Bí ẩn sau những khuôn bánh Trung Thu cổ xưa tinh xảo nhất và tục thờ trăng bái thần

Bí ẩn sau những khuôn bánh Trung Thu cổ xưa tinh xảo nhất và tục thờ trăng bái thần
SVVN - Lại một dịp Tết Trung Thu nữa sắp qua, giờ đây, ý nghĩa của bánh Trung Thu dường như còn cao hơn rất nhiều so với hai từ “món ăn”. Để làm được bánh Trung Thu, khuôn bánh là một dụng cụ không thể thiếu. Và trên 7 loại khuôn cổ xưa được coi là tinh xảo nhất thế giới, mỗi loại hoa văn hình thái khác nhau lại ấn chứa ý nghĩa từ những câu chuyện phong tục dân gian hay thần thoại.
Hiện nay, tại phòng văn dân gian thuộc  bảo tang Thành Đô ở Trung Quốc, vẫn đang lưu giữ 7 chiếc khuôn bánh từ thời Trung Hoa Dân Quốc (1912 - 1949). Trên những chiếc khuôn bánh trung thu thời đại , các loại hoa văn hình thái khác nhau chủ yếu ấn chứa ý nghĩa từ những câu chuyện phong tục dân gian hay thần thoại. Đó cũng là cách để người ăn có thể phân biệt những hương vị khác nhau, đồng thời cũng là cách để người xưa hàm ý bày tỏ niềm hy vọng. 
Bí ẩn sau những khuôn bánh Trung Thu cổ xưa tinh xảo nhất và tục thờ trăng bái thần ảnh 5 7 chiếc khuôn bánh trung thu được trưng bày tại bảo tang Thành Đô có những kích cỡ khác nhau.
Khuôn bánh trung thu cổ xưa chủ yếu làm bằng gỗ, khắc các loại hoa văn khác nhau. Người thợ sau khi nhào bột, trộn nhân, chia đều lượng bánh rồi cho vào khuôn, ấn đều xung quanh rồi gõ lên thớt. Bánh Trung Thu ra khỏi khuôn được đưa vào nướng trong lò là có thể ăn được. Khuôn bánh Trung Thu có nguồn gốc ban đầu được cho là từ thời nhà Tống, nhưng hầu hết những chiếc khuôn được lưu truyền cho tới ngày nay là từ thời nhà Minh, Thanh và Trung Hoa Dân Quốc.

Theo các nhân viên ở đây, những chiếc khuôn này được truyền lại từ thời Trung Hoa Dân Quốc. Trên 7 chiếc khuôn này, bạn có thể nhìn thấy rõ những hoa văn được khắc phía trong, cũng là những hoa văn thường thấy hiện nay. Vì độ tiện dụng của chúng nên khuôn bánh Trung Thu sớm đã trở nên phổ biến trong giới làm thủ công. "Hầu hết các khuôn làm bánh Trung Thu cổ đại chỉ đơn giản là khoét một hoặc một số lỗ nhỏ trên khối gỗ, sau đó chạm trổ nhiều hoa văn đẹp mắt ở đáy các lỗ, sau đó cho bột đã trộn vào khuôn để tạo hình, ấn đều xung quanh cho đến khi bột được nén chặt, rồi lật ngược khuôn để lấy bánh ra. Cách làm bánh Trung Thu hiện nay chính là xuất phát từ phương thức cổ truyền này”.   

Những dòng chữ và hoa văn trên khuôn bánh trung thu có thể phản ánh những ý nghĩa văn hóa phong phú. Kỳ lân được mọi người tôn thờ như một thần thú may mắn vào thời điểm đó, và nó đã được chọn để khắc vào khuôn bánh Trung Thu từ rất lâu. Thời cổ đại, "kỳ lân tống tử" là hình ảnh đẹp được lưu truyền rộng rãi trong dân gian, và đã được nhiều thế hệ người dân khắc trên khuôn bánh Trung Thu. Ngoài kỳ lân, các hoa văn trang trí trên bánh Trung Thu như "thỏ ngọc trên cung trăng", "Ngô Cương phạt quế" hay "Thường Nga bôn nguyệt”… cũng đều bắt nguồn từ văn hóa dân gian cổ đại.

Những khuôn bánh Trung Thu truyền thống này có hoa văn trang trí phong phú và chi tiết, thể hiện rõ nét các nhân vật, phong cảnh, hoa lá, chim muông, động vật và các hoa văn khác trong một không gian cực kỳ hạn chế. Các hoa văn được trau chuốt và khéo léo, thiết kế tài tình.

