình mạnh cái gì nhất, tập luyện, rèn luyện nó, phát triển nó để sau đó đóng góp tốt hơn cho công việc hiện tại, cho cộng đồng xã hội... Khi mình có đóng góp thực sự cho cộng đồng xã hội và may mắn được đón nhận thì thương hiệu cá nhân cũng lên theo, sự nổi tiếng sau đó là điều tất yếu.