Những chiếc bánh Trung Thu hình trăng tròn được làm ra từ khuôn, giống như một biểu tượng văn hóa cụ thể, giống như trăng ngày rằm, nó tượng trưng cho sự đoàn viên, đoàn tụ, hạnh phúc gia đình. Và những khuôn bánh hình con thỏ, hình trái đào, hay các khuôn bánh có họa tiết song ngư, bông sen, hoa rối … cũng thể hiện ước vọng thịnh vượng, tốt lành và hòa bình, đoàn tụ của con người từ xưa đến nay.

Khuôn bánh lớn hay nhỏ đều được chế tác một cách tinh tế. Khuôn bánh Trung Thu lớn nhất có thể làm được khoảng 5 ki-lô-gam bánh Trung Thu. Truyền thuyết kể rằng khi Đường Cao Tổ Lý Uyên và các quan của ông tổ chức Tết Trung Thu, ông đã nói “chiếc bánh hình tròn nhìn rất hợp với trăng tròn”, điều này khiến phong tục ăn “Hubing” (ý chỉ bánh của người Hồ - tộc người Hung Nô ở phía bắc) lan rộng trong Tết Trung Thu. Trung Thu một năm nọ, Đường Thái Tông cảm thấy từ “hồ bính” (bánh của người Hồ) không được nhã cho lắm, Dương Quý Phi bên cạnh vừa lúc ngẩng đầu thấy mặt trăng tròn vành vạnh, liền thuận miêng gọi “nguyệt bính”, nghĩa là bánh mặt trăng, cũng là bánh Trung Thu bây giờ.  

Khác với các loại khuôn bánh Trung Thu hiện nay trên thị trường, khuôn bánh Trung Thu dành cho người lớn tuổi có kích thước và hình dáng khác nhau. Khuôn có hình dạng khác nhau rất tinh tế, và khuôn có kích thước khác nhau có công dụng khác nhau. Bánh Trung Thu chỉ có hai hình dạng cơ bản là hình vuông và hình tròn, từ xưa người ta quan niệm trời tròn nên những chiếc khuôn bánh Trung Thu được làm thành hình vuông và tròn để tỏ lòng thành kính với thiên hạ. Nhưng một số loại bánh Trung Thu có hình dáng lạ không phải là hiếm như bánh Trung Thu hình con cá, bánh Trung Thu hình quả đào, bánh Trung Thu hình hoa mai….

Khuôn bánh Trung Thu lớn hơn có thể làm được khoảng 5 kg bánh Trung Thu. Việc tùy chỉnh khuôn to như vậy trong những năm đầu thực ra là một kiểu “khoe của”. Trong dịp Tết Trung Thu, một chiếc bánh Trung Thu to ngoại cỡ được làm ra và cả gia đình ngồi quay quần quanh bàn thưởng thức sẽ làm nổi bật cảm giác đoàn tụ. Ngày nay, những chiếc bánh Trung Thu khổng lồ này được dùng nhiều hơn để làm thương hiệu của các cửa hàng bánh ngọt và được đặt trong tủ. Hầu hết các khuôn bánh Trung Thu có kích thước vừa phải được sản xuất để làm bánh Trung Thu đại trà, thường có khối lượng nhẹ hơn, thuận tiện cho người thợ đánh khuôn, chất liệu không quá phức tạp, hoa văn của khuôn bánh tương đối đơn giản.

Bí ẩn sau những khuôn bánh Trung Thu cổ xưa tinh xảo nhất và tục thờ trăng bái thần ảnh 6 Khuôn bánh Trung Thu cổ đại kích thước bằng đồng xu.

Ngoài ra, các khuôn nhỏ hơn chỉ có kích thước bằng đồng xu 1 nhân dân tệ trong mỗi lòng khuôn, khuôn này được gọi là "khuôn bánh thông minh" và đôi khi được sử dụng để làm bánh đậu và nhiều loại bánh cùng món ăn khác. Những chiếc bánh nhỏ này thường được dùng khi người phụ nữ đi lấy chồng, gia đình cho bột vào khuôn để làm ra nhiều loại mì cầu may, nướng rồi cho vào túi như một món ăn vặt cho người thân và bạn bè. Người Thiên Tân xưa cũng dùng khuôn này làm bánh trong ngày lễ Thất tịch, sau đó dung một sợi dây đỏ sâu vào đeo quanh cổ trẻ con để cầu an.    

Theo New QQ
MỚI - NÓNG
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
SVVN - Bộ GD - ĐT đã có thông tin chính thức về việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT cho thí sinh chưa đỗ kỳ thi năm 2024. Theo đó, từ năm 2025, những học sinh chưa đỗ Kỳ thi Tốt nghiệp năm 2024 và những năm trước đó sẽ được tổ chức thi tốt nghiệp đúng nội dung chương trình giáo dục phổ thông đã được học, theo tinh thần đảm bảo đầy đủ quyền lợi của học sinh.

Có thể bạn quan tâm